Một đất nước "tự" nô lệ về mặt tư tưởng hay là
Một đất nước bị Đảng cầm quyền cho mình cái quyền "tự tình nguyện bị nô lệ" về mặt tư tưởng thì con người trong đó liệu có Độc lập – Tự do – Hạnh phúc?
Cụ Phan Chu Trinh, người làng Tam Lộc, Hà Đông Quảng
Nam gần 100 năm trước đã đề ra một khẩu hiệu: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh”.
Dân sinh chỉ xếp thứ ba, là thứ yếu. Một dân tộc có
trí tuệ, có trí thức, có khí thế của một nước nhỏ nhưng anh dũng quật cường thì
mọi người dân trong đất nước đó có quyền sống sống theo nhu cầu nội tại của bản
thân, có thể sống đơn giản trong ngôi nhà Việt truyền thống. Không cần phải đua
đòi hưởng thụ theo nền kinh tế thị trường.
Hiến pháp 1992 mở đầu bằng câu: Dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin… Dân tộc Việt Nam có cần khoác chiếc áo ngoại lai mà ngay cả
chính nước họ đã từ bỏ?
Cộng Sản có nghiã là gì trong khi chúng ta cần là một
nền Cộng hòa?
Thế nào là tam quyền phân lập trong khi chúng ta là
tam quyền nhất thể? Tại sao phải tam quyền nhất thể trong khi hòan tòan có khả
năng tam quyền phân lập? Đảng Cộng Sản có nên đổi tên thành Đảng Nhân dân Lao
động Việt Nam để lãnh đạo dân tộc Việt Nam. Nên quá đi chứ, nhưng vậy thì phải
từ bỏ chủ thuyết vay mượn, từ bỏ thuật ngữ đấu tranh giai cấp. Bây giờ còn gì
giai cấp tư bản, giai cấp nông dân mà đấu tranh. Chỉ còn tầng lớp hữu sản mới
song hành cùng chế độ cai trị, khóac chiếc áo mị dân vô sản của chủ nghĩa Mác
để bóc lột vơ vét cho bản thân?
Lê Lợi cầm đầu khởi nghĩa
nông dân, chống giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc, trở thành
một ông vua quyền thế. Đảng Cộng Sản lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền, giành
độc lập bằng con đường chiến tranh đẫm máu, nhưng không chịu từ bỏ quyền lực để
thành lập nền cộng hòa. Tam quyền nhất thể, Đảng lãnh đạo và Đảng trở thành một
ông vua, vua tập thể.
Nền Cộng hòa dân chủ ở các
nước phát triển hàng trăm năm nay, khởi đầu từ Nước Mỹ nổi tiếng với bản Hiến
Pháp Mỹ, đề cao quyền của con người. Cụ Phan Chu Trinh thì đề cao, khai thông,
khai mở dân trí. Với trí tuệ và sự hiểu biết trong từng cá nhân trong một chính
thể cộng hòa, mỗi ncon người đều biết quan tâm, chăm lo đến cộng đồng, cho xã
hội, cho đất nước cho dân tộc. Thay vì chỉ có Đảng lo, Nhà Nước lo. Đảng lo,
Nhà Nước lo, nói ngọng là “Đảng no, Nhà lước no”. Quan điểm đấy đủ để thấy
rằng, quyền con người của mỗi cá nhân trong việc quan tâm đến các vấn đề xã hội
như quyền biểu tình, quyền lập hội đã bị hạn chế. Làm giới hạn sức sáng tạo của
cá nhân trong quá trình cống hiến trí tuệ, sức lực cho xã hội. Không vào Đảng,
không có Đảng thì đừng có hòng. Vì Đảng là nhất thể lãnh đạo tam quyền của Nhà
Nước.
Khế ước xã hội mà các Nhà
nước phát triển vận dụng cho đến nay đã thể hiện sự đúng đắn trong sự phân chia
và giám sát quyền lực. Vì họ có kinh nghiệm được rút ra để nhận thấy rằng,
quyền lực tối cao (vua) thì có xu hướng chuyên quyền, tha hóa, và lạm dụng
quyền lực.
Tại sao Không khai dân trí,
mở đường cho xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ, mở đường cho dân tộc Việt Nam
phát triển trên mọi lĩnh vực. Dân trí phát triển để mọi người thấy những sai
trái trong lãnh đạo Nhà Nước, nhưng xấu hổ trong điều hành Vinashin, Vinaline
bị thất thoát, mang gánh nợ cho dân tộc mà có thể nhịp tay mà nói: “Tôi không
ra quyết định nào sai (!)”
Khai dân trí để dân tộc có
thể tiệm cận với trình độ dân trí thế giới, không để lặp lại những câu nói kiểu
" dân trí Việt Nam còn thấp; dân trí chưa cao... để biện hộ, biện luận cho
những hành động độc đoán chuyên quyền kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Khai
dân trí bằng giải thóat cho giáo dục khỏi chương trình nặng nề, mang tính áp
đặt, nhồi nhét, nhồi sọ thay vì giải phóng năng lượng bản thân để tự bản thân
mỗi con người phát triển. Sự phát triển tự thân cho mỗi cá nhân cũng chính là
sự cởi trói cho dân tộc. Thời đại Phục Hưng, khai sáng đã giải phóng châu Âu từ
hàng trăm năm trước, từ đó các dân tộc đã được giải phóng khỏi bóng mù tối tăm,
giáo điều man rợ áp đặt của thời đại Trung cổ, để đạt đến trình độ dân trí như
ngày nay.
Khai dân trí, thay vì giáo
điều, mị dân với những chủ nghĩa ngoại lai. Đặt lịch sử dân tộc Việt Nam vào
đúng vị thế, tầm vóc của nó trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ thay vì đặt
nặng những cột mốc lịch sử Đảng, những tư tưởng Mác chiếm tỷ trọng thời lượng
lớn trong giáo dục đại học. Đào tạo nên những con người cái gì cũng biết, chỉ
không biết làm việc, chỉ biết bổ nhiệm đúng quy trình và không biết suy nghĩ đến vận mệnh dân tộc. Như Giáo sư
Nguyễn Đình Hòe, người đã đưa hơn 1.000 sinh viên du học Nhật, với hy vọng làm
cuộc Đông du lần thứ hai đã nói: "Tôi đã có một tư duy sai lầm..." khi
mà sự học với mong mỏi khai sáng tinh thần như của Cụ Phan Bội Châu đã biến
thành sự học vì mưu cầu lợi ích cá nhân, học để được lương cao, học để đi làm
thuê, học để học, học để được thăng tiến...
Khai dân trí để dân tộc này
có thể đồng lòng phẫn nộ trước sự lệ thuộc, nô lệ tư tưởng của Giai cấp cầm
quyền, phẫn nộ của cả dân tộc trước những vấn đề như ngư dân bị xâm hại, lãnh
thổ bị xâm phạm mà chỉ có những phát ngôn phản ứng nhẹ nhàng.
Khai dân trí, chấn hưng dân
khí, tinh thần anh dũng quật cường của một dân tộc không thể bị tư tưởng chủ
nghĩa Mác ngoại lai nô lệ, không thể bị nô dịch trong não bộ chỉ huy để hèn hạ,
luồn cúi để rồi Hán hóa, đồng hóa dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét