Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Khai dân trí: CHỐT

LÀM THẾ NÀO KHAI DÂN TRÍ, trong một xã hội mà tính Đảng TOÀN TRỊ, mị dân.


Đảng hiện diện quanh ta, lúc đi ăn, lúc bật tivi, lúc đi (đọc báo), lúc ra đường, lúc vào cơ quan... tai – mắt – mũi – miệng, lúc nào cũng Đảng, Đảng, Đảng... Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, ơn Đảng,...

Đảng trong bạn bè ta, trong gia đình ta, trong mọi thứ, hàng ngày... Đảng bám riết trong trí óc, nhồi vào máu, công ơn trời bể của Đảng, và Đảng luôn lãnh đạo, ai cũng phải thừa nhận, Đảng chính là VUA, là máu thịt, là tủy não. Thử hỏi, như vậy có gọi là dân chủ, mà phải gọi chính xác, đó là Đảng chủ.

Dạy lịch sử thế nào?(*)


Góc nhìn của nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc về cách dạy sử ở nhà trường và việc bồi đắp tình yêu nước.
Tuyên truyền thường... ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời). Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Đất nước đòi hỏi phải đổi mới

  Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động

  Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiên trì quan điểm “Nếu điều chỉnh lương tối thiểu đảm bảo ngay nhu cầu tối thiểu thì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may, da giày gia công sẽ phá sản.” Quan điểm này vừa trái với các nghị quyết nói trên của Đảng, vừa sai với thực tế và trái với lý luận: Giá trị sử dụng của thứ hàng hóa đặc biệt sức lao động là ở chỗ nó sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Do đó người sử dụng lao động phải trả mức lương tối thiểu không chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao động mà còn phải có dư để nuôi sống gia đình anh ta, đảm bảo tái sản xuất sức lao động (Marx, Engels T23, trang 252). Ý kiến chưa thể tăng lương tối thiểu đủ mức sống tối thiểu giống như đại diện nhóm lợi ích của các ông chủ tư bản hoang dã. Thế mà tại sao họ không bị khiển trách?

Khai dân trí - Bài 2. Thời đại đã bị lệch pha và sự đi tắt đón đầu.




          Từ con người Phục Hưng: hoàn hảo như Hy Lạp + Tin vào Chúa + Tính kỷ luật hệ thống như người La Mã, đến thời kỳ Baroc, xu hướng làm kinh tế >>> xu hướng sản xuất tăng cung. Từ con người biết tất cả mọi thứ, chuyển sang giai đoạn 1 cây kim, chia cho 5 người làm, rồi tiến dần đến dây chuyền, mà trong đó mỗi người chỉ làm duy nhất 1 động tác, dưa tay lên xuống... Đến bây giờ, cuộc sống ở đô thị nếu cúp điện 1 ngày, tắt sóng điện thoại, wifi,... ở quê nếu cúp tivi 1 ngày...

Họ làm báo cẩu thả mức độ nào?

Báo Công lý: "Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chỉ đạo vụ nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ."