a) Hiện tượng quân xanh
trên 40 tỉnh thành (2-3 người cùng cơ quan trong 1 đơn vị bầu cử và các ứng
viên đó đa phần là không có đối trọng cân bằng nhau, thường ở tư thế là một sếp
1 lính hoặc 1 sếp 2 lính)
Chon nửa nào, đều cũng là dứa dại
b) Quân lót đường (người
có tầm ảnh hưởng kém hơn lại bố trí ứng cử khác địa bàn nơi họ sinh sống và làm
việc, sơ bộ đếm được có 24 trường hợp). Các ứng cử viên kém thế hơn các ứng cử
viên khác trong một đơn vị bầu cử, khi họ thường là nhân viên, nông dân, không
có tầm ảnh hưởng về chức vụ vượt qua xã, huyện của mình thì lại được đưa ra ứng
cử ở đơn vị bầu cử khác với huyện mình đang sinh sống, làm việc (?). Ngụy biện luận
lý giải rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân, chứ không chỉ ở một nơi
mình sống hay làm việc, nhưng khả năng cạnh tranh của những người ứng cử này là bằng 0, như vậy
họ mặc nhiên được xem như quân xanh, ứng viên lót đường.
c)
Cho mượn quân xanh (Số người trong khối giáo dục, khối y tế chiếm số đông trong
danh sách bầu cử, nhưng trong tư thế kém hơn các đối thủ khác, có trường hợp bệnh viện đều cung cấp 2 bác sỹ để ứng cử, hoặc
đơn vị cử 2-3 người ứng cử nhưng lại chia ra các đơn vị bầu cử khác nhau)
Mức độ hiếp pháp “khủng”
nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử
4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy
3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa
rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội
Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu,
hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi
đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc
Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa
trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã
cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo
chọn chỗ để ẩn nấp.