Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Hiến Pháp vi hiến - GS. Hoàng Xuân Phú

Hoàng Xuân Phú/ Theo blog Hoàng Xuân Phú 
 
GS. Viện sĩ Hoàng Xuân Phú
Pháp vi hiến
Quyền bất chính
NQL:Đây là bài thứ hai trong số 4 bài viết về Hiến pháp 2013 của tiến sĩ Hoàng Xuân Phú. Rất dài. Bà con có thể bỏ qua ngay để đi ngủ, hoặc thức đến hai giờ sáng để đọc nó một cách chậm rãi và kĩ lưỡng rồi thao thức cho đến sáng mai.... Bảo đảm bà con sẽ không tiếc một đêm thức trắng.

Bài này được chia thành 5 phần như sau:
Phần 1 (Bớt xén quyền con người) phân tích tính vi hiến của Điều 14 Hiến pháp 2013, quy định rằng "các quyền con người… được công nhận… theo Hiến pháp và pháp luật".
Phần 2 (Ép thầy tu cầm súng) bàn về tính vi hiến của Điều 45 Hiến pháp 2013, quy định rằng "công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự".
Phần 3 (Bắt người dưng thờ phụng) chỉ ra sự vi hiến của Điều 65 Hiến pháp 2013, đòi hỏi "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành… với Đảng… bảo vệ… Đảng… và chế độ xã hội chủ nghĩa… thực hiện nghĩa vụ quốc tế".
Phần 4 (Tước đoạt quyền sở hữu) chứng minh sự vi hiến của Điều 53 Hiến pháp 2013, quy định rằng "Đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Phần 5 (Chiếm quyền lực Nhân dân) vạch ra tính vi hiến của Điều 4 Hiến pháp 2013, mặc định rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", và tính vi hiến của Điều 9 Hiến pháp 2013, ấn định rằng "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện… quyền… của Nhân dân".

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? GS Hoàng Xuân Phú

                                                                                                    GS Hoàng Xuân Phú
 Trong Hiến pháp 2013, có ba điều hiến định về quyền công dân được kèm theo câu « Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định » hay « … do luật định », đó là:
« Điều 23  Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. »
« Điều 25  Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. »
« Điều 27  Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. »
Câu kèm theo đó mang dụng ý gì?