Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Tranh cãi về quyền Tư pháp.




Trang 160. Ngài Sherman: Vấn đề không phải con người có những quyền tự nhiên nào, mà là những quyền đó được xã hội bảo đảm như thế nào. Nếu một số người chấp nhận trao nộp một số quyền nhiều hơn những người khác để đạt được mục đích, thì không cần phải tranh cãi làm gì.
     Nhưng nếu tất cả mọi người đều đòi sự bình đẳng, thì chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho quyền của một số người. Người giàu cũng tham gia vào xã hội với người nghèo, nhưng họ phải trao nộp nhiều hơn nguời nghèo dù với một lá phiếu bình đẳng, người giàu vẫn được an toàn. Nhưng nếu người giàu lại có nhiều lá phiếu hơn người nghèo, căn cứ vào tài sản của mình, thì ngay lập tức, số phận và quyền lợi của người nghèo sẽ bị nguy hiểm. Đó là quan điểm chủ đạo để hình thành nên CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP BANG.
Trang 73. Ngài Sherman. Xã hội văn minh nào cũng đều chia thành những phe phái, những tầng lớp và những lợi ích khác nhau, tất yếu phải bao gồm người giàu và người nghèo, những chủ nợ và con nợ, những lợi ích nông nghiệp, thương mại hay sản xuất, những công dân cư trú ở vùng này, hay vùng kia, những người ủng hộ chính trị gia này, chính trgia kia, những con chiên theo tôn giáo này, hay tôn giáo khác. Trong mọi trường hợp khi đa số thống nhất cùng một mục đích, hay tâm trạng chung, thì quyền của thiểu số sẽ bị nguy hiểm.
       Vậy đâu là động cơ kiềm chế những nguy cơ này?
Nghiên cứu cẩn thận vấn đề này sẽ cho thấy sự trung thực là chính sách tốt nhất, nhưng kinh nghiệm cho thấy điều này ít được các tổ chức cũng như các cá nhân coi trọng ... Lương tâm, sự ràng buộc duy nhất còn lại, thì không giống nhau ở các cá nhân: đa số hầu như có rất ít lương tâm... Bài học mà chúng ta rút ra được là nơi nào đa số thống nhất một mục đích chung và có cơ hội, thì quyền của thiểu số sẽ không được bảo đảm. Do vậy, nếu theo điều 4 Hiến Pháp Việt Nam, Đảng Cng Sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân. Vậy thì quyền lợi của 2 giai cấp này sẽ chèn ép quyền lợi của những người không thuộc 2 công nhân và nông dân. Vấn đề khác là hiện nay có bao nhiêu người thuộc giai cấp Công Nông. Xem xét trong 2 lĩnh vực: lĩnh vực lao động và khu vực phân bố. Khoảng 80% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, vậy tất cả hđều thuộc về giai cấp nông dân? Mức đđô thị hóa tại Việt Nam đang vào khoảng 27% và khu vực kinh tế không chính thức (dân doanh) chiếm khoảng 50% kinh tế đô thị, và những người làm trong lĩnh vực kinh tế không chính thức này không thuộc giai cấp công nông.


TRANH LUẬN VỀ BỘ MÁY HÀNH PHÁP.
 Ngày 1 tháng Sáu và ngày 4 tháng Sáu 1787
Mọi đại biểu đều tán thành mô hình phân chia quyền lực nhằm kiểm soát và đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh chính quyền.
...
Ngài Wilson:  Tán thành việc trao quyền hành cho một người duy nhất, bởi một người sẽ có trách nhiệm cao nhất và có nhiều quyền hành nhất. Ông thừa nhận những quyền phải được trao cho nhánh hành pháp là các quyền thi hành luật pháp, quyền bổ nhiệm viên chức chính phủ, những quyền này sẽ không thích hợp nếu trao cho Quốc Hội.
Ngài Randolph: Nhánh hành pháp phải đảm bảo tính độc lập và để đảm bảo sự độc lập thì cơ quan này phải gồm nhiều hơn một người.
Ngài Madison: Trước khi quyết định nhánh hành pháp gồm một hay nhiều người thì tốt hơn nên thảo luận về phạm vi quyền lực của những cơ quan này, nhưng quyền tất nhiên thuộc về hành pháp thì phải trao cho nó. Dù được một hay nhiều người điều hành thì việc xác định phạm vi quyền lực sẽ góp phần quyết định rằnglieeuj việc trao mọi quyền đó vào tay của một người duy nhất có an toàn hay không.
Tiếp đó, phần còn lại liên quan đến hình thức bầu chọn và nhiệm kỳ của nhánh hành pháp. (81)
Ngài Wilson: ... về mặt lý thuyết, ông ủng hộ việc dân chúng bầu cử trực tiếp. Những kinh nghiệm, đặc biệt là tại NewYork và Massachusets cho thây việc bầu chọn người điều hành tối cao bởi tất cả dân chúng là một mô hình thành công và thích hợp. Những người được lựa chọn theo mô hình này là những người có phẩm chất và tư cách cao quý, nổi tiếng và dân chúng đều biết tiếng.
Ngài Sherman: ủng hộ việc cơ quan lập pháp sẽ bổ nhiệm Tổng thống, nởi hành pháp là cơ quan thực thi mọi ý muốn của nhánh lập pháp. Sđộc lập của cơ quan hành pháp với nhánh lập pháp, về bản chất, theo ông là sđộc tài.
Sau mọi ý kiến tranh cãi, thống nhất bỏ phiếu là nhánh hành pháp là một người, nhưng vấn đề bầu chọn vẫn không ngã ngũ. Sau này, mới quyết định Tổng thống được bầu bởi đại cử tri
Ngài Wilson: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét