Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bài đáng đọc: Việt Nam - cơ hội và thách thức

20-09-2013

Thách thức và cơ hội – sự lựa chọn của nước ta

 Nguyễn Trung
Sự thật là, dù nhìn từ bất kể phương diện nào – đối nội hoặc đối ngoại, kinh tế hoặc chính trị hay quân sự, hoặc trên các phương diện văn hóa, xã hội.., - tình hình bắt buộc nước ta phải tiến hành một cuộc cải cách chính trị vĩ đại, để trở thành một quốc gia có bản lĩnh đứng vững vàng trong khu vực ngày càng trở nên nóng bỏng này…
... Nước ta đang đứng trước một thực tế rất nhạy cảm: Hoặc là Việt Nam thực hiện được vai trò và nghĩa vụ mà ASEAN mong đợi; trong trường hợp này ASEAN mạnh lên và Việt Nam cũng nhận được từ ASEAN và cộng đồng quốc tế điều mình mong đợi. Hoặc là trường hợp Việt Nam bất lực, thậm chí giả sử Việt Nam đi ngược lại mong đợi của ASEAN (ví dụ: giả thiết rằng Việt Nam và Trung Quốc “đi đêm” với nhau trong đàm phán song phương Việt – Trung…), Việt Nam sẽ rơi vào một thế bị cô lập nguy hiểm - không phải chỉ trong phạm vi ASEAN, mà còn trong phạm vi quốc tế[88].

Xin hình dung trước mắt ta là tấm bản đồ: Phía Bắc là Trung Quốc, phía Đông và Nam là sự uy hiếp của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Tây là các “điểm ASEAN” đã bị Trung Quốc chọc thủng… Không thể nhắm mắt trước một tấm bản đồ như vậy. 

Hễ là người Việt Nam thì cần nhìn thẳng vào tấm bản đồ này và lựa chọn quyết định phải lựa chọn.

Trên thế giới ngày nay không còn liên minh ý thức hệ (ví dụ như sự ra đời và tồn tại “phe” XHCN trước đây), song lại có đòi hỏi bức thiết về liên minh của lợi ích cùng chiều, liên minh của các giá trị và của sự phát triển,. Điều này có nghĩa Việt Nam chỉ có thể có được một ASEAN như mình mong đợi, nếu Việt Nam tự phát triển và tự dấn thân mạnh mẽ.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Ai like Tam Kỳ thì bấm vô đây!



 Người Tam Kỳ đọc thơ về TamKỳ.
                                             


     (Khổng Miếu Tam Kỳ) - Ảnh của anh Hồ Xuân Tịnh - Blog Tư Cận


TAM KỲ PHỐ NHỎ
                                                        Tác giả Macphuongdinh blog

Đã nhiều lúc mong trở về, ghé lại
thăm Tam Kỳ thành phố nhỏ của tôi
phố rất nhỏ nhưng mang đầy kỷ niệm
vẫn ngọt ngào trong nỗi nhớ khôn nguôi

Đường Phan Chu Trinh dọc theo quốc lộ
phố trệt, lầu, lỏi chỏi đứng nhìn nhau
những bóng cây không đủ che ánh nắng
phía bên sông, đồng ruộng nhỏ xanh màu

Ngõ Trần Cao Vân chạy lên Tiên Phước
ngôi trường xưa nằm lặng lẽ đằng sau
cây đa cổ vẫn lạnh lùng rũ bóng
nhìn tháng ngày nắng đổ với mưa mau

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Đề xuất mô hình cấp Vùng trong Hiến Pháp (*)

... "8. Về đơn vị hành chính (điều 115), nên chia Nước thành Vùng, Tỉnh, Huyện xã. Nên bổ sung Vùng. Nước Việt Nam nên chia thành 8- 12 vùng và 5-7 tỉnh để quyền lực kinh tế và lãnh thổ không bị chia cắt, mâu thuẫn. Mỗi Tỉnh đều có nhà máy đường, cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, resort du lịch.... Nếu cơ hội sửa Hiến pháp lần này không tập trung quyền lực địa phương lại thì bài toán cơ hội phát triển Việt Nam vẫn còn xa vời lắm. Ví dụ: Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi nên hợp thành một Vùng Quảng Nam". Trích tại bản Góp ý Dự thảo Hiến pháp tại Phường An Xuân ngày 01/2/2013
  
Copy lại từ http://hoiktsquangnam.blogspot.com/2013/09/e-xuat-mo-hinh-cap-vung-trong-hien-phap.html
(*) tựa đã được sửa lại theo ý của Blog
Viết email In
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, tỉnh ở Việt Nam là đơn vị hành chính cấp trực tiếp dưới quốc gia. Vượt qua nhiều thập kỷ, hay cả hàng trăm năm từ khi thành lập, mỗi tỉnh ở nước ta đều khá độc đáo về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá, tập tục và lối sống, thậm chí hình thái ngôn ngữ,... do đó, đơn vị hành chính cấp tỉnh chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài ở Việt Nam.
Hiện nay, lãnh thổ nước ta được phân thành 63 tỉnh thành, với quy mô diện tích và dân số một tỉnh trung bình tương đối nhỏ so với các yêu cầu phát triển hiện nay và so với quy mô tỉnh của các nước khác trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á (xem Bảng 1). Quy mô nhỏ đó phù hợp với các giai đoạn phát triển trước 1975 và trước chính sách Đổi mới, khi năng lực quản lý hành chính còn hạn chế và nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ.