1. Tìm người Tài - Đức: http://thichnhathuy.blogspot.com/
>>> Bi... hài tuyển chức danh lãnh đạo ở VN
>>> Bi... hài tuyển chức danh lãnh đạo ở VN
Thi
tuyển các chức danh lãnh đạo là một sáng kiến thứ 2 của Giám đốc Sở Nội
vụ Nguyễn Hữu Sáng, sáng kiến thứ nhất là thi tuyển tập trung đợt cuối
năm 2012 với hơn 300 chỉ tiêu, là tỉnh có đợt tuyển dụng lớn nhất nước.
Với sáng kiến này, trong đợt lấy phiếu tín nhiệm, ông Sáng đã xếp hạng
chót bảng. Nếu không có sáng kiến này, với sự hỗ trợ từ cánh Đại Lộc, có
thể lên PCT sớm.
Thí
điểm thực hiện đề án theo Quyết định 2222/QĐ-UBND ngày 19.7. 2013 đầu tiên với 2 nơi: Đại học Quảng Nam và Cao đẳng Kinh tế
kỹ thuật.
Cuộc thi chức danh Hiệu trưởng lần này,
chẳng có ai đăng ký, chạy vạy Đà Nẵng, Quy Nhơn, chả có ai chịu vào.
Sáng kiến thứ 2 này của ông Sáng, có vẻ lại sắp gánh búa rìu dư luận, có thể tiếp tục đẩy chức PCT xa
ra chút nữa..
Thi là tốt, nhưng với cung cách quản lý, lãnh đạo của Tỉnh, lẫn trong
giáo dục + quy chế èo uột của đại học vườn hiện nay, chẳng ai có tài lại
chui vào rọ, rước ách vào người. Chưa nói, tài cán theo cải kiểu phải
đeo súng ống, huân chương đầy mình kiểu như: Đảng viên, Cao cấp chính
trị, Bồi dưỡng nhà nước, 5 năm làm chức danh tương đương... thì khó có
nhân tài nào đỡ nổi, chỉ có các ông ấy thi với nhau. "Các nghiên cứu cho thấy rằng: Người tư
duy bình thường chỉ nghĩ được bình thường, khó có ý tưởng hay để thi
tuyển được những người hay. Cần phân biệt tính vị trí quyền lực với tính
chuyên môn trong công tác thi tuyển, phân định rõ trong quy trình thi
tuyển khi nào, chỗ nào cần người có chuyên môn quản trị nhân sự cao, chỗ
nào cần vị trí chức vụ.>>> Bi... hài tuyển chức danh lãnh đạo ở VN
Thêm nữa, chức Hiệu phó Đại học, là hàm Phó Giám đốc Sở, hàm này do
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trần Thọ quản lý. Nên việc thi này (dù được bật đèn
xanh) nhưng cũng xem như là dài tay, quá chức năng của Sở Nội vụ. Nếu
thành công, thì bác Tỉnh ủy báo công, nếu thất bại, Sở Nội vụ lãnh
chưởng !
Còn đây là một người tài đức không cần phải thi.
Nghe đâu rằng Bảo hoàng tử sinh 1985, đi làm đến nay chưa đầy 3 năm, chưa hết 1 bậc lương, từ chuyên viên bước 1 bước lên Trưởng phòng Kinh tế Mở, bước 2 Phó Chủ tịch Huyện, !. >>> Bái phục hoàng tử! Thế mới là nhân tai, cần gì thi, tuyển!
2. Về 2 ứng cử viên Đại học Quảng Nam:
1) Huỳnh Trọng Dương (1969), TS Vật lý, làm Phó Hiệu trưởng từ năm 2003. Với 11 năm làm Hiệu phó, trẻ tuổi, tính tình dễ
thương dễ chịu, nam giới năng động, bao quát toàn bộ công việc của
Trường, Trọng Dương được Trường ủng hộ.
TS.Huỳnh Trọng Dương và TS.Vũ Thị Phương Anh dự thi chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Nam.
2) Vũ Thị Phương Anh (1977), Trưởng khoa Sinh? mới vừa lên chức Phó Hiệu trưởng gần 6 tháng (*). Nhà Phương Anh nổi tiếng thích quyền lực, chức quyền. Năm 2007, Phương
Anh được (cho) làm đại biểu Quốc Hội, vị trí này như vậy thấy rõ là
hướng đến quy hoạch chức Hiệu trưởng cũng như PCT văn xã (cơ cấu nữ, như
thời bà Hồ Thanh Lâm). Như vậy, Phương Anh được Tỉnh ủng hộ.
Nên nhớ, là Đề án, là phải trình lên trình xuống bao nhiêu lâu, có từ 2012 nên việc bổ nhiệm Phương Anh vào 03/6/2013 nhằm né quy định này, chứ lẽ ra Phương Anh phải thi Hiệu phó chứ không phải thi Hiệu trưởng!
Về
chấm điểm giao tiếp ngoại hình, tôi chấm Dương. Phương Anh thì có một
thể hình mỡ khối quá ư đồ sộ so với 1 phụ nữ và cân nặng tiêu chuẩn. Vóc
dáng ấy không làm mẫu cho sinh viên chăm chỉ luyện tập, vòng 2 lớn hơn
vòng 3. Về điểm ngoại giao, hùng biện, với cách nói liên thanh, áp chế
quyền lực, sự khao khát quyền lực đến điên cuồng không thèm che giấu, so với
một Hiệu trưởng, chức vụ ấy còn quá nhỏ bé!
Đảng
quản lý toàn diện, cuộc thi này Trọng Dương có vẻ lép trước 1 Phương
Anh đang hừng hực. Nhưng nếu Hiệu trưởng cũ đề xuất, lấy phiếu tín
nhiệm, thì chắc Phương Anh âm phiếu. Để chăm lo cho Trường, Trọng Dương vẫn hơn; Tôi chưa gặp Dương lần nào, chỉ nghe nói thế.
(*) Phương Anh mới bổ nhiệm Hiệu
phó 6 tháng, tức là làm quy trình bổ nhiệm đầu 2013, cùng với việc đề
xuất quy trình thi tuyển hàm Phó Giám đốc Sở. Đáng lẽ ra là Phương Anh phải thi tuyển Hiệu phó, chứ không phải thi tuyển Hiệu trưởng!!!
3. Đại học Quảng Nam
Trường
Quảng Nam, là một dạng đại học vườn, trước đây chỉ chăm chú vào Sư
phạm, đến 2008, định hướng đa ngành, sư phạm chỉ còn 30%. Nhưng trong 5
năm vừa qua, 70% ngoài ngành sư phạm hầu như không có gì và đã bị chặn
lại. Các ngành khác ngoài sư phạm: kinh tế, tin học, kế toán... với quy
định mỗi ngành phải có 1 tiến sỹ và 3 thạc sỹ thì chắc bó tay, đội ngũ
giáo viên trẻ, đầy nhiệt tình, chăm chỉ và siêng năng, nhưng hầu như thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Nên tôi không bao giờ yên tâm về sản phẩm chất
lượng ra lò của họ: những thầy cô giáo đã, và tương lai. Còn các ngành
khác: kinh tế, ngoại ngữ, tin học, ... thì đầu ra, thực tế đã chứng
minh! Nguồn nhân lực đào tạo ra, một phần và thất nghiệp, một phần đi bán
hàng, bán cà phê, và phần còn lại đi làm thì hầu như là chuốc thêm bực
mình cho các doanh nghiệp.
Đại học Quảng Nam tiền thân là Trung Cấp Sư phạm (Quyết định số: 1686/QĐ-UBND ngày 03/9/1997) nâng cấp lên trường Cao đẳng Sư phạm theo Quyết định số: 4845/QĐ-BGDĐT-TCCB ngày 14/11/2000; Quyết định số: 722/QĐ-TTg 2008 về việc thành lập Trường Đại học Quảng Nam. Trong đợt tuyt còi vừa qua của Bộ Giáo dục, hầu như các ngành khác ngoài sư phạm của trường đều dính chưởng.
Giải
pháp nào cho Trường trong tương lai, phải nằm trong đầu của lãnh đạo
Tỉnh và Ban chỉ đạo vùng, và Hiệu trưởng hôm nay, phải áp chế được suy
nghĩ đó vào đầu lãnh đạo thì mới có khả năng thực hiện được lộ trình
chuyển hướng. Với định hướng từ trên xuống, hoặc những sáng tạo từ dưới
lên mà không được ủng hộ, không nhất quán trong hành xử từ Tỉnh đến
Vùng, thì chất lượng nguồn nhân lực cho Quảng Nam và khu vực trong 15 năm đến, vẫn là con số âm.
Đào
tạo nhiều ngành dễ thu hút, chạy theo định hướng thị trường cũng đồng
nghĩa với bỏ ngõ chất lượng, không nhìn vào nhu cầu tương lai, cứ ôm chỉ
tiêu thì sinh viên còn thất nghiệp dài, doanh nghiệp kêu trời vì địa
phương không có người làm việc được, và nước ngoài thì phải tuyển nơi
khác về trả lương cao.
Quảng Nam làm gì, cạnh tranh với Đà Nẵng Quảng Ngãi >>> phải phân khúc; cạnh tranh là chết dân tộc (địa phương)
Đại
học làm gì? cạnh tranh với Đại học Đà Nẵng, đại học Quảng Ngãi, đại học
Huế, đại học Quy Nhơn? >>> Không có cửa. Cạnh tranh, chỉ tạo
ra một đống sinh viên thất nghiệp, một đống sinh viên không có chất
lượng. lãng phí tiền bạc của xã hội, lãng phí kỳ vọng của các bậc phụ
huynh, lãng phí niềm tin và khát vọng tuổi trẻ sinh viên.
Lãnh
đạo có nhìn ra điều đó không? Có thể, nhưng họ thích những câu nói chỉ
đạo hoành tráng, những khẩu hiệu oai phong lẫm lẫm. Nào là đất học, nào
là 2 di sản, nào là trung điểm vùng, nào là có tuyến đường Xuyên Á, hành
lang Đông Tây, cửa ngõ ra biển, lọc dầu Dung Quất, Kinh tế Mở Chu Lai
hoành tráng... nói láo, nói quá, nói cường điệu thành một thói quen mà
không chịu tư duy phân tích, để có những bước đi cụ thể, có tư duy vững
chắc, >>> là phát triển bền vững.
4. Thi tuyển chỉ là mị dân.
"Cộng sản chỉ nói 1 đàng, làm một nẻo"; "Cộng sản mị dân".
Thi
chức danh Hiệu trưởng, chỉ có 2 hiệu phó đương nhiệm tại chỗ, vậy thi
làm gì? Tổ chức ban bệ, chấm thi, câu hỏi, vấn đáp, thẩm định đề, bảo
mật đề, lộ đề, nghi án dùng tiền chạy chức...tốn công, tốn tiền, TỐN GẠO của dân.
Tuyển chức danh Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật:
- Ứng cử viên 1: Lương Văn Vui - GĐ Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tỉnh Quảng Nam
- Ứng cử viên 2: Võ Triều Khải - PGD Trung tâm giáo dục thể chất quốc phòng Trường CĐ KTKT
Ứng cử viên 2, xem như là lính của ứng cử viên 1 >>> quân xanh đã rõ. Nhưng rõ hơn, lộ liễu dàn xếp hơn là ở chỗ tiếp sau đó:
Tiếp theo, Tuyển chức danh Hiệu phó
- Ứng cử viên 1,2,3: 3 Trưởng phòng của Trường CĐ KTKT
- Ứng cử viên 4: Võ Triều Khải - PGD Trung tâm giáo dục thể chất quốc phòng Trường CĐ KTKT
Ông
Võ Triều Khải này vừa thi Hiệu phó, vừa thi Hiệu trưởng. Quái nhỉ. Mỗi
vị trí, có 1 yêu cầu chức vụ và công việc phân công khác nhau. Vậy thì
trong cuộc thi này, chắc chắn Lương Văn Vui đứng nhất, Hiệu trưởng, Võ
Triều Khải, đứng nhì, Hiệu phó.
Ông bà ra đã đúc kết: THẦN THIÊNG NHỜ HẠ BỘ:
Cựu Bí
thư Vũ Ngọc Hoàng, với tôi là người nói nhiều, nhưng không vạch được lộ
trình công việc cụ thể cho cấp dưới thực hiện. Khoảng cách nghe - tiếp
thu - triển khai là quá lớn.
Còn "Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc thi tuyển lần
này là chuyển sang thực hiện cơ chế mới về tuyển dụng, bổ
nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa, thi tuyển lãnh đạo 2
trường cũng là thực hiện khâu đột phá phục vụ chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đồng thời thực hiện Nghị
quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện nền GD-ĐT.
Đồng chí Nguyễn Đức Hải cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị
của Hội đồng thi tuyển tỉnh, chất lượng và sự tâm huyết của
các ứng cử viên." >>> Báo Quảng Nam. Ông này, là người cũng nói nhiều, đôi lúc ừ hử nói qua qua
(nếu việc đó ông không quan tâm, để tâm), đôi lúc quyết liệt (việc từ
chủ ý của ông), nhưng lính làm thế nào là việc của lính, ông không có đủ
uy lực để quản lính, nên triển khai thế nào cũng đành chịu. Ông là quan không lính, lại với
tâm thế yên vị, nhẹ nhàng để đi ra Trung Ương, nên tính ra, chẳng lại
được gì, cũng chẳng quản được gì.
Điểm lại một số chương trình thu hút nhân tài Quảng Nam đã làm:
- Chương trình thu hút Thạc sỹ - Tiến sỹ về công tác. Thạc sỹ 15 triệu, Tiến sỹ 30 triệu. Sau đó là Tiến sỹ 150 triệu.Có vẻ hấp dẫn, nhưng có thống kê là dự trù để ra đó bao nhiêu tiền, tiêu tiền trong bao lâu không? Hay chỉ là cái bánh vẽ??? Nếu có dự trù 1 ngân sách thực sự muốn tiêu cho nhân tài, thì hãy dùng nó đầu tiên cho việc thu hút những người tốt nghiệp đại học, thực sự làm được việc.
- Chương trình thu hút Bác sỹ MỚI RA TRƯỜNG về tuyến Huyện Quảng Nam, chi một suất lên đến 350 triệu! (200tr tiền tươi và 150 tr hỗ trợ mua nhà)!! Vậy các BS hiện tại có kinh nghiệm đang làm việc thì thế nào? Thu nhập chân chính của họ (nếu không cày trưa cày tối trong các phòng mạch tư) trong vòng 10 năm có dành được 350tr không?
Kết luận: Chẳng làm được gì cho ra hồn!
Update ngày 17/3: TS Huỳnh Trọng Dương làm Hiệu trưởng ĐH QNam
ThS. Lương Văn Vui làm Hiệu trưởng CĐKTKT.
Thi cử rách việc, cứ thế này thì hơn: HĐND Huyện Thăng Bình đã bầu ông Lê Phước hoài Bảo, 29 tuổi, con trai CT Tỉnh làm PCT UBND.
BÀI ĐỌC THÊM:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét