Trang 160. Ngài Sherman: Vấn
đề không phải con người có những quyền tự nhiên nào, mà là những quyền
đó được xã hội bảo đảm như thế nào. Nếu một số người chấp nhận trao nộp
một số quyền nhiều hơn những người khác để đạt được mục đích, thì không
cần phải tranh cãi làm gì.
Nhưng nếu tất cả mọi người đều đòi sự bình đẳng, thì chắc chắn sẽ gây
nguy hiểm cho quyền của một số người. Người giàu cũng tham gia vào xã
hội với người nghèo, nhưng họ phải trao nộp nhiều hơn nguời nghèo dù với
một lá phiếu bình đẳng, người giàu vẫn được an toàn. Nhưng nếu người
giàu lại có nhiều lá phiếu hơn người nghèo, căn cứ vào tài sản của mình,
thì ngay lập tức, số phận và quyền lợi của người nghèo sẽ bị nguy hiểm.
Đó là quan điểm chủ đạo để hình thành nên CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP BANG.
Trang 73. Ngài Sherman. Xã hội văn minh nào cũng đều chia thành những phe phái, những tầng lớp và những lợi ích khác nhau, tất yếu phải bao gồm người giàu và người nghèo, những chủ nợ và con nợ, những lợi ích nông nghiệp, thương mại hay sản xuất, những công dân cư trú ở vùng này, hay vùng kia, những người ủng hộ chính trị gia này, chính trị gia kia, những con chiên theo tôn giáo này, hay tôn giáo khác. Trong mọi trường hợp khi đa số thống nhất cùng một mục đích, hay tâm trạng chung, thì quyền của thiểu số sẽ bị nguy hiểm.
Vậy đâu là động cơ kiềm chế những nguy cơ này?
Trang 73. Ngài Sherman. Xã hội văn minh nào cũng đều chia thành những phe phái, những tầng lớp và những lợi ích khác nhau, tất yếu phải bao gồm người giàu và người nghèo, những chủ nợ và con nợ, những lợi ích nông nghiệp, thương mại hay sản xuất, những công dân cư trú ở vùng này, hay vùng kia, những người ủng hộ chính trị gia này, chính trị gia kia, những con chiên theo tôn giáo này, hay tôn giáo khác. Trong mọi trường hợp khi đa số thống nhất cùng một mục đích, hay tâm trạng chung, thì quyền của thiểu số sẽ bị nguy hiểm.
Vậy đâu là động cơ kiềm chế những nguy cơ này?