Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Đăng lại bài cũ - Nghỉ chơi blog 1 chặp

Nhìn về phía trước, Chấn hưng tinh thần dân tộc vì một Nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng.
27/3/2011 Nếu Anh trúng cử ĐBQH tại kỳ bầu cử Quốc hội Khóa XIII này anh sẽ làm gì để đem trí tuệ, sức lực của mình vào quá trình hoạt động, làm việc của Quốc hội?
Ông Huỳnh Quốc Hội trả lời:
Đối với người đề cử khi trúng cử ĐBQH, là một hứa hẹn thăng tiến một chức vụ trong tương lai, còn đối với người tự ứng cử, trúng cử ĐBQH là khởi đầu cho một quá trình đánh đổi, dấn thân và cống hiến.
            Đại biểu Quốc Hội phải bằng cách suy nghĩ, đặt vấn đề, dám nói, dám chịu trách nhiệm, và dám đi đến cùng. Tôi sẽ nói về những bất ổn đang tồn tại trong xã hội chúng ta hiện nay trên phương diện con người và xã hội. Về con người, đó là:

+ Vấn đề về nông dân: nông dân mất đất nông nghiệp, sự tôn trọng cần thiết đối với sở hữu đất đai nông nghiệp, vấn đề mất đất và đối mặt với công cuộc mưu sinh của một bộ phận nông dân khi nhường đất cho quá trình công nghiệp hoá; nguyên dân ly hươngg của đại bộ phận cư dân nông thôn; khả năng thu hút người đã được đào tạo từ thành phố trở về làm việc.
+ Vấn đề về công nhân: lao động giá rẻ; chính sách nhà ở, định cư cho công nhân trong quá trình công nghiệp hoá
+ Vấn đề của tri thức trẻ và đào tạo lao động có tay nghề: Chế độ cho người trẻ, thu hút đầu tư có chọn lọc, đào tạo trình độ nhân lực có tay nghề;  
+ Vấn đề của công chức, viên chức: tiền lương, trách nhiệm công việc, lòng yêu nước và trách nhiệm với tương lai quốc gia.
+ Vấn đề người nghèo trong đô thị: bảo hiểm, tiếp cận dịch vụ công, tệ nạn xã hội
Về mặt xã hội, mục tiêu nặng về tăng trưởng dẫn đến nhiều hệ luỵ: đầu tư dàn trải, lãng phí tài nguyên thô của quốc gia, lãng phí trong đầu công. Một câu nói rất hay: “Chúng ta đang cướp của quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại”. Có những hệ luỵ có thể thấy: dự án di dời xã đảo Tam Hải huyện Núi Thành 600ha đất và 800ha mặt nước để giao đất cho Nhà đầu tư làm tổ hợp vui chơi-giải trí-du lịch cao cấp, giao đất ven biển cho các khu du lịch, khai tác titan huỷ hoại môi trường nhưng đem lại lợi tức khổng lồ cho nhà khai thác. Có những hệ luỵ chưa nhìn thấy: các dự án của Saba Dubai tại Phú Yên 300.000 ha tại Quảng Nam 3.800 ha gồm, toàn bộ vùng biển Duy Xuyên và Thăng Bình với chiều dài 12km bờ biển; dự án của  VinaCapital: 2.000ha, vùng biển Thăng Bình với chiều dài bờ biển 11,1km kéo đến sông Trường Giang; dự án của Providental 2.900ha gồm 5 vị trí tại Duy Xuyên (1), Thăng Bình(2), Tam Kỳ (1) và Núi Thành (1). May mà các dự án này đã bị thu hồi. Chạy theo tăng trưởng không tách rời xây dựng cơ bản, lĩnh vực béo bở cho tham những phát triển trong tình trạng các kênh tài chính Bộ ngành - Tập đoàn - Địa phương còn đang thí điểm cách quản lý.
  Nếu được chọn lĩnh vực tham gia nghiên cứu trong vai trò đại biểu Quốc Hội, tôi sẽ theo đuổi vấn đề Đổi mới giáo dục Cải cách thể chế. Tham nhũng hiện nay đang làm băng hoại các giá trị xã hội, phá huỷ các niềm tin, gây nên những bất ổn xã hội mà kéo dài sẽ dẫn đến những nguy hại không tưởng. Giải quyết được tham nhũng bằng những mục tiêu trên, điều được hưởng lợi tiếp sau đó là chính là xây dựng được một dân tộc mạnh và một Nhà nước dân chủ pháp quyền, một dân tộc có sức mạnh không kém các cường quốc 5 châu. Tôi có cảm giác xã hội hiện nay đang chạy theo lợi ích của bản thân và gia đình, lao đi kiếm sống, không quan tâm đến ứng cử, tự ứng cử, về dân chủ, về hiến pháp. Đó không phải là tâm lý thoải mái mà đó là sự chán chường, sự mất niềm tin, đấy là mối nguy hiểm cực kỳ của một dân tộc. Cơ quan Nhà nước lương ba cọc ba đồng mà toàn là con ông cháu cha, học giỏi ra trường cũng phải chạy việc, vụ Vinashin không xử lý được trách nhiệm nên ở dưới cũng không thể chấn chỉnh được [báo Tuổi Trẻ ngày   17/3 về vụ việc của Khu Đô thị Phước Long – Khánh Hòa]; nhiều và còn nhiều vấn đề nữa ... Nhìn về phía trước, tương lai của một dân tộc Việt Nam có thể “sánh ngang với cường quốc 5 châu”: Nước Nhật của châu Á, nước Mỹ của châu Mỹ, nước Thuỵ Điển của châu Âu?... Nhìn về phía trước, chấn hưng tinh thần của dân tộc Việt bằng 2 mục tiêu lớn trên ngay từ bây giờ, để 30 năm sau có thể xây dựng được một thế hệ và một dân tộc đoạn tuyệt được với “quốc nạn” này, để có thể xây dựng một nhà nước dân chủ pháp quyền, phát triển kịp ngang bằng với các nước phát triển.
Đổi mới giáo dục cần phải có một khoảng thời gian tối thiểu 20-30 năm, để cho một lớp thế hệ mới lớn lên được hoàn thiện, tư duy không bị ô nhiễm (chạy chức, chạy trường, quà cáp, phong bì…), một lớp thế hệ già hơn sẽ thay đổi dần nhận thức để vì một xã hội phát triển bền vững cho thế hệ tương lai của dân tộc. Đó là, phải thay đổi tư duy về giáo dục ở bậc phổ thông là đào tạo con người có nhân cách, có ý thức trách nhiệm công dân, có lòng yêu nước, có ý thức gìn giữ tài sản quốc gia. Văn hoá chính trị hiện nay là “Biết dễ - Làm khó” vì cơ bản không có người thực hiện cần phải thay đổi thành văn hoá thực hành, đó là “Biết khó - Làm dễ”. Đó là tư duy giáo dục bậc đại học, đào tạo những con người có năng lực giải quyết vấn đề chứ không phải là nhồi nhét tri thức, đào tạo để cấp bằng, đào tạo phổ cập số lượng. Đầu tư cho giáo dục đó là đầu tư cho tư duy, cho cách làm giáo dục, cho quy trình tạo ra sản phẩm giáo dục thay vì chỉ thiên về đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay cũng đã đổi mới phương pháp đào tạo tín chỉ, trong đó hai điều kiện tiên quyết đó là “tự học và thư viện”. Nhưng, thư viện thì không thu hút được người đọc, còn tự học thì không phải cư muốn tự học là được mà đó là kết quả của tư duy giáo dục ý thức tự làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân ở bậc học phổ thông.

Đồng thời tiến hành song song để hỗ trợ cho việc đổi mới giáo dục là vấn đề cải cách thể chế. Tham nhũng bắt đầu từ trong Nhà nước và gây ảnh hưởng lan truyền, tác động tâm lý đến toàn xã hội. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật, cải cách minh bạch hoá thể chế để tham nhũng mất đi chỗ dựa. Tuân Tử nói: “Nhân chi sơ, tính bổn ác”, nên không hy vọng vào tính thiện của con người, không hy vọng vào một minh quân hiền vương mà cần phải có những chế tài pháp trị công khai minh bạch để hạn chế cái ác phát triển, tránh việc tư hữu hoá quyền lực cũng như lạm dụng quyền lực. Luật pháp làm ra là để ngăn chặn kẻ mạnh, bên vực kẻ yếu, cũng như là hạn chế quyền lực của Nhà nước đối với các quyền con người, chứ không phải quyền công dân. Đó là bắt đầu bằng việc đầu tiên là sửa đổi Hiến pháp, đề nghị luật hóa vai trò của Đảng đối với Nhà nước, tránh cho việc quyền lực tối cao đứng ngoài, không chịu sự ước thúc của xã hội. Đó là minh bạch, công khai các quy định, các chính sách, các quyết định của Nhà Nước, không để chỗ tối cho tham nhũng phát triển. Đó là làm sao để cho các văn bản Luật trở nên hiệu quả, người dân chỉ làm những gì Luật không cấm, còn các văn bản Thông tư, Nghị định của Chính phủ chỉ để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của Nhà nước trong ứng xử với công dân. Đó là, cải cách tiền lương để tạo mức sống cơ bản đảm bảo cuộc sống và có tích luỹ để không bị lệ thuộc cho  lao động ở độ tuổi 25 - 40 từ lương, tránh lôi kéo cám dỗ của hiểm hoạ tham nhũng, hối lộ. Đó là một loạt các biện pháp điều chỉnh như: tăng cường hiệu năng quản lý của cán bộ cơ sở cấp xã phường thôn, bỏ vai trò của huyện, gộp các tỉnh thành vùng để tránh đầu tư chồng chéo lãng phí, nâng cấp các Sở tham mưu. Và cuối cùng, việc cải cách thể chế để củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ niềm tin đó, mỗi người dân sống tốt hơn, ý thức trách nhiệm công dân tốt hơn để từ đó, góp phần phấn đấu vì một Nước Việt Nam dân chủ, xã hội công bằng văn minh như chúng ta luôn kêu gọi.
 Anh nhận xét như thế nào về tình hình hoạt động của Quốc hội khóa XII trong nhiệm kỳ vừa qua?
            Ông Huỳnh Quốc Hội trả lời:
            Quốc Hội khoá XII vừa qua đã thể hiện được nhiều vấn đề cử tri quan tâm, nhưng nhìn chung thì vai trò của Quốc Hội và đại biểu Quốc Hội còn rất mờ nhạt. Trong ban hành Luật thì cũng không hiệu quả, vì đại biểu Quốc Hội đa số là thành viên Chính phủ, kiêm nhiệm nhiều việc thì làm gì có thời gian nghiên cứu. Đại biểu chuyên trách nằm ở Bộ ngành nên Luật gần như là Chính phủ thực hiện, trình Quốc Hội thông qua trong khi trình độ đại biểu thì không đồng đều, đa phần là người Nhà Nước, nên Luật thông qua rồi thường là nằm cứng, chờ Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn. Như thế là không đúng. Người dân chỉ biết Luật, về nguyên tắc người dân được phép làm những gì Luật pháp không cấm còn Nghị định, Thông tư là chỉ để điều chỉnh hành vi của Nhà nước trong quan hệ với người dân.
            Với chức năng giám sát của Quốc Hội và đại biểu Quốc hội cũng mờ nhạt và hầu như không hiệu quả vì không có quyền lực quyết định cũng như các chế tài hậu kiểm. Người dân hiện nay bức xúc trong nhiều vấn đề như thủ tục hành chính, thái độ của công chức, quyết định của Chính phủ trong các dự án lớn (đường sắt cao tốc, thuỷ điện, boxit Tây Nguyên, lời hứa trong vụ Vinashin…).
 Anh kỳ vọng thế nào về lần tự ứng cử này?
             Kỳ bầu cử Quốc hội Khóa XII vào năm 2007, tôi rơi vào “bảng đấu khó khăn” gồm 1 Tiến sỹ Luật ( hiện nay là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội /ông Nguyễn Văn Thuận) 1 Đại tá Tỉnh đội trưởng (Nay là thiếu tướng phó tư lệnh QK V/ ông Nguyễn Quy Nhơn), 1 phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Nam/ ông Nguyễn Quang Dũng). Nhưng dù nằm trong “bảng đấu khó khăn” tôi lại được tín nhiệm 48.000 phiếu/270.000 phiếu, (18%: Cái này là ông Mười, Trương Công Mười, lúc ấy là PCT UBMT Tỉnh điện thoại thông báo vậy, chứ cũng chẳng có ai mời lên Thông báo Kết quả, hoặc có một cái giấy gì đó, bầu cử xong là đứt đuôi luôn, chả biết con số là đúng vậy không nữa, có một chi tiết lưu ý là sau buổi sáng bỏ phiếu đầu tiên, ông Mười có báo là phiếu của mi đang cao lắm. Nhưng phiếu thấp thì chắc cũng phải, miền Đại Lộc - Điện Bàn là vùng cách mạng gộc mà đòi sửa Hiến pháp, trong khi mình là dân nằm vùng ở đơn vị 3 (Tam Kỳ- Núi Thành-Phú Ninh - Trà My) hoặc nếu đưa về đơn vị bầu cử 2 (Thăng Bình là quê, Quế Sơn, Hiệp Đức, Hội An dù sao dân trí cũng tốt hơn với tự ứng cử). Với 11 lần tiếp xúc tại Điện Bàn (2), Đại Lộc (3), Tây Giang(2), Nam Giang(2), Đông Giang(2) với số lượng 2.200 cử tri mà tôi được số phiếu gấp gần 24 lần. Do vậy, với lần ứng cử lần này, tôi tin mình sẽ được người dân tín nhiệm bỏ phiếu cao và sẽ trúng cử ĐBQH khóa XIII.
CÁC BÀI MÌNH THÍCH: