Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đám ma Ngoại truyện

1. 
       Câu hỏi tại sao ông mất ngày 3/10 mà đến tận ngày 12, 13/10 mới truy điệu? Cái này về mặt văn hóa phong tục tập quán là đã sai rồi. Người chết đó, xác Cụ vô thùng lạnh ở Nhà tang lễ, ở nhà chẳng lo gì, đến 5h AM ngày 12/10 mới lôi thùng ra liệm, trong khi con dân cứ ăn chơi nhảy múa đến 10 ngày sau mới mặc đồ tang đi viếng. Cái này theo facebook/huynhquochoi thì văn hóa có lẽ ngày một suy đồi.
   - Có thể lý do 1: quốc tang mà, cần có thời gian chuẩn bị chu đáo (?!). Có Ban tang lễ quốc gia làm gì chứ, hay như là lính PCCC, chữa cháy là để cháy hết, chỉ chống cháy lan.
   - Có thể lý do 2: đợi bạn bè quốc tế thăm viếng. Mà thực ra chả có ai viếng. Chỉ có Đảng và Nhà Nước Lào, Đại biểu Đảng Nhân dân Campuchia, và một ông nào đó ở Algieri [1]
   - Có thể lý do 3: cấn Hội nghị TW 8 từ 30/9 - 9/10. Lý do này là hấp dẫn nhất. Mà Hội nghị này cũng vô cùng tẻ nhạt theo bình luận của BBC [2]

2. 
        Tại sao để tang không hết ngày mà lại quy định từ 12h ngày 11 đến 12h ngày 13/10. (Hic, sao giống như trả phòng Khách sạn trước 12 h trưa).  

TRONG KHI HẠ HUYỆT LÚC 16 H. THÌ đến 12h ngày 13/10 thì loa phường thông báo dẹp cờ rũ để đón Thủ tướng Trung Quốc.
                                Nguồn từ TXT Vàng Anh ttxva.org
Cái này thì không phải là văn hóa suy đồi, mà có lẽ không biết phải gọi bằng từ gì??? MẤY THẰNG ĐỂU CÁNG. Nhà anh có tang, khách đến chơi, phải biết lễ và anh cũng phải thủ lễ cho quốc tang của mình. Ôi, các đồng chí??? Những người đã đổ máu xương nằm xuống không mong muốn vì một Tổ Quốc đang như thế này! THẬT LÀ HỖN LÁO VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

3.  Đọc điếu - văn
     Ông Trọng đọc Tổng kết TW 8 và đọc điếu văn có 1 cụm từ chung: "kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin". Đọc điếu văn thì nhạt, đọc điếu văn mà không lấy được giọt nước mắt nào từ người nghe thì quả thật, không đáng gọi là điếu - văn. Cơ mà hôm Tổng kết Hội nghị TW 6, ông còn khóc (vì Bộ Chính Trị đề xuất kỷ luật, đưa 175 ủy viên bỏ phiếu nhưng thống nhất không kỷ luật, không bắt được sâu) hôm nay đọc điếu văn chả khóc tẹo nào, lại gọi ông Đại tướng, hơn mình đến 34 tuổi, là anh Văn, thì khiên cưỡng và có vẻ vô lễ quá. Phải chi hồi trước ông làm giao liên cho Bác Giáp thì còn được. 


4. Điếu - VĂN[3]
     Ông Trọng gọi đại tướng (5 sao) là vị tướng của nhân dân, là học trò của Hồ Chí Minh, học sinh -.. - tiếp thu -... - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

"...dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch..."
"... năm 1954, Đồng chí được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ..."

"...Đồng chí đã tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược..."

"...Quá trình tham gia lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh cách mạng, cùng với Trung ương Đảng, Bác Hồ, Đồng chí có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự..."

"...Trong nhiều năm được sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác giáo dục, rèn luyện, Đồng chí đã luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng..."

"...Bản thân Đồng chí không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, thực hành nói và làm theo tư tưởng, tấm gương của Bác,..."

"...Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của Đồng chí in đậm trong lòng dân, là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc..."
"...Thưa đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thưa Anh Văn kính mến!...Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây để bày tỏ lòng thương tiếc và tình cảm sâu sắc, tiễn đưa Anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu, tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cách mạng đi trước, trong đó có Anh, đã trọn đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

       Ông Trọng đã không gọi ông là anh hùng của dân tộc. Đại tướng 5 sao, mà là vị tướng của nhân dân, nghe trìu mến thân thương có vẻ đi vào lòng người, nhưng gọi thế là xuống cấp. Đọc điếu văn, toàn chỉ thấy sự tài tình của Đảng và người thầy HCM, chả thấy cái gọi là tài năng cá nhân chỗ nào. Điếu thế mà gọi là điếu VĂN? Cho nên muốn cách mạng nền giáo dục, phải xóa điều 4 Hiến pháp là như thế. Ông Trọng tuy bảo là lú, nhưng cũng thật thâm. Điếu Văn (điếu anh Văn của ông) không công nhận tài năng cá nhân, mà xem là công lao của tập thể TW Đảng và sự dạy dỗ của Bác Hồ. Do vậy, con ranh đừng có lôi chuyện Boxit, thủy điện, hạt nhân ... ra mà bảo rằng sao không nghe lời tướng Giáp.

5. 
       Theo Vnexpress.net, NỔ PHÁO HOA tại Xí nghiệp 4, Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng (thế lực thù địch?) ngày 12/10 làm chết tại chỗ 23 người, bị thương nặng 98 người [4] , mà không gọi là quốc tang, cũng không nhắc đến 1 câu nhân điếu văn ngày 13/10 thì âu cũng là vô cảm với đồng loại. Chết, ai cũng bình đẳng, là một mạng người. Nhân đây cũng thắc mắc, đại tướng, Tổng Tư lệnh quân đội mất, mà không có cảnh dàn lính bồng súng lúc hạ huyệt, đại bác hoặc 12 - 100 phát súng tiễn đưa, không có mùi thuốc súng...

6. 
       Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có phải là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam hay không? Cái này mình nghĩ chắc là nhận vơ. Bởi vì tên của nó không phải. Này nhé: ĐỘI ? ĐỘI , không phải Đoàn, không phải lực lượng, rồi TUYÊN TRUYỀN, tuyên truyền thì chắc là binh vận, tuyên giáo. Vả lại khi thành lập thì cũng không có khí tài, đạn dược (Vũ khí ban đầu có 2 súng ngắn 10 viên, 17 súng trường, 14 súng kíp.) ... Trong khi đó, tháng 1/1941 Phùng Chí Kiên đã được cử trực tiếp [10] làm tổng chỉ huy  Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập  chỉ huy trưởng Đội CỨU QUỐC QUÂN 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.

Mời xem facebook/anhoang.trungtuong, đọc không đối chứng [5]

7. 
     Báo Lao Động [6] nhét chữ vào miệng Đại tá Nguyễn Văn Huyên, 83 tuổi, nguyên thứ ký tướng Giáp là ông có bao giờ làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch?

Nhưng trong văn bản pháp luật còn lưu Quyết định do ông Đồng ký, và có cả một số bài vè dân gian về chuyện này. [7]

8. 
      Xem trực tiếp lễ hạ huyệt và đắp mộ. Thấy công tác chuẩn bị thật kém cỏi. Lễ Hạ huyệt mất đúng 15 phút, để đưa quan tài từ trên huyệt xuống huyệt. Đám lính tiêu binh, tay nào cũng cao 1,85m là lính nghĩa vụ, có biết hạ huyệt lúc nào đâu mà làm. Sao không thay đội âm công của Quân khu 4. Nhìn thấy chúng cứ chổng phao câu vào các bác Sang Doan Rứa thật (!). Rồi cái màn thúng đất lấp huyệt của tiểu đội địa phương nữa, thật thảm, xuống đất cho mộ chừng 2 khối đất mất đúng 30p. Đất lấy ở đâu, cuốc xẻng (truyền hình trực tiếp) lấy từ gốc cây cách đó 20m, đào từng xẻng (đất gò mà), chuyển từng thúng con... Hic. Đề nghị cuộc thi robocon năm nay đổi đề tài, làm thế nào gắp chuyển quan tài hạ huyệt nhanh nhất trong vòng 2 phút. Và đề nghị Bộ trưởng/ Đại tướng Phùng Thanh kỷ luật Tỉnh đội Quảng Bình và Quân khu 4 vì tội chuyển đất bằng thúng, đào đất bằng xẻng, trực tiếp trên truyền hình quốc gia, thể hiện sự chuẩn bị thiếu chu đáo cho việc lấp mộ quốc tang cũng như làm tổn hao điện truyền hình của triệu tivi lẫn mồ hôi của Chủ tịch Sang, Đại tướng Thanh đứng gần 1 tiếng dưới cái oi hầm - mưa dông của Quảng Bình. Thật chẳng ra cái thể thống nào. Xem tivi đúng 1 tiếng, chỉ thấy được 2 việc. Cũng may là mình kết hợp giữ con, chứ không thể nào cũng bị vợ mắng vì ngu.

9.
     Có kẻ (Sử học Lê Văn Lan) phong ông là Thánh Tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là Dũng Tướng, Trí Tướng, Nhân Tướng rồi, nhưng giờ đây rất may, chúng ta đang được chứng kiến một hiện thực - sự chuyển hóa, hóa thân từ vị trí cao trong hàng danh tướng, Đại tướng đang dần trở thành Thánh Tướng [8]. Lại có kẻ lại dẫn lời bốc thơm: Ông ấy sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự vĩ đại suốt 2.000 năm qua. Ông ngang tầm với Alexander đại đế. Ông ấy vượt trội hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng của chúng ta (ý nói tướng Mỹ - PV) [9] Báo Tuổi trẻ xấu hổ quá, tháo bài, chỉ còn bài trên Thanh Niên

10. 
      Cũng vì xem Đội ... năm 1944 là lực lượng đầu tiên, nên hệ quả kéo theo là Tướng Giáp được gọi là anh Cả. Một vài tài liệu chứng minh họ đã phủ nhận các lực lượng trước năm 1944, do đó cũng phủ nhận một vài anh Cả khác:
10.1 Tướng Phùng Chí Kiên  (1901 - 1941)
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng Hồ Quang về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp [10]tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.
 
        Hơn 62 năm sau ngày mất, tháng 11 năm 2003, Phùng Chí Kiên được Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định phong là cán bộ quân đội cấp tướng.

      Điều này chứng minh điều gì: Tướng Kiên mất năm 1941, Đội Việt Nam ... thành lập năm 1944, Quân đội nhân dân năm 2003 phong ông làm cấp tướng cho một đội quân thành lập sau khi ông chết (Hic). 

10.2 Tướng Nguyễn Sơn (1908-1956): tên thật là Vũ Nguyên Bác

Tướng Nguyễn Sơn gọi là Lưỡng Quốc tướng quân. Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên. Cùng được phong thiếu tướng trong đợt này có 8 quân nhân khác. Khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông không hài lòng và không muốn nhận (khi có người chúc mừng, ông nói: chúc mừng cái gì, tao thừa tướng nhưng thiếu sao!). Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: “Tặng Sơn đệ” với 12 chữ Hán: “Đảm dục đại, tâm dục tế, trí dục viên, hạnh dục phương”[2](đại ý: cái gan cần phải lớn; cái tâm nên tế nhị, chín chắn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh phải đầy đủ, ngang thẳng) khiến ông chấp nhận.
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng. Ông cũng được chính phủ Trung Quốc tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất.

10.3 Tướng Nguyễn Bình (1906 - 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. 
... Năm 1936, ông được trả tự do, về Hải Phòng hoạt động cách mạng và xây dựng căn cứ riêng. Cũng trong thời gian này, ông đổi tên thành Nguyễn Bình, với ý nghĩa "Bình thiên hạ", chính thức ly khai Việt Nam Quốc dân đảng. Từ năm 1943, ảnh hưởng của Nguyễn Bình từ Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên mở rộng sang vùng Kiến An, Hải Phòng, đến An Lão, Hải An, Thủy Nguyên, tỉnh lị Kiến An và thị xã Đồ Sơn.
Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Bình thành lập chiến khu Đông Triều và đảm nhận nhiệm vụ tư lệnh. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông chỉ huy du kích đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên và cướp vũ khí ở một số huyện.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh cử vào Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang. Tháng 12 năm 1945 ông được cử làm Khu trưởng Khu 7 Nam Bộ, các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các chi đội Vệ quốc đoàn. Ông còn lập các ban Công tác thành làm nhiệm vụ phá hoại sau lưng địch. Năm 1946 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Cùng đợt có Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng.
Bức tranh u u - minh minh nhiều bí hiểm của lịch sử đương đại Việt Nam










BÀI CŨ HƠN:


>>> Tôi có tội hay là tội của Đảng Cộng Sản











 BÀI ĐỌC THÊM:


>>> “Trời” sinh Võ Nguyên Giáp để làm gì?






Chú thích:


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét