Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Trương Duy Nhất, phạm tội chê lãnh đạo (!?)

Trương Duy Nhất phạm tội vì 12 bài viết. Hơ hơ, biên bản điều tra tốn 918 trang, đến hồi kết thúc vụ án chắc mất khoảng 1.000 (X918 trang) = 1 triệu trang giấy. Một người ngay cả quyền CHÊ cũng không được thì NHỮNG LỜI NÓI TỐT, KHEN NGỢI sẽ là vô nghĩa. KHEN đảng tới TRỜI như Hoàng Hữu Phước thì quá tốt, còn chê lãnh đạo như TRƯƠNG DUY NHẤT thì không được sao??? Hơ hơ, vui nhỉ, đúng là Việt Nam dân chủ vạn lần xã hội tư bản.

 NQL: Đọc để biết sự hài hước trong vụ án này, cái tội mà Trương Duy Nhất bị bắt và buộc phải ra tòa là tội láo. Cũng giống tội khi quân thời phong kiến xa xưa, dưới chế độ ưu việt vạn lần hơn này, láo với lãnh đạo cũng là một trọng tội

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Đàn áp nhằm che đậy điều gì???

Công dân có quyền tự do lập Hội, tự do biểu đạt ý kiến của mình. Người dân đóng tiền nuôi nhà nước và công chức không phải để cho những dịch vụ rỗi hơi và hạn chế quyền công dân như thế này. Nguyễn Văn Thạnh kẻo bị bắt vì chở trên xe một bao cao su không có hóa đơn vận chuyển!


Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

ART NUDE – Ảnh khỏa thân nghệ thuật của Dương Quốc Định

Tác giả: Dương Quốc Định
 
http://kimdunghn.wordpress.com/2013/11/06/art-nude-anh-khoa-than-nghe-thuat-cua-duong-quoc-dinh/
Dương Quốc Định sinh năm 1967, mê vẽ từ nhỏ, từng tốt nghiệp ban Đồ họa công nghiệp (Trường Mỹ thuật Đồng Nai) năm 1989.
Mấy năm gần đây dân chuyên nghiệp chụp ảnh chắc không ai xa lạ với Dương Quốc Định, bởi anh đã đạt rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật ở trong và ngoài nước. Mới đây anh vừa vinh dự được nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ VII trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Hội trường lớn Tòa thị chính thành phố (Italia) ngày 11/05 với sự có mặt của ông Riccardo Busi Tổng thư ký Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), ông Fulvio Maerlak Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Italia (PIAP) cùng nhiều quan chức và đại diện giới nhiếp ảnh của Italia và thế giới. 

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Về với nhân dân, đồng bào.

          
         Vào Đảng bây giờ với lời tuyên thề gắn với lý tưởng gì? Trung thành với Đảng, để bảo vệ nhóm lợi ích Đảng, trung thành với nhân dân, xây dựng Tổ quốc ư. Thật là hoang đường! Đảng gắn với lợi ích, khi những người trẻ, phấn đấu thăng tiến nhanh chóng trong hệ thống cấp bậc và tuân thủ cuộc chơi của guồng quay hệ thống.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Dấn thân để làm gì?


 Hôm nay, 02/12/2013, sinh nhật TS. Cù Huy Hà Vũ. Ảnh chụp ngày 18/11/2013
      “Tôi không thừa nhận bất cứ nghĩa vụ nào đối với loài người ngoại trừ một nghĩa vụ: tôn trọng sự tự do của họ và không tham gia vào một xã hội nô dịch. Đối với Tổ Quốc của tôi, nếu nó không còn tồn tại ( như nó phải tồn tại), thì tôi sẽ xin được vào tù 10 năm. Tôi sẽ sống mười năm đó để tưởng nhớ và biết ơn vì những gì tổ quốc này đã từng có trong quá khứ. Đó sẽ là hành vi thể hiện lòng trung thành của tôi, thể hiện rằng tôi từ chối sống và làm việc cho cái xã hội đã thế chỗ vào Tổ Quốc cũ của tôi.


“Tôi tới đây để nói rằng tôi không công nhận quyền của bất cứ ai với bất cứ giây phút nào trong cuộc sống của tôi. Tôi không công nhận quyền của bất cứ ai với bất cứ phần sức lực nào của tôi. Bất kể đó là ai, họ đông tới đâu hay nhu cầu của họ lớn đến mức nào.
          “Tôi muốn tới đây để nói rằng tôi không tồn tại vì người khác.
 “Cần phải nói rõ điều này. Thế giới này đang bị diệt vong vì đã quá lạm dụng khái niệm hy sinh bản thân.
          “Tôi muốn tới đây để nói rằng sự chính trực trong công việc sáng tạo của một người quan trọng hơn bất cứ nỗ lực từ thiện nào. Những người không hiểu được điều này chính là những kẻ đang huỷ diệt thế giới.
           “Tôi muốn tới đây để tuyên bố những nguyên tắc của tôi. Tôi không tồn tại theo bất cứ  nguyên tắc nào khác.
   
 

>>> Đọc lời bào chữa của Howard Roark, suy nghĩ về hành động của Cù Huy Hà Vũ (2/2)

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

những tội đồ của dân tộc.

Nếu không chịu thay đổi cách tư duy vì dân tộc, những cơn lũ sẽ nhấn chìm những cái gì thuộc về cổ kính lẫn quá khứ.

   

    "... Có phải sự nói láo khởi đầu ở tầm cấp cao quốc gia khi trong Lời nói đầu của Hiến pháp đã nói: Dưới ánh sáng của tư tưởng Mác Lê nin, hoặc trong Điều 4: Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân... Một sự khởi đầu của quốc gia đã nói láo, KHÔNG DÁM ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT thì hy vọng gì  có được những công dân nói thật !???... Và khi một quốc gia không nói thật thì nó sẽ đi về đâu?"

         Thời gian của một cá nhân người dân thì có hạn, thời gian LÀM QUAN của cá nhân cũng có thời hạn, nhưng nếu Bấm nút thông qua Hiến pháp lần này thì thời gian của Đảng Cộng sản còn kéo dài tương ứng với thời gian tụt hậu của dân tộc Việt Nam. 

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Bấm nút thông qua Hiến pháp 92 sửa đổi

   NHỮNG TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC.
"... Giải pháp phải bắt đầu từ Hiến pháp, trong đó mọi nhóm người hay cá nhân đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền và lợi ích như nhau. Việc giành độc quyền cho nhóm này trên nhóm khác là nguồn gốc sự bất ổn xã hội và tất yếu dẫn đến bạo lực..."

  Ông Nguyễn Sỹ Dũng: "Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai." 

Ông Trương Trọng Nghĩa: "...bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước... Hậu thế sẽ phán xét Quốc Hội khóa XIII.. "

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Đến bao giờ thoát khỏi giai cấp?

Khi nào thì những người lao động Việt Nam, thoát khỏi cách ách "giai cấp" mà Đảng Cộng sản đã quàng vào người họ.
Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong của Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, liên minh với tầng lớp trí thức.
Có ai nói được, đội quân tiên phong ấy là giai cấp nào? Đội quân ấy gồm những ông chủ tịch tỉnh, nhà to hơn khẩu đại bác.
Thủ tướng của chúng ta thuộc giai cấp nào?

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Khai dân trí: CHỐT

LÀM THẾ NÀO KHAI DÂN TRÍ, trong một xã hội mà tính Đảng TOÀN TRỊ, mị dân.


Đảng hiện diện quanh ta, lúc đi ăn, lúc bật tivi, lúc đi (đọc báo), lúc ra đường, lúc vào cơ quan... tai – mắt – mũi – miệng, lúc nào cũng Đảng, Đảng, Đảng... Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, ơn Đảng,...

Đảng trong bạn bè ta, trong gia đình ta, trong mọi thứ, hàng ngày... Đảng bám riết trong trí óc, nhồi vào máu, công ơn trời bể của Đảng, và Đảng luôn lãnh đạo, ai cũng phải thừa nhận, Đảng chính là VUA, là máu thịt, là tủy não. Thử hỏi, như vậy có gọi là dân chủ, mà phải gọi chính xác, đó là Đảng chủ.

Dạy lịch sử thế nào?(*)


Góc nhìn của nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc về cách dạy sử ở nhà trường và việc bồi đắp tình yêu nước.
Tuyên truyền thường... ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời). Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Đất nước đòi hỏi phải đổi mới

  Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động

  Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiên trì quan điểm “Nếu điều chỉnh lương tối thiểu đảm bảo ngay nhu cầu tối thiểu thì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may, da giày gia công sẽ phá sản.” Quan điểm này vừa trái với các nghị quyết nói trên của Đảng, vừa sai với thực tế và trái với lý luận: Giá trị sử dụng của thứ hàng hóa đặc biệt sức lao động là ở chỗ nó sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Do đó người sử dụng lao động phải trả mức lương tối thiểu không chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao động mà còn phải có dư để nuôi sống gia đình anh ta, đảm bảo tái sản xuất sức lao động (Marx, Engels T23, trang 252). Ý kiến chưa thể tăng lương tối thiểu đủ mức sống tối thiểu giống như đại diện nhóm lợi ích của các ông chủ tư bản hoang dã. Thế mà tại sao họ không bị khiển trách?

Khai dân trí - Bài 2. Thời đại đã bị lệch pha và sự đi tắt đón đầu.




          Từ con người Phục Hưng: hoàn hảo như Hy Lạp + Tin vào Chúa + Tính kỷ luật hệ thống như người La Mã, đến thời kỳ Baroc, xu hướng làm kinh tế >>> xu hướng sản xuất tăng cung. Từ con người biết tất cả mọi thứ, chuyển sang giai đoạn 1 cây kim, chia cho 5 người làm, rồi tiến dần đến dây chuyền, mà trong đó mỗi người chỉ làm duy nhất 1 động tác, dưa tay lên xuống... Đến bây giờ, cuộc sống ở đô thị nếu cúp điện 1 ngày, tắt sóng điện thoại, wifi,... ở quê nếu cúp tivi 1 ngày...

Họ làm báo cẩu thả mức độ nào?

Báo Công lý: "Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chỉ đạo vụ nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ."

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

"Bí thư Tam Kỳ..."

Mới đầu mình đọc bài (Quảng Nam: Dân gồng mình chống bão, Bí thư Tp Tam Kỳ "vô tư" ngồi nhậu), nghĩ rằng thứ vớ vẫn ri mà cũng có báo đăng, mà lại là Báo Công lý, của Tòa Án nữa. Giờ đọc lại thấy bài báo thật hiểm, mặc dù kỹ thuật viết rất sơ đẳng, vơ đại vài ba tấm hình, chả có bằng chứng gì, như là nói vu vơ, chả có cái hình bằng chứng nào ra hồn. 

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

KHAI DÂN TRÍ, 3 lợi ích, được gì và mất gì? Bài 1

Khai có nghĩa là khơi, thông: Mở toang hoặc mở hé hé, cũng là mở, trường hợp nó là ánh sáng, là nước, là không khí, là hạt cát, là gió, là nhiệt độ, là virut, là ý tưởng, là suy nghĩ… chỉ cần hé một tí, khơi 1 tí, không cần toang.
Khai có nghĩa là khai mở: Mở toang 1 cánh cửa để bước vào một căn phòng, một căn bên cạnh, một căn kế tiếp hoặc một thế giới hoàn toàn khác lạ. Đối với hạt vật chất lớn hơn, to bằng con người, thì phải mở toang, để bước vào. Người đầu tiên, người thứ hai, người kế tiếp… lần lượt > 50% của 90 triệu người.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đám ma Ngoại truyện

1. 
       Câu hỏi tại sao ông mất ngày 3/10 mà đến tận ngày 12, 13/10 mới truy điệu? Cái này về mặt văn hóa phong tục tập quán là đã sai rồi. Người chết đó, xác Cụ vô thùng lạnh ở Nhà tang lễ, ở nhà chẳng lo gì, đến 5h AM ngày 12/10 mới lôi thùng ra liệm, trong khi con dân cứ ăn chơi nhảy múa đến 10 ngày sau mới mặc đồ tang đi viếng. Cái này theo facebook/huynhquochoi thì văn hóa có lẽ ngày một suy đồi.
   - Có thể lý do 1: quốc tang mà, cần có thời gian chuẩn bị chu đáo (?!). Có Ban tang lễ quốc gia làm gì chứ, hay như là lính PCCC, chữa cháy là để cháy hết, chỉ chống cháy lan.
   - Có thể lý do 2: đợi bạn bè quốc tế thăm viếng. Mà thực ra chả có ai viếng. Chỉ có Đảng và Nhà Nước Lào, Đại biểu Đảng Nhân dân Campuchia, và một ông nào đó ở Algieri [1]
   - Có thể lý do 3: cấn Hội nghị TW 8 từ 30/9 - 9/10. Lý do này là hấp dẫn nhất. Mà Hội nghị này cũng vô cùng tẻ nhạt theo bình luận của BBC [2]

2. 
        Tại sao để tang không hết ngày mà lại quy định từ 12h ngày 11 đến 12h ngày 13/10. (Hic, sao giống như trả phòng Khách sạn trước 12 h trưa).  

TRONG KHI HẠ HUYỆT LÚC 16 H. THÌ đến 12h ngày 13/10 thì loa phường thông báo dẹp cờ rũ để đón Thủ tướng Trung Quốc.
                                Nguồn từ TXT Vàng Anh ttxva.org
Cái này thì không phải là văn hóa suy đồi, mà có lẽ không biết phải gọi bằng từ gì??? MẤY THẰNG ĐỂU CÁNG. Nhà anh có tang, khách đến chơi, phải biết lễ và anh cũng phải thủ lễ cho quốc tang của mình. Ôi, các đồng chí??? Những người đã đổ máu xương nằm xuống không mong muốn vì một Tổ Quốc đang như thế này! THẬT LÀ HỖN LÁO VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

3.  Đọc điếu - văn
     Ông Trọng đọc Tổng kết TW 8 và đọc điếu văn có 1 cụm từ chung: "kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin". Đọc điếu văn thì nhạt, đọc điếu văn mà không lấy được giọt nước mắt nào từ người nghe thì quả thật, không đáng gọi là điếu - văn. Cơ mà hôm Tổng kết Hội nghị TW 6, ông còn khóc (vì Bộ Chính Trị đề xuất kỷ luật, đưa 175 ủy viên bỏ phiếu nhưng thống nhất không kỷ luật, không bắt được sâu) hôm nay đọc điếu văn chả khóc tẹo nào, lại gọi ông Đại tướng, hơn mình đến 34 tuổi, là anh Văn, thì khiên cưỡng và có vẻ vô lễ quá. Phải chi hồi trước ông làm giao liên cho Bác Giáp thì còn được. 

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Sống và chết

Nhân việc ông Võ Nguyên Giáp mất, từ ngày 3/10 để đến 12/10 mới cử hành tang lễ. Nhớ lại cuốn Tạng Thư sống chết, nay trích 2 đoạn lại đọc: Sống - Chết.   Nguồn:

PHẦN I - SỐNG
Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về sự chết xảy đến vào lúc tôi khoảng chừng bảy tuổi. Chúng tôi đang chuẩn bị rời vùng cao nguyên miền đông để du hành đến vùng trung tâm của Tây Tạng. Samten, một trong những thị giả của thầy tôi, là một thầy tu kỳ diệu rất tử tế đối với tôi lúc tôi còn bé. Ông có gương mặt sáng tròn mủm mĩm luôn sẵn sàng nở nụ cười. Ông được mọi người trong tu viện yêu mến vì tính tình ông thật tốt. Hàng ngày thầy tôi thường giảng dạy, làm phép quán đảnh, dẫn đầu những buổi lễ hay những thời khóa tu tập. Đến cuối ngày, tôi thường họp chúng bạn để đóng tuồng, diễn lại những công việc làm trong ngày, Thầy Samten luôn luôn cho tôi mượn tạm những bộ y phục mà thầy tôi đã mặc hồi sáng. Thầy chả bao giờ từ chối tôi việc gì.
Rồi bỗng Samten ngã bệnh, và điều rõ rệt là thầy sẽ không sống được nữa. Chúng tôi phải trì hoãn cuộc hành trình. Tôi không bao giờ quên được hai tuần lễ kế tiếp. Mùi hôi thối của chết chóc đang lơ lửng như đám mây phủ trên mọi sự. Mỗi khi tôi nhớ về khoảng thời gian ấy, thì cái mùi đó lại trở lại trong tôi. Tu viện ngập tràn một ý thức mãnh liệt về cái chết. Tuy vậy, điều này tuyệt nhiên không có gì ghê gớm hãi hùng; vì với sự hiện diện của thầy tôi, cái chết của thầy Samten mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó trở thành một bài học cho tất cả chúng tôi.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bài đáng đọc: Việt Nam - cơ hội và thách thức

20-09-2013

Thách thức và cơ hội – sự lựa chọn của nước ta

 Nguyễn Trung
Sự thật là, dù nhìn từ bất kể phương diện nào – đối nội hoặc đối ngoại, kinh tế hoặc chính trị hay quân sự, hoặc trên các phương diện văn hóa, xã hội.., - tình hình bắt buộc nước ta phải tiến hành một cuộc cải cách chính trị vĩ đại, để trở thành một quốc gia có bản lĩnh đứng vững vàng trong khu vực ngày càng trở nên nóng bỏng này…
... Nước ta đang đứng trước một thực tế rất nhạy cảm: Hoặc là Việt Nam thực hiện được vai trò và nghĩa vụ mà ASEAN mong đợi; trong trường hợp này ASEAN mạnh lên và Việt Nam cũng nhận được từ ASEAN và cộng đồng quốc tế điều mình mong đợi. Hoặc là trường hợp Việt Nam bất lực, thậm chí giả sử Việt Nam đi ngược lại mong đợi của ASEAN (ví dụ: giả thiết rằng Việt Nam và Trung Quốc “đi đêm” với nhau trong đàm phán song phương Việt – Trung…), Việt Nam sẽ rơi vào một thế bị cô lập nguy hiểm - không phải chỉ trong phạm vi ASEAN, mà còn trong phạm vi quốc tế[88].

Xin hình dung trước mắt ta là tấm bản đồ: Phía Bắc là Trung Quốc, phía Đông và Nam là sự uy hiếp của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Tây là các “điểm ASEAN” đã bị Trung Quốc chọc thủng… Không thể nhắm mắt trước một tấm bản đồ như vậy. 

Hễ là người Việt Nam thì cần nhìn thẳng vào tấm bản đồ này và lựa chọn quyết định phải lựa chọn.

Trên thế giới ngày nay không còn liên minh ý thức hệ (ví dụ như sự ra đời và tồn tại “phe” XHCN trước đây), song lại có đòi hỏi bức thiết về liên minh của lợi ích cùng chiều, liên minh của các giá trị và của sự phát triển,. Điều này có nghĩa Việt Nam chỉ có thể có được một ASEAN như mình mong đợi, nếu Việt Nam tự phát triển và tự dấn thân mạnh mẽ.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Ai like Tam Kỳ thì bấm vô đây!



 Người Tam Kỳ đọc thơ về TamKỳ.
                                             


     (Khổng Miếu Tam Kỳ) - Ảnh của anh Hồ Xuân Tịnh - Blog Tư Cận


TAM KỲ PHỐ NHỎ
                                                        Tác giả Macphuongdinh blog

Đã nhiều lúc mong trở về, ghé lại
thăm Tam Kỳ thành phố nhỏ của tôi
phố rất nhỏ nhưng mang đầy kỷ niệm
vẫn ngọt ngào trong nỗi nhớ khôn nguôi

Đường Phan Chu Trinh dọc theo quốc lộ
phố trệt, lầu, lỏi chỏi đứng nhìn nhau
những bóng cây không đủ che ánh nắng
phía bên sông, đồng ruộng nhỏ xanh màu

Ngõ Trần Cao Vân chạy lên Tiên Phước
ngôi trường xưa nằm lặng lẽ đằng sau
cây đa cổ vẫn lạnh lùng rũ bóng
nhìn tháng ngày nắng đổ với mưa mau

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Đề xuất mô hình cấp Vùng trong Hiến Pháp (*)

... "8. Về đơn vị hành chính (điều 115), nên chia Nước thành Vùng, Tỉnh, Huyện xã. Nên bổ sung Vùng. Nước Việt Nam nên chia thành 8- 12 vùng và 5-7 tỉnh để quyền lực kinh tế và lãnh thổ không bị chia cắt, mâu thuẫn. Mỗi Tỉnh đều có nhà máy đường, cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, resort du lịch.... Nếu cơ hội sửa Hiến pháp lần này không tập trung quyền lực địa phương lại thì bài toán cơ hội phát triển Việt Nam vẫn còn xa vời lắm. Ví dụ: Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi nên hợp thành một Vùng Quảng Nam". Trích tại bản Góp ý Dự thảo Hiến pháp tại Phường An Xuân ngày 01/2/2013
  
Copy lại từ http://hoiktsquangnam.blogspot.com/2013/09/e-xuat-mo-hinh-cap-vung-trong-hien-phap.html
(*) tựa đã được sửa lại theo ý của Blog
Viết email In
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, tỉnh ở Việt Nam là đơn vị hành chính cấp trực tiếp dưới quốc gia. Vượt qua nhiều thập kỷ, hay cả hàng trăm năm từ khi thành lập, mỗi tỉnh ở nước ta đều khá độc đáo về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá, tập tục và lối sống, thậm chí hình thái ngôn ngữ,... do đó, đơn vị hành chính cấp tỉnh chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài ở Việt Nam.
Hiện nay, lãnh thổ nước ta được phân thành 63 tỉnh thành, với quy mô diện tích và dân số một tỉnh trung bình tương đối nhỏ so với các yêu cầu phát triển hiện nay và so với quy mô tỉnh của các nước khác trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á (xem Bảng 1). Quy mô nhỏ đó phù hợp với các giai đoạn phát triển trước 1975 và trước chính sách Đổi mới, khi năng lực quản lý hành chính còn hạn chế và nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. 

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Uẩn khúc trong điều 4 Hiến pháp - GS Hoàng Xuân Phú

30-08-2013

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

cũng chỉ là con dân
mà xưng là thiên tử
 
Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:
"Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
"Đội tiên phong" là gì vậy? Nghe mãi đâm quen, thấy oai oai, nhưng thực ra nó là cái gì? Trong ngôn ngữ thông dụng, cái từ này thường chỉ "đạo quân ở vị trí đi đầu để ra mặt trận". Thời xa xưa, khi còn đánh nhau bằng cơ bắp và vũ khí thô sơ, cả đạo quân ngàn vạn người cũng chỉ trông cậy vào võ nghệ của mấy vị tướng đầu quân, thì cả tướng lẫn quân của "đội tiên phong" cũng chỉ là thuộc hạ để nhà vua sai bảo. Ngày nay, lãnh đạo cao nhất lại càng cố thủ ở hậu phương, chứ không "tiên phong" ra mặt trận. Nếu vậy thì oai cái nỗi gì, mà lại gán cho đảng cái cương vị hạng hai, hạng ba, mà đôi lúc còn bị dùng để "thí tốt"?

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Truyền thông điệp gì, sự nhanh nhẩu thái quá và sự thật sau khi nói lại.

Ngày Thứ Ba đọc báo Thanh Niên, nói về vụ cháu bé sơ sinh tại Bệnh viện Quảng Nam bị trả về mai táng, khi nó vẫn còn sống.
Ngày tiếp theo hay sau đó, (mình không đọc), nói về hàng ngàn tờ xét  nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội là xét nghiệm khống, không làm xét nghiệm, kiểu như là đi khám thì họ không xét nghiệm, mà điền đại vô cho có, nên xét nghiệm người này giống với xét nghiệm người kia... thế thì làm sao có đủ cơ sở để bác sỹ chẩn bệnh chữa bệnh. Chiều hôm qua, cũng nghe Ba nói, một ông lão 81 tuổi, đọc báo mỗi ngày, nói với ông sui: "Kinh khủng quá anh hỉ'. (Cái này gọi là dư luận sau khi nhận thông điệp từ báo chí)

Tối, chợt liếc qua 1 tin về Bệnh viện Hoài Đức, thì ra đó KHÔNG LIÊN QUAN Y ĐỨC, mà là tham nhũng, tham nhũng vặt, 60 triệu trong 8 tháng, và sử dụng CHIA CHO CÁC KHOA và cá nhân, mục tiêu là lấy tiền của bảo hiểm.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Vấn đề “giai cấp” và vấn đề “Đảng cộng sản“

Một cái nhìn trở lại

Đây không phải là một luận văn, mà là một thiên bút ký thổ lộ nỗi niềm của một người 76 tuổi đời, 58 tuổi Đảng Từng làm Phó Chủ tịch Quốc Hội. 

Trần Độ  

NQL: Đọc để biết vì sao Trần Độ bị coi là phản động.
Tháng 9 này tôi tròn 75 tuổi (1923-1998). Thấy cũng cần ghi lại những suy nghĩ về cuộc sống và về sự đời, mà lâu nay tâm tư lúc nào cũng bị xáo trộn.
Tôi đã sống 75 năm trong 100 năm sôi động vừa qua. Tôi đã trải và nghiệm ra nhiều điều, nhiều lẽ. Những trải nghiệm này có nhiều điều hay và tốt. Nhưng cũng có những điều đau. Tôi ghi lại để tôi ngẫm cùng tôi, nhưng những điều suy ngẫm ấy có thể giúp ích cho con cháu sau này, cho dù chúng cũng có những trải nghiệm của chúng.
Trải nghiệm một cuộc đời ngót nghét trăm năm không phải là ít, lại càng không phải là sự trải nghiệm một chiều. Nhưng trong những trải nghiệm trong chính cuộc đời tôi làm tôi phải suy ngẫm và trăn trở nhiều có lẽ có hai điều sâu sắc và phức tạp nhất, có tính chất học thuyết và nguyên lý.
Đó là vấn đề “giai cấp” và vấn đề “Đảng cộng sản“.
BÀI LIÊN QUAN:

I. VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP
Từ những năm tuổi 14-15, còn đang thời học trò cấp 2 (so với hiện nay), tôi và các bạn tôi đều có một trạng thái tinh thần rất giống nhau : chúng tôi rất sục sôi yêu nước, rất căm phẫn trước tình hình mất nước, tình hình dân tình đau khổ và sống đời nô lệ. Những cụm từ “nước mất nhà tan “, “vong quốc“, “hồn nước non “… đều lay động dữ dội tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi thấy hết sức tự nhiên coi mình như đã là những phần tử của một phong trào, một thiên hướng tư tưởng “cứu nước “. Mặt khác, hàng ngày, trong đời sống bản thân, trong quan hệ họ hàng và xóm giềng và rộng ra nữa, trong quan hệ hàng tổng, hàng tỉnh, chúng tôi đều trông thấy, nghe thấy biết bao nhiêu điều bất công, tủi nhục và oan khuất. Chúng tôi đều là con nhà nghèo, từ góc độ con nhà nghèo nhìn thấy tình hình xã hội như thế thì tâm tư càng đau khổ nhức nhối. Nhưng chỉ biết đến thế, chứ chưa giải thích được tình hình và tìm ra phương hướng, chưa giải đáp được những vấn đề được đặt ra. Cho nên cũng chỉ lặng lẽ cùng nhau đọc sách và mơ ước. Mơ ước những năng lực phi thường, mơ ước những phương sách lý tưởng và mơ ước đến tương lai huy hoàng của dân tộc. Những mơ ước ấy không thoát ra ngoài những điều đã được viết trong các tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc, mơ ước có những vị vua anh minh, những tướng quân tài cao chí cả.
Trong trạng thái tâm hồn như vậy, chúng tôi gặp gỡ và tiếp xúc với những ý tưởng mới của chủ nghĩa Mác, trong đó nổi bật là vấn đề giai cấp.
Chúng tôi tiếp xúc với vấn đề giai cấp như một sự bừng sáng mạnh mẽ và rực rỡ trong tinh thần.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Chương trình ẩm thực tại Tam Kỳ nếu bạn ghé!


Chương trình ẩm thực ở Tam Kỳ
Quán 1: Lẩu 10 Cá Lóc tại Kế Xuyên, cách Tam kỳ 15km về Bắc
Quán 2: Quán cá Đối, qua Quán Gò, cách Tam Kỳ 10km về Bắc
Quán 3: Quán lẩu Tôm, qua Ngã 3 Kỳ Lý về Nam 100m tay trái
Quán 4: Thịt chim hồ Sông Đầm các loạidơi, gà nước, cu xanh..., cả dế đồng
Quán 5: Thịt rắn 7 món, quán 1 tại Ngã 3 Kỳ Lý lên 1,5km , 2 là Qua Cầu An Hà đường Nguyễn Văn Trỗi. 3 là xuống đường Ông ích Khiêm, cách Hùng Vương 1km
Quán 6: chuyên gỏi cá + mực + sứa trộn, ở Tam Phú, cách cuối đường Lê Thánh Tông 2km
Quán 7: chuyên Cua, hàu ở Tam Anh, ngay chân cầu Bà Bầu, cách Tam Kỳ 7km
Quán 8: Ghẹ, mực phải vô Núi Thành (24km)
Quán 9: Sang trọng chút thì Long Phụng, gần cuối đường Hùng Vương, tôm hùm nhí 500n/kg
Quán 10: chỗ ngồi đẹp, giá phải chăng bình dân thì Đổi Mới, cách chân cầu Tây Kỳ Phú 1 300m về Nam
Quán 11: Bàn ghế teen, đông vui, lịch sự, hay được thưởng thức hát và ghi tar miễn phí của các nhóm nhạc, giá cực rẻ: Bạch Đằng quán đường Bạch Đằng, gần Coopmart

Mì ngon thì có:
-        Mì 10 ngàn đường Nguyễn Thái Học (Cống Bà Xèn)
-        Mì 15 ngàn: Mì Bà Hùng đường N24, giao Trần Quang Diệu
-        Mì Bà Dậu h không còn như xưa, cũng được, Trường Xuân
-        Mì Cây Trâm, Kỳ Chánh, cách TK 14km, ghẹ lột.
-        Mì Kỳ Lý cũng được ( nhưng sau nhà bẩn quá)
Ăn chơi thì có mít hông, cho vô chợ ăn bánh đúc, bánh cuốn ram, nem lụi
Ốc hút Chiều tím, đường Phan Chu Trinh
Bánh bèo, nậm, lọc ở đường Nguyễn Thái Học
Buổi sáng có các món:
-        Cháo Xương đường Huỳnh Thúc Kháng
-        Oospla đường Huỳnh Thúc Kháng
-        Bún Đợi đường Duy Tân (hết trước 7h sáng)

Ăn cơm:
- Cơm Gà Bà Luận đường Phan Chu Trinh vẫn là một lựa chọn, vì đó là một thương hiệu. Hơi đắt (con gà khoảng 600). Rượu vang 600-750 chai (không có vang Chilê). Một bữa ăn 4 người dao động từ 400-1,4T (chưa có rượu). Vẫn có cơm dĩa.Đắt so với Tam Kỳ, ăn với ở nhà, chứ đối với khách SG-HN thì vẫn bằng 1 bữa ăn cơm - nhậu.
- Cơm Gà Tam Duyên - Phan Chu Trinh, cơm đĩa 25N, ăn vẫn khỏe.
- Cơm Gà tay trái, gần đường tránh Nguyễn Hoàng đầu Nam, quán cho xe tải, ăn vẫn ngon.
- Cơm Bà Tề, đường Trần Quý Cáp, thương hiệu 50 năm, cơm trưa - tối ngon, đãi khách, giá cả văn phòng.
- Cháo Vịt buổi chiều cực ngon, sát bên Trường Phan Bội Châu hông trái.
Khách sạn 700 -1,2: Lê Dung 3 sao
Hồ Phú Ninh (250) , Biển Tam Thanh (200)
Nhà khách trung bình 200-250
KS Hùng Vương, 350


BÀI LIÊN QUAN

Người TAM KỲ

P/s: Người hiếu khách nhất Tam Kỳ đã đi vắng khỏi Tam Kỳ từ 15.7/2013. Anh em đến thì tự vận động nhé. Hẹn sang năm 2014! 
p/S2: Hôm nay, 3/2014 kiểm tra lại: gà Bà Luận chỉ còn 400n (so với 600), KS Lê Dung giá còn 430N giường đôi/630. 

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Xuống đường 21/7 抗议者在路上

抗议者在路上
Bờ Hồ 
Quảng trường Công xã Paris
Quảng trường tượng đài 29/3
Quảng trường 24/3


Đù móa nó!

Mẹ cái thằng bbcl giật tít và viết cách câu view/








Nhưng cũng thành thực nhìn lại chính sách và sự quan tâm của Nhà Nước khi đặt vấn đề trồng cây gì, nuôi cây gì: 
   Trồng cây xăng, nuôi con Cần T (xin lỗi)
Cho thấy một chính phủ điều hành yếu kém.
Đù móa ai? Chú Phỉnh!

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tổng bí thư: tôi còn phải cân bằng lợi ích nhóm

Tập Cận Bình “ Tôi biết làm thế nào?”


         
Tập Cận Bình “ Tôi biết làm thế nào?”  
            
 
          Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng Công số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của Tập Cận Bình với nhan đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này.
 
          Chúng tôi xin dịch nguyên văn làm tài liệu tham khảo.
        

           
Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ dàng
            Hôm nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tại sao và vì đâu?

Tối nằm vắt tay lên suy nghĩ. Cái gốc của vấn đề vẫn là con người, mà con người biến đổi, biến chất là bắt đầu tự sự học, cái mà họ được giáo dục.
Đọc truyện Ngô Tât Tố, Nam Cao..., giai đoạn 1945 và ngay cả đến thời của Ba mình, học xong 12, tú tài đã là một cái gì danh giá. Học xong đã có thể làm ông thông, ông phán, học xong tú tài tài đã có thể đi dạy. Có thể do mặt bằng dân trí ngày xưa, ít người được đi học, nên chữ được coi trọng, và những người được đi học, cũng là số nghèo học thật giỏi, hoặc ít ra con nhà giàu được nể trọng mới có thể đến trường.

Bây giờ, học xong đại học cũng còn lơ ngơ huống gì học xong lớp 12.
Cái đó là lỗi của sự học. Nhưng cái sự học bây giờ không phải do Bộ Học và Bộ trưởng Bộ Học quyết định, mà nó bị chi phối bởi các ông Tuyên Giáo, Tổng bí thư và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc học, cần xác định được phải xây dụng con người như thế nào? Cái sự học trong trường đảm bảo cái gì, gia đình chịu trách nhiệm gì và xã hội sẽ tác động vào các nền tảng đó như thế nào để những gì học được trong trường, và giáo dục trong gia đình để trở thành con người có ích cho xã hội, biết phát triển bản thân, cống hiến cho xã hội.
Nhà Nước, lẽ dĩ nhiên là sẽ còn tồn tại mãi mãi, trừ khí có thế chiến 3 với vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học sẽ mang chúng ta về thời bộ lạc nguyên thủy. Nhưng chế độ cai trị mỗi Nhà nước sẽ phải thay đổi, theo quá trình biến chuyển của mỗi xã hội để thích nghi với tình hình thế giới và tình hình của bản. Thế mà một xã hội bị nhồi nhét cái gì? một cái ánh sáng của thế kỷ XVIII về đấu tranh giai cấp. Một chế độ không tự thừa nhận những ai trái trong lý luận của mình để vẫn tiếp tục nhồi nhét.
Có một bản tin thế này
Khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật" có lẽ ai cũng biết, nhưng có mấy ai biết Hiến pháp là gì? Sao không đưa Hiến pháp vào giảng dạy. Mỗi công dân hiểu được Hiến pháp sẽ biết có nên bỏ phiếu cho điều 4 hay không, hay là tự biết làm thế nào để tham nhũng không còn tồn tại.
Ai có khả năng tham nhũng cũng như ai cũng có dụng cụ gây án hiếp dâm trong người. Ai có thể tham nhũng, bản chất của tham nhũng là gì? Ừ, thôi cứ học, để thầy giáo lấy ví dụ phân tích xem trong vụ Vinasshin, vinaline, boxit... ai là người có khả năng tham nhũng lớn nhất!

Ôi, cái sự học cho trẻ con bắt đầu từ lúc chạy trường mầm mon, chạy trường tiểu học, nhìn các chú công an mãi lộ, nhìn người ta ra Hà Nội "chạy dự án", xin suất đi dạy cũng mất mấy chục chai, người đưa tiền xem như lẽ tất nhiên, kẻ làm đàng hoàng thì nhìn mồ hôi mình bị bóc lột, kẻ gian dối thì ừ, cũng ăn cả vào đấy, kẻ cầm tiền thì xem như lẽ thường phải thế. Nhìn cái nhà Chủ tịch Tỉnh Quảng thế này (đang post_), các cháu muốn học cách tham nhũng, chứ xin đừng dạy con tôi cách phòng chống tham nhũng.

 Bài đăng cũ hơn: