Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Người TAM KỲ


Đăng ngày: 04:15 17-01-2012
Thư mục: Tổng hợp
"Thị xã Tôi năm tháng xốn xang
Nhỏ như thể bàn tay em nhỏ
Nhỏ như thể bờ môi em nhỏ
Nỗi đợi chờ giông bão ghé môi hôn
Thị xã một con đường, thị xã một dòng sông
Có tiếng chuông ngân giữa hai đầu phố thị
Tiếng chuông nào từ nơi em ở
Bỗng vọng về rớt xuống giữa..."...
                               Nguyễn Lương Vị
(Nguyên TP VHTT Q. Phú Nhuận, người Tam An)

Người Tam Kỳ chắc chắn là người Việt, nên không thể không tránh khỏi những thói hư tật xấu của Người Việt. Nhưng nếu nói về một đặc trưng tính cách ở người Tam Kỳ thì đó là không rõ ràng và không đặc trưng. Có 2 lý do để khẳng định và tìm kiếm điều này. Đó là [1] Vị trí vai trò (Thị xã) của Tam Kỳ trong tỉnh lỵ Quảng Nam và [2] Địa lý phong thuỷ của Tam Kỳ. Nhìn nhận và phân tích từ 2 lý do trên để dần lộ diện ra một tính cách của con người Tam Kỳ.

 1. Con người Tam Kỳ không có đặc trưng rõ nét như con người Điện Bàn, Hội An để có thể gọi chính danh là người Quảng Nam. Chỉ có thể gọi là người sống trên đất Quảng Nam. Nét văn hoá làng xã không có mà tính cách thị dân cũng không ra.
2. Đất Tam Kỳ nay đã gạt bỏ những vùng có thể sản sinh nhân kiệt ra khỏi mình như cánh đồng Tam Xuân, cánh đồng Tam An, vùng bán sơn địa Tiên Phước nên Tam Kỳ cơ bản không có và không thể có người tài.
3. Đất Tam Kỳ là đất tán, trên thì ngã ba đường, dưới thì ngã ba sông. Đất này gọi là đất quần ngư tranh thực. Không có cá địa phương, mà chỉ có cá đi ngang qua (cá lạ, cá dữ) giành mồi, quậy đục nước xong rồi bỏ đi. Nước lắng xong lại chờ đợt cá tiếp. Nên người địa phương thì khó phát triển, còn người nơi khác về thì hỗn tạp, không cố định cư nên càng làm cho con người Tam Kỳ không có nét rõ khác biệt. Người nào có tí tiền (?!) thì ngay lập tức nghĩ đến việc ra ĐN hoặc vào SG mua nhà cho con cái. Dẫu biết cuộc sống không ai trách những điều hướng về một cái gì đó tốt hơn,  nhưng nhiều những cái nhìn như thế nó làm cho cái văn hoá của một vùng đất mất đi.
4. 3 Cái đồi định danh nên Tam Kỳ cũng bị người nơi khác về san mất một cái. Ai lo cho vùng đất này?  Mãi mãi nó vẫn là một đô thị hạng 2 với những công dân hạng 2 ? (!). Còn cái gì gọi là ký ức cho những mảnh đời đang phiêu bạt tha hương. Một cái Trường Trần Cao Vân mới có 40-50 tuổi cũng bị bứng mất. Một cái Tỉnh đường Quảng Tín cũng đã thay đổi với bộ mặt của chú hề đội mũ kêpi. Một cái chùa mà người cũ đã không còn.

(Mấy đứa nhỏ đi chụp hình Trụ sở bị bảo vệ đuổi không cho chụp, cáo lỗi, load lại sau)
5. Tam Kỳ chỉ còn là một quán nước ven đường Quốc lộ. Và với đặc tính của một quán nước. Tính cách còn sót lại là sự hiếu khách. Hy vọng là một quán nước với trà nóng miễn phí trưa hè và cho cả những ngày đông lạnh giá rét mướt để sưởi ấm lòng người Ba Kỳ lục - thập - tứ - tỉnh qua lại. Làm một chỗ dựa niềm tin trong một xã hội mất niềm tin như hiện nay, hơn là trở thành một quán bia để cho cái sự hiếu khách đó không là xởi lởi kinh doanh (Cơm Gà có ra chi, Mì Quảng có ra chi).
6. Hy vọng những người ở đâu đó đến định cư tại đây, nơi mà con cháu họ sinh ra tại đây hoặc nơi mà mà họ có thể chôn thân … cũng đau đáu như thế để xây dựng vùng đất này.  Hy vọng Tam Kỳ còn ở đâu đó một chút phúc đức thật lớn để người Tam Kỳ có thể trở thành ông thật to - bà thật lớn và có thể đau đáu nỗi đau quê hương để không phải vì cục bộ địa phương mà vì xây dựng văn hoá cho một vùng đất, trở thành một thương hiệu toàn cầu.
     ĐIÊN ĐỜI
         Hồn anh đau như nằm trong nanh sấu,
         Lốc quay cuồng đập vào đáy vực sâu.
         Cơn gào thét trào dâng như bão dậy,
         Xé điên cuồng tơi tả những thần kinh.

            Ta quỳ xuống, gối đầu lên đất nện,
          Lởm chởm gai và đá sỏi hoang vu.
          Ta bật khóc vì thấy mình giá lạnh,
          Lẻ đơn độc giữa thú đời rất thơ.

                                        Trúc Sơn thành Tiếu 2005






Bài liên quan:
[1] http://www.haigiaquangnam.com/index.php?language=vi&nv=news&op=print/Hoc-khong-bao-gio-het/Luoc-su-qua-trinh-hinh-thanh-vung-dat-Tam-Ky-tu-1402-11











BÀI CŨ CỦA THÍCH NHẤT HUY, AI KHÔNG ĐỌC THÌ ĐỪNG BẤM VÔ:










Một











 









































Tại sao KTS Hoàng Sừ không được vào BCH TW Hội KTS...



Bài mới hơn:


  1. dong phuong

    dong phuong

    19:48 18-01-2012
    Ai viết cái bài về Tam Kỳ và người Tam Kỳ vớ vẩn đến thế? Cái đoạn này: " Con người Tam Kỳ không có đặc trưng rõ nét như con người Điện Bàn, Hội An để có thể gọi chính danh là người Quảng Nam. Chỉ có thể gọi là người sống trên đất Quảng Nam. Nét văn hoá làng xã không có mà tính cách thị dân cũng không ra. Đất Tam Kỳ nay đã gạt bỏ những vùng có thể sản sinh nhân kiệt ra khỏi mình như cánh đồng Tam Xuân, cánh đồng Tam An, vùng bán sơn địa Tiên Phước nên Tam Kỳ cơ bản không có và không thể có người tài." Chắc người viết bài này có thù gì với mảnh đất Tam Kỳ nên mới viết ra mấy dòng hắc ám này? Con mắt hắc ám thì nhìn gì cũng đen tối cả vậy thôi!!!
  2. Trúc Sơn Thành Tiếu Thích Nhất Huy
    1. Khen cho con mắt tinh đời. Bạn hiểu đúng lắm. Là đại thù. Thù Nhất cái mảnh đất đã nuốt chửng nhau rốn của hắn ta. Thù Nhị những "người ở Tam Kỳ" đã hủy hoại vùng đất thiêng liêng trong tâm tưởng của hắn.
    2. PGS.TS KTS Nguyễn Quốc Thông, TBT Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng, PCT Hội KTSVN bảo: Tau ghi nhận xét Luận văn của mày: Sao lại có cái thằng nó yêu Tam Kỳ lạ lùng đến thế. Nhưng lúc đó tau say nên tau phải ghi lại bản đánh giá khác. Tau vò nó còn bỏ trong vali đấy.
    3. Luận văn đánh thêm 2 cuốn, chuyển cho Bí thư Tam Kỳ 1 và Bí thư Tỉnh ủy 1. Bí thư Tỉnh lật lật đúng 7 cái. “Cái này là học thuật mày phải tung ra cho giới chuyên môn đánh giá xem thế nào”. Rồi ngước mặt trầm ngâm: “Tau đang muốn có một nghiên cứu về phong thủy cho Tam Kỳ. Mày có làm được không tau đặt hàng cho mày làm.” Ông này đánh bài lãng, vậy thôi, sau này không qua lại nữa.
    4. Anh bạn cho cuốn Văn nghệ Tam Kỳ 1/2012. Nguyễn Tam Mỹ viết bài về công cuộc thành phố hóa Tam Kỳ, thật tởm. Và hàng trăm (không tới) thành phố như Tam Kỳ nở rộ như cơn mưa, cũng như nhà máy đường, trường đại học Tỉnh. Cũng lạ sao ông không dùng từ Đô trưởng mà gọi là “Thị trưởng”, vậy thì Thị xã và Thành phố thuộc tỉnh. Cái Thị ấy là Thị thành, thị dân rồi đấy. Vậy thì cái rắn thêm chân từ cái tiêu chí đô thị vớ vẫn mà ra lại quy vào lỗi cơ chế.
  3. Tuong Vy

    Tuong Vy

    22:03 17-01-2012
  4. Trúc Sơn Thành Tiếu Thích Nhất Huy
    Rất cảm ơn chịbạn đã ghé thăm và để lại quà. Nhưng hạnh phúc bình yên đến và vinh hoa phú quý thì xin gửi ở đây để mọi người cùng nhìn ngắm và suy gẫm. He he.
  5. VP

    VP

    09:59 17-01-2012
  6. Nguyen Phu Ninh

    Nguyen Phu Ninh

    09:47 17-01-2012
    Người Tam Kỳ đau đáu cho quê hương là thế. Em có muốn đau như anh cũng chẳng được vì là người của huyện nông thôn mới Phú Ninh rồi!
  7. Trúc Sơn Thành Tiếu Thích Nhất Huy
    Luận văn Cao học mình đề nghị nhập Quảng Nam Quảng Ngãi Đà Nẵng làm 1 tỉnh. Riêng về chính quyền cấp Huyện thì thì nên bỏ, nâng cấp, tăng cường năng lực cho xã, thôn và cấp Sở.

1 nhận xét:

  1. Không biết tác giả bài viết này có phải người Tam Kỳ không nhỉ? Riêng tôi, tôi thấy tác giả viết rất đúng.
    Đất Tam Kỳ nhỏ hẹp, không có những cánh đồng trù phú để làm nông nghiệp lớn. Sông phù sa ít, chỉ đánh cá nhỏ lẻ ăn uống hằng ngày, tự cung tự cấp. Một thành phố trên đường thiên lý bắc nam, nhưng du khách đi qua không giữ lại một ấn tượng gì.
    Đất cũng không thể xây nên một khu công nghiệp nào ra hồn. Cảng biển thì xa, nhà ga hàng không và tàu lửa đều nhỏ lẻ. Nó nằm lọt thỏm giữa 2 đầu Dung Quất Đà Nẵng, như một quán nước giải khát ven đường.
    Người tài Tam Kỳ đã đi hết. Bạn tôi, cả tôi, những người từng đạt giải tỉnh, quốc gia, đã không ai về lại Tam Kỳ, để những người làng nhàng lên làm lãnh đạo, hoặc từ các nơi khác kéo về. Chất xám chảy đi, bạc màu chảy lại. Những giá trị văn hóa không thể nào sinh sôi được.

    Trả lờiXóa