Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Quy trình đảng cử dân bầu hay trò mị dân bầu cử của đảng Lừa Việt Nam

a) Hiện tượng quân xanh trên 40 tỉnh thành (2-3 người cùng cơ quan trong 1 đơn vị bầu cử và các ứng viên đó đa phần là không có đối trọng cân bằng nhau, thường ở tư thế là một sếp 1 lính hoặc 1 sếp 2 lính)
Chon nửa nào, đều cũng là dứa dại
b) Quân lót đường (người có tầm ảnh hưởng kém hơn lại bố trí ứng cử khác địa bàn nơi họ sinh sống và làm việc, sơ bộ đếm được có 24 trường hợp). Các ứng cử viên kém thế hơn các ứng cử viên khác trong một đơn vị bầu cử, khi họ thường là nhân viên, nông dân, không có tầm ảnh hưởng về chức vụ vượt qua xã, huyện của mình thì lại được đưa ra ứng cử ở đơn vị bầu cử khác với huyện mình đang sinh sống, làm việc (?). Ngụy biện luận lý giải rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân, chứ không chỉ ở một nơi mình sống hay làm việc, nhưng khả năng cạnh tranh của những người ứng cử này là bằng 0, như vậy họ mặc nhiên được xem như quân xanh, ứng viên lót đường.
c) Cho mượn quân xanh (Số người trong khối giáo dục, khối y tế chiếm số đông trong danh sách bầu cử, nhưng trong tư thế kém hơn các đối thủ khác, có trường hợp  bệnh viện đều cung cấp 2 bác sỹ để ứng cử, hoặc đơn vị cử 2-3 người ứng cử nhưng lại chia ra các đơn vị bầu cử khác nhau)
Mức độ hiếp pháp “khủng” nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy 3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu, hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo chọn chỗ để ẩn nấp.

Đơn vị bầu cử 5 lấy 3, thì Tỉnh đoàn Hải Dương bố trí 5 người.
Xếp thứ hai là tỉnh Kon Tum, khi chỉ có 10 người ứng cử chọn 6 đại biểu thì ngành Giáo dục đã cung cấp và được Hội nghị Hiệp thương lần 3 tỉnh Kon Tum chọn đến 5 giáo viên đưa vào danh sách ứng cử. Có khi nào tỉnh Kon Tum có được may mắn khi có đến 5 giáo viên trúng cử đại biểu Quốc Hội.

Đồng xếp hạng 3 có 5 tỉnh là Kiên Giang (Giáo dục 4 người); Nghệ An (Tòa Án 4 người), Phú Thọ (Giáo viên 4 người), Quảng Ninh (Tỉnh ủy 4 người), Thanh Hóa (Giáo viên 4 người).
Và xếp giải tư là các tỉnh đưa ra 3 người cũng 1 cơ quan và các tỉnh đưa ra các ứng viên có tầm ảnh hưởng thấp sang địa bàn khác để bầu cử.

Cuối cùng, xếp giải khuyến khích là các tỉnh đưa ra 2 ứng viên trong 1 cơ quan ra bầu cử, xếp cùng 1 đơn vị hay chia 2 đơn vị bầu cử.

Riêng tại tỉnh Quảng Nam: Tỉnh ủy đưa ra 3 ứng cử viên (chia ra ở 2 đơn vị bầu cử), Viện Kiểm sát đưa ra 2 ứng viên (chia ra 2 đơn vị bầu cử), Bộ chỉ huy Quân sự đưa ra 2 ứng viên (cùng 1 đơn vị bầu cử). Như vậy chỉ 3 đơn vị đã đưa ra đến 7 ứng viên đại biểu Quốc Hội. Về nguyên tắc, tất cả ứng viên được đưa ra danh sách bầu cử đều có khả năng trúng cử, và xem như họ có đủ khả năng, năng lực làm đại biểu. Nếu tất cả những người trên đều may mắn trúng cử, thì Quảng Nam sẽ có 6-7/8 đại biểu Quốc Hội mà trong đó VKS có 2 người, Quân sự có 2 người, Tỉnh ủy có 2 người. Và một cơ cấu khép kín trong 3 đơn vị như vậy có làm được chức năng đại diện cho 1,7 triệu dân Quảng Nam bao gồm nông dân, công nhân, tiểu thương, doanh nghiệp, viên chức giáo dục, y tế, công chức, người lao động, công an, bộ đội…
Quảng Nam cử 2 bộ đội trong 1 đơn vị bầu cử
Lê Thùy Trinh là Thạc sỹ, Phó Giám đốc, nhưng đã cố tình bỏ học vị Thạc sỹ ra khỏi danh sách, để lu lu lấp lấp không cạnh tranh với UCV TƯ đùi điếc Ngô Văn Minh
Đề nghị 1: Đưa ra khỏi danh sách tất cả ứng cử viên cùng trong 1 hệ thống cơ quan, chỉ giữ lại 1 ứng cử viên cho mỗi hệ thống cơ quan.
Đề nghị 2: Đưa ra khỏi danh sách tất cả ứng cử viên có xu hướng yếu thế, lót đường (làm việc ở “tầm” xã – huyện này, lại đưa sang huyện khác ứng cử)
Đề nghị 3: Việc chấp thuận 2 đề nghị 1 và 2 sẽ làm thiếu hụt ứng cử viên bầu cử tại các đơn vị bầu cử. Do vậy đề nghị 3 sẽ là: Bổ sung vào danh sách các ứng cử viên độc lập đã vượt qua >50% tín nhiệm cử tri nơi cư trú và nơi công tác để cạnh tranh ứng cử ngang bằng với các ứng viên được đề cử.
Dân là nước, “cán bộ là người đầy tớ của nhân dân”, đầy tớ mà sử dụng trò ma mãnh mị dân để lừa ông bà chủ thì nước có thể lật thuyền. Nếu hơn một triệu người Việt Nam đồng ý tẩy chay cuộc bầu cử này bằng cách dán Thẻ cử tri lên cửa nhà không đi bầu thì thế nào? (Điều này là hợp pháp và được công nhận tại khoản 1 điều 80 Luật bầu cử số 85/2013/QH13). Hoặc ngày 22/5 sẽ không chắc có trở thành ngày hội biểu tình đúng nghĩa quan trọng của đất nước thưa bà Chủ tịch Quốc Hội và các ông bà Thường vụ Quốc Hội.
Trân trọng!                                                
Ký tên
                                                                                         HUỲNH QUỐC HỘI
PHỤ LỤC CÁC VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ CÔNG BỐ
(Xếp thứ tự theo mức độ có “vi phạm từ cao nhất trở xuống, gồm 40/63 đơn vị tỉnh thành VN)
1.     Hải Dương (trang 169/347):
-         Đơn vị bầu cử số 1 (ĐVBC 1): 4 bầu 2, Hội Phụ Nữ có 3 người
-         Đơn vị bầu cử số 2 (ĐVBC 2): 5 bầu 3, Tỉnh đoàn Hải Dương có 3 ứng cử
-         ĐVBC số 3: 4 bầu 2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy 3 người
-         ĐVBC số 4: 4 bầu 2, Đại học Hải Dương 2 người
Thật không thể tin và hiểu nổi!
2.     Hưng Yên (183):
-         ĐVBC số 1: 5 bầu 3, Tỉnh ủy 2 người
-         ĐVBC số 2: 4 bầu 2, Sở Tư pháp 2 người
-         Bệnh viên Sản nhi cử 3 người ứng cử, và ĐVBC số 3 có 2 BS
Viên chức điều dưỡng Bệnh viện Sản nhi

3.     Kiên Giang (193):
-         ĐVBC số 1: BCHQS 2 người
-         Sở Giáo dục có 4 người; trong đó ĐVBC số 1 2 người
-         Bệnh viện cử 2 BS
Kiên Giang cử 2 Bác sỹ tham gia ứng cử cùng 1 đơn vị bầu cử
4.     Kon Tum (201): số người ứng cử là 10, Giáo dục đưa ra 5 người ứng cử
5.     Lai Châu (205): Tỉnh ủy có 3 người ứng cử
6.     Lạng Sơn (209):
-         ĐVBC số 1, 5 lấy 3, Giáo dục 3 ứng viên trong đó 2 GV THPT ứng cử khác địa bàn.
-         ĐVBC số 2, 5 lấy 3, Công an tỉnh có 3 ứng viên
3 Công an Tỉnh Lạng Sơn trong 1 đơn vị bầu cử
7.     Lào Cai (213): VP Đoàn ĐBQH Tỉnh có 3 ứng viên, chia 2 Đơn vị bầu cử
8.     Long An (221): ĐVBC số 1: Trưởng phòng Giáo dục Tân An ứng cử khác địa bàn
9.     Nam Định (227):
-         ĐVBC số 1 có 3 giáo viên
-         ĐVBC số 2: VP ĐBQH-HĐND có 2 ứng cử; Phó Trạm BVTT TP Nam Định ứng cử khác địa bàn;
-         ĐVBC số 3: BCH Quân sự có 2 người, 1 đại tá và 1 thiếu tá
10.            Nghệ An (235): Tòa án đưa ra 4 ứng cử viên, tại ĐVBC số 3 có 2 người của Cục thi hành án
-         ĐVBC số 2 có 2 Bác sỹ
-         ĐVBC số 5: Trường chính trị có 2 ứng cử
11.            Ninh Bình (242): Giáo viên có 3 người ứng cử, ĐVBC số 1 có 2 người
-         ĐVBC số 2: Tòa án có 2 người
12.            Ninh Thuận (246): ĐVBC số 1: Y tế có 2 người
13.            Phú Thọ (250): Giáo viên có 4 người ứng cử, 2 GV THPT ứng cử khác địa bàn
Bệnh viện huyện Yên Lập có 2 người, chia 2 đơn vị bầu cử, đều ứng cử khác địa bàn
Bác sỹ tuyến huyện ứng cử khác địa bàn làm việc và sinh sống
14.            Quảng Ninh (261): Tỉnh ủy đưa ra 4, chia 2 ĐVBC số 1 & 3
15.            Quảng Bình (265): Trường THCS Hóa Tiến đưa ra 2 Giáo viên


16.            Quảng Nam (269): Tỉnh ủy đưa ra 3 người; VKS đưa 2 người đều chia ở 2 đơn vị bầu cử khác nhau.
-         ĐVBC số 3: BCH QS đưa ra 2 người, 1 đại tá và 1 thiếu tá
17.             Quảng Ngãi (274): 1 Giáo viên THCS ứng cử khác địa bàn.
-         ĐVBC số 2: Hội Phụ nữ 2 người
-         ĐVBC số 3: MTTQ 2 người

18.             Đà Nẵng (47/347): ĐVBC số 1: Sở Tư pháp 2 người ứng cử. 
19.             Bạc Liêu (68): Công an 2 người: 1 PP chống khủng bố và 1 đại tá, chia 2 đơn vị bầu cử khác nhau; Tỉnh ủy 2 người, 1 CVP và 1 Bí thư chia 2 đơn vị BC
20.             Bắc Cạn (72): Tỉnh ủy 2 người, 1 Phó Ban dân vận và 1 Phó BT, 2 ĐVBC
Tỉnh đoàn 2 người, 1 BT đoàn huyện và 1 CVP tỉnh đoàn
VP ĐBQH-HĐND 2 người, chia 2 ĐVBC
21.            Bắc Giang (76): ĐVBC số 3: Tỉnh ủy 2 người
22.            Bắc Ninh (81): Y tế 3 người, 1 chuyên viên và 1 BS ở ĐVBC số 2; 1 BS ở ĐVBC số 3
-         ĐVBC số 1: 1 GV PTTH huyện Gia Bình đi ứng cử ở TP Bắc Ninh và huyện Quế Võ (ứng cử khác địa bàn)
-         ĐVBC số 2: 1 Kiểm soát viên đê điều huyện Quế Võ đi ứng cử ở Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong (ứng cử khác huyện)
23.            Bình Định (trang 101/347): ĐVBC số 3: UBMTTQ có 2 người
24.            Bình Phước (103): Tỉnh đoàn 3 người: Trưởng Ban trường học ở ĐVBC số 1; Bí thư Tỉnh đoàn và Bí thư Huyện đoàn Bù Đốp ở ĐVBC số 2
-         Tỉnh ủy 2 người; 1 Bí thư và 1 Phó Ban dân vận chia 2 ĐVBC khác nhau
25.            Bình Thuận (108): Đưa 1 TP Sở KHCN và 1 PP Sở Văn hóa ra ứng cử (lót)
26.             Cao Bằng (118): Tỉnh ủy đưa 3 người chia 2 ĐVBC; 2 GV THPT trong đó 1 GV ở TP Cao Bằng ứng cử khác địa bàn.
-         ĐVBC số 1: BCH Biên phòng cử 2: 1 PP trinh sát và 1 đại tá CHT
27.             Đắk Nông (127): ĐVBC số 1: Giáo dục 2 người, trong đó 1 GV ở huyện Đắk Min ứng cử khác địa bàn.
28.            Điện Biên (131): ĐVBC số 1: 1 Nhân viên hợp đồng BQL huyện Mường Chà ứng cử khác địa bàn.
-         ĐVBC số 2: Chủ tịch HPN xã Thanh An, Điện Biên ứng cử khác địa bàn
29.            Đồng Nai (140): ĐVBC số 3: BCH Biên phòng 2 người, 2 thượng tá
30.            Gia Lai (151): Công an 2 người, 1 Trưởng phòng tham mưu và 1 Đại úy Phó CA Thị xã, chia 2 đơn vị bầu cử.
31.             Hà Nam (161): ĐVBC số 1: VP ĐBQH-HDND 2 người
-         ĐVBC số 2: UBMTTQ Tỉnh 3 người: Chủ tịch, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Ban Phong trào

32.            Hà Tĩnh (164): ĐVBC số 1: Hội Nông dân 2 người, Sở LĐTB 2 người.
33.             Quảng Trị (277):  ĐVBC số 1: Huyện ủy Hướng Hóa 2 người
-         ĐVBC số 2: Tỉnh đoàn 3 người.

34.            Sơn La (287): Tỉnh ủy 3 người, ĐVBC số 2 2 người
-         ĐVBC số 3:  PCT Huyện ứng cử khác địa bàn
35.             Thái Bình (295): Y tế 2 người, Công an 2 người, chia 2 đơn vị bầu cử.
-         ĐVBC số 2, 1 Giáo viên TTGD TX huyện Vũ Thư ứng cử khác địa bàn
36.            Thái Nguyên (302): Tỉnh ủy có 3 ứng cử, chia 2 đơn vị bầu cử
Bệnh viên ĐKTƯ Thái nguyên cử 2 bác sỹ ứng cử 2 ĐVBC.

37.            Thanh Hóa (308): Tỉnh ủy có 3 người ứng cử, chia 3 đơn vị bầu cử.
Giáo viên 4 ứng cử, có 2 GV THPT Hậu Lộc và Thường Xuân ứng cử khác địa bàn
Y tế có 3 người; ĐVBC số 4 có 2 người; 1 NV y tế ứng cử khác địa bàn.
-         ĐVBC số 3: BCH QS 2 người, Hội Phụ nữ 2 người, trong đó 2 người chức vụ thấp hơn của BCH và HPN lại ứng cử khác địa bàn.
38.             Trà Vinh (328): ĐVBC số 1: Tỉnh ủy 2 người, 1 Phó Ban và 1 Phó Bí thư
39.            Tuyên Quang (332): 2 Bác sỹ tuyến huyện đều ứng cử khác địa bàn.
40.             Yên Bái (344): 1 chuyên viên Phòng Nông nghiệp và 1 PCT Hội nông dân huyện đều ứng cử khác địa bàn.
                          
                          Thích Nhất Huy, theo >>> Facebook KTS Huỳnh Quốc Hội

3 nhận xét:

  1. Kể từ thời điểm phát triển đến khi mang thai và mãn kinh vú của người phụ nữ thay đổi liên tục. Nhiều thay đổi lành tính của vú có thể cần phải điều trị hoặc không. Các bệnh tuyến vú lành tính

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư đại học dược Hà Nội

    Trả lờiXóa
  3. Bệnh viện trăm tỉ sau 3 năm đã xuống cấp. Theo đó, bệnh viện Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng Bình Thuận được xây dựng gần 100 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách và đưa vào sử dụng năm 2015. Sau ba năm vận thành nhiều hạng mục của bệnh viện đã xuống cấp và đồng thời nảy sinh nhiều bất cập.

    Trả lờiXóa