Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Bọ Lập đã bị bắt chiều nay theo viện dẫn điều 258

Blog Quê choa đã bị khóa từ 16h10 06/12/2014 chiều nay! Kính cáo.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị bắt!
"Họ vào kiểm tra và in ra một số bài, khám đến đó xong họ xét hỏi, xét hỏi anh Lập thời gian từ 9 giờ đến 2 giờ (chiều) thì họ bảo là bây giờ anh Lập phải bắt đi đến Phòng Điều tra xét hỏi của Công an Thành phố để cho họ làm việc và mang theo áo quần và các thứ cá nhân." Bà Hồ Thu Hồng, vợ của Nhà văn Nguyễn Quang Lập.

(Dạo này Blog Quê Choa đăng nhiều bài kinh quá, chế độ thối nát, nên chắc bắt để bịt bớt thông tin, cũng sắp sập rồi, cơn giãy giật của một cơ thể sắp trút hơi tàn cuối cùng, những nỗ lực hồi dương của một đất nước điêu tàn vì Thập tứ vương gia của chế độ!

BÀI LIÊN QUAN:

Cảnh giác bọn lưu manh, chụp giật là AIM, Nội thất Việt và tương tự, đến từ Hà Nội

                 Dựa trên lời kể của một người trong cuộc, viết lên để cho mọi người biết, và ai làm ăn với những công ty Kiến trúc Nội thất Việt Nam 92/1 Đào Tấn, Hà Nội, và Công ty Quản lý Bất động sản AIM, Hà Nội
                   Mỗi thằng lưu manh 1 kiểu:
- Công ty Quản lý Bất động sản AIM, là công ty quản lý xây dựng cho các chủ đầu tư, nó giống như là Ban Quản lý dự án các Huyện, ở đây, AIM thay mặt cho Ngân hàng Hàng Hải MSB quản lý việc đầu tư. Đầu tiên là các chi nhánh Ngân hàng MSB trên toàn quốc cần sửa chữa, xây dựng, cơi nới gì thì lập tờ trình công việc, gửi ra MSB Tổng ở Hà Nội đồng ý về chủ trương, AIM sẽ bay vào, đo vẽ, lập chi tiết, tính dự toán rồi kêu thầu.
- Công ty Nội thất Việt là B của AIM, là một công ty nhỏ ở Hà Nội, có mối liên hệ với những công ty bự như AIM để kiếm việc, và cơ bản đã nhận thầu công trình trên. Tuy xa, khó nhai nhưng nếu nhai được cũng có vài đồng, và làm cái xa để kiếm cái gần.

Những yếu kém của nền Tư pháp

>>> Theo BBC 

>> Công văn liên tịch (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án) của thành phố Tuy Hoà nhằm mục đích gì?

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Nhập khẩu than đá, lời nguyền tài nguyên ứng nghiệm!

“Trong hơn 20 năm qua, các thành phần kinh tế, mọi ngành, mọi nhà đều ra sức “đào” và “chặt”, ra sức xuất khẩu tài nguyên, bán cho nước ngoài tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia có thể. Và trong thời gian qua, nỗ lực tận khai đó vẫn còn duy trì sự đóng góp mạnh mẽ vào thành tích tăng trưởng kinh tế. Đến bây giờ năng lực đó hầu như đã đạt mức tối đa, nhiều loại tài nguyên gần như cạn kiệt, môi trường đã bị suy thoái nghiêm trọng” - ông Thiên chua chát nói.
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/viet-nam-ki-nhap-20-trieu-tan-thannam-loi-nguyen-ung-nghiem-3215796/

Việt Nam kí nhập 20 triệu tấn than/năm: Lời nguyền ứng nghiệm

(Doanh nghiệp) - Nhập khẩu than để bù đắp cho sự mất cân đối lớn giữa năng lực sản xuất với nhu cầu là điều không thể tránh khỏi.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến nay, Vinacomin đã ký 10 Biên bản ghi nhớ, 1 Hợp đồng nguyên tắc với một số công ty than của Indonesia, Australia; Công ty Sojitz, Marubeni, Sumitomo của Nhật Bản và 1 Thoả thuận cung cấp than dài hạn với Công ty ASPECT Resources của Australia với tổng khối lượng than đã ký kết khoảng trên 20 triệu tấn/năm.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã ký được 4 Hợp đồng khung về cung cấp than với các đối tác Ensham Coal Sales và Peabody của Australia, Tuah Turangga Agung của Inđônêxia, Sojitz Corporation của Nhật Bản và 1 Biên bản ghi nhớ với Noble Group của Indonesia với tổng khối lượng than đã ký khoảng 10 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN.
Dự báo nhu cầu nhập than của Việt Nam năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.
Theo Quy hoạch điện VII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030), nguồn nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn điện của Việt Nam, vì vậy trong thời gian tới, nhu cầu than cho phát điện ngày càng cao trong khi đó sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
Như vậy, nhập khẩu than để bù đắp cho sự mất cân đối lớn giữa năng lực sản xuất với nhu cầu là điều không thể tránh khỏi.