Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Bôxít, bauxite và một Tây Nguyên chết!


Ngày 17/3/2011 “Tây Nguyên hạn nặng
TT - Liên tục trong những tháng qua, nhiều khu vực tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông... hoàn toàn không có mưa, khiến mùa khô ở Tây nguyên trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Người dân xã Ia Tiêm (Chư Sê, Gia Lai) đào giếng giữa hồ kiếm nước cứu cà phê - Ảnh: T.B.D.

Ngày 25/4/2011 “Caphê khát”, Báo Tuổi Trẻ
“Hạn hán đang hoành hành khắp các tỉnh Tây nguyên. Những dòng suối cạn kiệt, trơ đáy một cách đột ngột. Nhiều rẫy cà phê thời điểm này đáng lẽ phải được tưới đợt thứ ba trong năm để bung hoa, nhưng không có nước nên đành bỏ héo.
Người trồng cà phê ở nhiều địa phương đã cắn răng chặt bỏ cây đang chờ ngày thu hoạch để chuyển sang trồng hồ tiêu vì nghĩ rằng trồng tiêu chỉ tốn 1/3 lượng nước tưới”

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Viết 1 bài báo khoa học!

 “Ngang, sổ , phẩy, mác họp lại thành chữ. Chữ ghép vào với nhau thành ra câu. Câu trộn lộn với nhau thành ra chương. Trẻ con 5, 6 tuổi phải dậy nó biết chữ, biết chữ rồi phải dạy nó chắp chữ thành câu. Chắp 5, 6 chữ thành câu rồi phải dậy nó sắp câu thành chương: Trước hết hãy dạy sắp 5,6,7 câu thành một chương, kế dạy đến sắp mười câu trở lên làm một chương! Khi đã sắp được hơn mười câu thành một chương rồi, lại dạy cho sắp 5 câu hay 4 câu thành một chương, 3 hay 2 câu cho đến 1 câu thành một chương. Khi đã hiểu sắp 1 câu thành 1 chương thì đưa cho nó vở Mái Tây nó đọc” (Truyện Tây Sương Ký, tr 500).
Trước khi đọc một blog của GS Tuần, tôi cũng đọc nhiều cuốn sách về viết, nhưng rối rắm. Và hầu như không có chỉ dẫn kiểu “mách mẹo” tận tình như thế này. Và về viết 1 bài báo khoa học thì hầu như chưa có chỉ dẫn, mặc dù tôi cũng đã được đăng 1 bài trên Tạp chí 0,5đ nhưng thực tình nghĩ nó chưa đạt, cần phải viết nhiều hơn. Sau này, đọc nhiều tạp chí gọi là có cộng điểm, tôi cũng thất vọng vì hàm lượng khoa học trong đó. Nay nhân đọc được những chỉ dẫn cặn kẽ của GS Nguyễn Văn Tuấn, tôi gom lại, làm sườn bài cho mình. Bạn đọc có thể xem chi tiết các chỉ dẫn tại bản gốc blog GS Tuấn:

Nên theo chủ nghĩa gì?


Đôi lời cùng Giáo sư Nguyễn Đức Bình và góp ý với Đảng Cộng sản Việt Nam
                                                                                         Nguyễn Quang A


           Sau khi đọc bài “Xây dựng Đảng ta thực sự vững mạnh” của giáo sư Nguyễn Đức Bình đăng trên báo Nhân dân ngày 23-2-2006 và được trích đăng trên Tuổi trẻ ngày 25/2/2006, tôi muốn có đôi lời trao đổi với Giáo sư mà chưa có ý định góp ý cho dự thảo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trình lên Đại hội X. Nay đọc lại bản thảo ban đầu, tôi thấy mình nên sửa đổi đôi chỗ và thêm một phần cuối, như phần kết luận, để bài viết có thể mang nội dung như tựa đề trên.
            Trước hết, xin có đôi lời với Giáo sư:
            Thứ nhất, tôi hoàn toàn nhất trí với Giáo sư là: “đã đến lúc tất cả phải được đặt trên bàn nghị sự”. Nhưng phải hỏi ngay giáo sư (và một số người khác) rằng, ai được quyền đặt “tất cả lên bàn nghị sự?” Tôi cho rằng tất cả những ai quan tâm đều có quyền đó, cho dù ý kiến của họ có khác nhau đến đâu, chứ không phải chỉ có những người có “đặc quyền” hay “độc quyền” mới có quyền đó. Tôi chắc Giáo sư khó phản đối quan điểm này của tôi. Cứ cho là như vậy đi, thì những câu tiếp theo của Giáo sư như ‘… đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trước đây, hiện nay và cả trong tương lai không gì thay thế được. Bởi ở nước ta không có đất cho một đường lối chính trị nào tốt hơn khả dĩ được nhân dân chấp nhận ngoài đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khách quan lịch sử mà nói, một đường lối khác, chẳng hạn đường lối xã hội dân chủ ai đó đang mơ tưởng, dù có tô vẽ nguỵ trang thế nào đi nữa thì rốt cuộc vẫn không thể khác gì là một đường lối đưa dân tộc ta đi con đường tư  bản hoang dã tồi tệ nhất, cuối cùng không tránh khỏi trở lại số phận nô lệ hay phụ thuộc vào các thế lực đế quốc phản động, thực dân mới kiểu mới.”, cũng như tất cả các ý kiến khác nêu trong bài báo đó, phải đọc xem là ý kiến của một cá nhân cụ thể - của Giáo sư Nguyễn Đức Bình.