Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Khai dân trí - Bài 2. Thời đại đã bị lệch pha và sự đi tắt đón đầu.




          Từ con người Phục Hưng: hoàn hảo như Hy Lạp + Tin vào Chúa + Tính kỷ luật hệ thống như người La Mã, đến thời kỳ Baroc, xu hướng làm kinh tế >>> xu hướng sản xuất tăng cung. Từ con người biết tất cả mọi thứ, chuyển sang giai đoạn 1 cây kim, chia cho 5 người làm, rồi tiến dần đến dây chuyền, mà trong đó mỗi người chỉ làm duy nhất 1 động tác, dưa tay lên xuống... Đến bây giờ, cuộc sống ở đô thị nếu cúp điện 1 ngày, tắt sóng điện thoại, wifi,... ở quê nếu cúp tivi 1 ngày...



Về mặt tinh thần: Nhìn chung, Thế giới đã kịp dịch chuyển, từ thời hoàng kim sang thời thời đại đồ đểu. 


Về mặt sản xuất: Thời đại này chia các quốc gia ra làm 3 đẳng cấp. Phát triển, đang phát triển, kém (chưa) phát triển. Trong khi các nước Phát triển đang thoát khỏi giai đoạn Công nghiệp hóa để chuyển sang giai đoạn Công nghệ hóa, phụ thuộc nhiều hơn vào trí thức,
chuyển các nhà xưởng sản xuất công nghiệp sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn cung lao động giá rẻ và nguồn nguyên liệu, năng lượng có khả năng gây tổn hại môi trường. Việt Nam, đang ở trong giai đoạn 1 và 2 của nền công nghiệp hóa 3 giai đoạn trong khi các nước đang phát triển đang hầu hết chiếm lĩnh nền kinh tế tri thức, sử dụng công nghệ cao.

Về mặt kinh tế và chính trị:  Thời đại này gọi là thời hiện đại. Trong khi Việt Nam đang loay hoay với thuật ngữ đầy mê hoặc: “quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội”, giống như quá giang, bước chuyển tiếp, còn chủ nghĩa xã hội vẫn chưa thấy tăm hơi, chưa thấy đích đến. Và đang có xu hướng tiến vào giai đoạn đầu “hoang dã” của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản hoang dã, khi mà các cá nhân và tư hữu manh nha thôn tính tài sản quốc gia dựa và sự hỗn mang của quá trình chuyển đổi (cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp…) Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển, có thể xem như chạm đỉnh cao huy hoàng của thời đại tư bản, đó là các quốc gia mà con người trong đó được ưu ái, nuông chiều quá xá cỡ như Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Luxembourg…

Tuy nhiên, xem ra họ vẫn còn loay hoay để tìm ra con người “chuẩn men” cho thời hậu hiện đại. Con người tại các quốc gia này vẫn đang là con người tư bản. Bị lệ thuộc bởi đồng tiền và tốc độ dòng tiền. Con người sáng tạo ra các cỗ máy khổng lồ để nó phục vụ, giảm sức lao động cơ bắp và giờ họ lại đâm ra phụ thuộc các cỗ máy, nếu cúp điện, nếu các cỗ máy ngừng hoạt động trong 1 ngày, nếu không có điện thoại trong 1 tuần…

Có lẽ vẫn là quy luật, hoặc vòng quay có tính chu kỳ. Cha ông ta đi bộ, đi ngựa, đi xe đạp, đi xe máy + oto, đi máy bay, giờ sắp quay lại thời kỳ đi bộ, đi ngựa (châu Âu đã chuyển về giai đoạn đi xe đạp, tính toán lại quy hoạch bố trí dân cư…)

Người ta như thế, tư bản đạt đỉnh, nhưng vẫn còn thấy không hài lòng (bản chất con người là thế), trong khi chúng ta đang muốn cố đạt đến điều gì? Vẫn chưa biết. Trong lúc đó, các nhà hoạch định chính sách và định hướng dân chúng bước chân vào nền kinh tế thị trường đầy may rủi, giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.

Đi sau, và sẽ mãi đi sau bởi vì bạn phải đi với 90 triệu người, nếu muốn đi nhanh hơn, bạn sẽ gia nhập tốp đầu, giai cấp thống trị hoặc tư bản đỏ (tư bản cơ hội thời kỳ hoang dã). Vậy, với cụm từ đi tắt đón đầu, họ muốn đi thế nào, là điều cần phải suy nghĩ. Trong một thế giới tốc độ, đi nhanh, và đi trên đường bằng, không phân biệt địch  - ta, không có địch tối – ta sáng, cũng không phải địch đi vòng, ta luồn rừng, cắt núi đi thẳng đón đầu. Tất cả cùng đi, tự đi, và lịch sử đã cho thấy ta đã chậm hơn họ khoảng 100 bước chân. Trong lúc ta đi, họ không ngừng lại để nghỉ, và họ có lợi thế hơn, họ đã nắm vững các giá trị phổ quát, kế thừa những tinh túy của loài người, trong khi ta còn mải vật lộn với cuộc mưu sinh cũng như bị bùi nhùi kẽm gai từ dư âm những cuộc chiến níu giữ.

Đi tắt - đón đầu, thuật ngữ quân sự trong cuộc chiến tranh du kích phải sử dụng thế nào. Đó là cần phải nghiên cứu những vấn đề mà tương lai cả loài người đang phải đối mặt, vận động 90 triệu người rùng rùng mà chạy về phía trước, vứt bỏ những cái gì cồng kềnh, sử dụng khinh kỵ, chiến xa, để mà thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Nếu đích đến là con người hưởng thụ như ở Anh, ở Mỹ thì sao không tìm cách thực hiện như thế, con người tư bản đỉnh cao. Trong khi con cháu cán bộ đều đi học ở đấy, tìm kiếm điều gì ở đấy. Nếu đích đến là con người xã hội chủ nghĩa, thì con người ấy là một con người như thế nào? Con người ấy có điểm nào hay hơn, vượt trội hơn…
Chạy đua với tốc độ dòng tiền tư bản, là tất yếu cuốn vào vòng xoáy của tư bản, của nền kinh tế thị trường, ở đấy mạnh được, yếu thua, không có bao che bao cấp.

Thật may mắn, cũng còn có một con người khác, con người ở Tây Tạng, hoặc con người ở Buhtan, những con người trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Có thể gọi đó là những con người chân giá trị.
Có 2 con người thực: NaUy Tây Âu và Buhtan Nam Á, và 1 con người ảo ảnh XHCN. Người Việt ta muốn trở thành con người nào và lãnh đạo Nhà Nước muốn định hướng sự lựa chọn điều này thế nào? Muốn đi tắt, đón đầu cái gì? Và dĩ nhiên, học thuyết Marx _ Leenin không thể giúp được trong lựa chọn này.

Bài 3. Khai dân trí là khai cái gì? Ai khai dân trí?



Bài 3. Khai dân trí là khai cái gì? Ai khai dân trí?
-        Người Pháp, khi sang Việt Nam, tuyên bố đảm đương sứ mệnh khai hóa thuộc địa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn thực dân hóa thời kỳ đầu, còn mang nặng tính khai thác bóc lột, vơ vét thuộc địa mang về mẫu quốc. Chính phủ Pháp cũng làm được một số việc: mở mang đường sá, quy hoạch các thành phố, dạy tiếng Pháp cho đội ngũ thư ký giúp việc, mở trường dạy học. Các cố đạo người Pháp, Bồ Đào Nha từ rất lâu trước đó, đã có công phổ biến chữ quốc ngữ khắp nơi, để ngày nay trở thành hệ chữ viết chính thống của Việt Nam. Những cái được và chưa được, công và tội của người Pháp có thể trả lời thiết thực nhất cho việc: ai được gì, ai có lợi gì từ cả 2 phía.
-        Tháng 8.1927 cụ Huỳnh Thúc Kháng - một chí sỹ yêu nước, một nhà văn hoá lớn của dân tộc đã sáng lập kiêm chủ bút báo Tiếng Dân, hay còn gọi là báo Dân Thanh. Báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận đầu tiên tại miền Trung. Những bài viết trên báo nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, giác ngộ ý thức chính trị cho các tầng lớp nhân dân nhất là trí thức, học sinh. Đồng thời báo Tiếng Dân còn là diễn đàn chính trị tố cáo, vạch trần âm mưu thủ đoạn chính trị của đế quốc tay sai. Tồn tại trong vòng 16 năm từ 1927 - 1943, với 1766 số, báo Tiếng Dân đã có những ảnh hưởng nhất định, có vị trí xứng đáng trong lịch sử báo chí nước nhà.
-        Giai đoạn trước 1945, lúc Đảng Cộng Sản cho người len lỏi vào các khu vực tập trung công nhân đông đúc, làm việc trong các khu vực khai thác bóc lột của thực dân: các đồn điền cao su, mỏ than, bến tàu, công trường hỏa xa/ đường sắt. Nơi nào dạy chữ thì dạy chữ, nơi nào tuyên truyền, vận động được thì cứ tiến hành, gọi là Giác ngộ giai cấp công nhân, nông dân.
-        Sau 1945, hai cuộc vận động tầm chính phủ đó là diệt giặc dốt và diệt giặc đói. Các chương trình bình dân học vụ mở ra khắp nơi xóm hẻm cùng quê.
-        Sắc lệnh về việc phổ cập giáo dục trình độ tiểu hoc (cấp 1)
-        Sắc lệnh về việc phổ cấp giáo dục bậc trung học cơ sở (cấp 2)
-        Sắc lệnh về việc phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông (cấp 3)
-        Việc thành lập và mở rộng cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc và chỉ tiêu 20.000 tiến sỹ.

Trước khi bàn vấn đề Ai Khai dân trí, và khai cái gì, chỗ nào, ta thử xem lại Tháp dân số.
  1. Theo tháp tuổi, thì dân trí đang thế nào. Về mặt nguyên lý, thì sau khi phổ cập giáo dục, thì dân trí ở mức nào? Với 1 tỷ lệ người học đại học/số dân, thì mặt bằng dân trí sẽ như thế nào? Nếu chưa đạt được điều ấy, ta cần lại xem xét mặt bằng giáo dục đại học đã làm hết nhiệm vụ khai dân trí hay chưa?
  2. Vấn đề gì xã hội hiện nay đang lấn cấn. Lấy ví dụ về các hiện tượng.
-        Hiến pháp, khi mời tham gia góp ý Hiến pháp, một khối phố, được tham dự 3 giấy mời (Bí thư chi bộ, Khối phố trưởng, và một người nữa). Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam từ 1946, đến 2013 đã qua 4 lần chỉnh sửa (1960, 1980,1992, 2013) liệu có bao nhiêu người thực sự đọc và hiểu Hiến pháp (100 ngàn/90 triệu), trong khi ai cũng nói nó là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản, và Sống phải làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
-        Nói chất lượng phải tính mấy yếu tố: Thứ nhất là chương trình có tốt không. Thứ hai là giáo viên có tốt không. Thứ ba là cơ sở vật chất có tốt không. 
-        Có hai vấn đề cốt lõi: Một là, mấy chục năm qua, thầy giáo không chỉ bị đãi ngộ vật chất quá thấp kém mà quan trọng hơn, trong một xã hội chính trị hóa, người thầy không còn được coi trọng như trong xã hội dân sự trước kia. Nấc thang giá trị của thầy giáo ở dưới các cán bộ Đảng và tất cả các cán bộ đoàn thể. Hai là nền giáo dục Việt Nam bị chính trị hóa sâu sắc, bị chỉ đạo bởi ý thức hệ, nhằm đào tạo ra những công cụ trung thành phục vụ chế độ. Giáo điều, triệt tiêu tự do tư tưởng, cắt cánh tưởng tượng sáng tạo, không tôn trọng cá tính... đều xuất phát từ đó. Sản phẩm của một nền giáo dục như vậy sẽ không thể hội nhập được với nhân loại hiện đại và chắc cũng không thể là nguyên khí quốc gia trong sự nghiệp hiện đại hóa. Trong thời đại toàn cầu hóa, dù quan tâm đến thực tế đất nước, nhưng không nên tạo ra một nền giáo dục dị biệt với thế giới. Giáo dục phải tuân theo các giá trị phổ quát của nhân loại, tự do dân chủ, bình đẳng. Những nước đi sau như chúng ta rất cần tham khảo, học theo các nền giáo dục tiên tiến.
-        Tại Hội nghị TƯ 4, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đặc biệt, có một câu hỏi lớn, rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn kẽ là: “Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu?.....Vướng mắc chính là ở chỗ nào?”
- Mới đây các cơ quan thanh tra Việt Nam khảo sát cho biết có 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, trong 20 vụ tham nhũng lớn nhất thì 50% xảy ra ở doanh nghiệp nhà nước. (chưa xong)



P/S: Nội dung bài 3 đã thay đổi, đọc tại dưới đây.

>>> Khai dân trí: CHỐT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét