Nhìn về phía trước, Chấn hưng tinh thần dân tộc vì một
Nước Việt Nam
phồn vinh thịnh vượng.
27/3/2011 Nếu Anh trúng cử ĐBQH
tại kỳ bầu cử Quốc hội Khóa XIII này anh sẽ làm gì để đem trí tuệ, sức lực của
mình vào quá trình hoạt động, làm việc của Quốc hội?
Ông trả lời:
Đối với người đề cử khi trúng cử ĐBQH,
là một hứa hẹn thăng tiến một chức vụ trong tương lai, còn đối với người tự ứng
cử, trúng cử ĐBQH là khởi đầu cho một quá trình đánh đổi, dấn thân và cống
hiến.
Đại biểu Quốc Hội phải bằng cách suy nghĩ, đặt vấn đề, dám
nói, dám chịu trách nhiệm, và dám đi đến cùng. Tôi sẽ nói về những bất ổn đang
tồn tại trong xã hội chúng ta hiện nay trên phương diện con người và xã hội. Về
con người, đó là:
+ Vấn đề về nông dân:
nông dân mất đất nông nghiệp, sự tôn trọng cần thiết đối với sở hữu đất đai
nông nghiệp,
vấn đề mất đất và đối mặt với công cuộc mưu sinh của một bộ phận nông dân khi
nhường đất cho quá trình công nghiệp hoá; nguyên dân ly hươngg của đại bộ phận
cư dân nông thôn; khả năng thu hút người đã được đào tạo từ thành phố trở về
làm việc.
+ Vấn đề về công nhân:
lao động giá rẻ; chính sách nhà ở, định cư cho công nhân trong quá trình công
nghiệp hoá
+ Vấn đề của tri thức trẻ và đào tạo
lao động có tay nghề: Chế độ cho người trẻ, thu hút đầu tư có chọn lọc, đào tạo
trình độ nhân lực có tay nghề;
+ Vấn đề của công chức, viên chức:
tiền lương, trách nhiệm công việc, lòng yêu nước và trách nhiệm với tương lai
quốc gia.
+ Vấn đề người nghèo trong đô thị: bảo hiểm, tiếp cận dịch vụ công, tệ nạn
xã hội
Về mặt xã hội, mục tiêu nặng về tăng trưởng dẫn đến
nhiều hệ luỵ: đầu tư dàn trải, lãng phí tài nguyên thô của quốc gia, lãng phí
trong đầu công. Một câu
nói rất hay: “Chúng ta đang cướp của quá
khứ và tương lai để nuôi hiện tại”. Có những hệ luỵ có thể thấy: dự án di
dời xã đảo Tam Hải huyện Núi Thành 600ha đất và 800ha mặt nước để giao đất cho
Nhà đầu tư làm tổ hợp vui chơi-giải trí-du lịch cao cấp, giao đất ven biển cho
các khu du lịch, khai tác titan huỷ hoại môi trường nhưng đem lại lợi tức khổng
lồ cho nhà khai thác. Có những hệ luỵ chưa nhìn thấy: các dự án của Saba
Dubai tại Phú Yên 300.000 ha tại Quảng Nam 3.800 ha gồm, toàn bộ vùng biển Duy Xuyên và Thăng Bình với chiều dài 12km bờ biển;
dự án của VinaCapital: 2.000ha, vùng biển Thăng Bình với
chiều dài bờ biển 11,1km kéo đến sông Trường Giang; dự án của Providental 2.900ha
gồm 5 vị trí tại Duy Xuyên (1), Thăng Bình(2), Tam Kỳ (1) và Núi Thành (1). May
mà các dự án này đã bị thu hồi. Chạy theo tăng trưởng không tách rời xây dựng cơ
bản, lĩnh vực béo bở cho tham những phát triển trong tình trạng các kênh tài chính
Bộ ngành - Tập đoàn - Địa phương còn đang thí điểm cách quản lý.
Nếu được
chọn lĩnh vực tham gia nghiên cứu trong vai trò đại biểu Quốc Hội, tôi sẽ theo
đuổi vấn đề Đổi mới giáo dục và Cải cách thể chế. Tham nhũng hiện nay đang làm băng hoại các
giá trị xã hội, phá huỷ các niềm tin, gây nên những bất ổn xã hội mà kéo dài sẽ
dẫn đến những nguy hại không tưởng. Giải quyết được tham nhũng bằng những mục
tiêu trên, điều được hưởng lợi tiếp sau đó là chính là xây dựng được một dân tộc
mạnh và một Nhà nước dân chủ pháp quyền, một dân tộc có sức mạnh không kém các
cường quốc 5 châu. Tôi có cảm giác xã hội hiện nay đang chạy theo lợi ích của bản
thân và gia đình, lao đi kiếm sống, không quan tâm đến ứng cử, tự ứng cử, về dân
chủ, về hiến pháp. Đó không phải là tâm lý thoải mái mà đó là sự chán chường, sự
mất niềm tin, đấy là mối nguy hiểm cực kỳ của một dân tộc. Cơ quan Nhà nước lương
ba cọc ba đồng mà toàn là con ông cháu cha, học giỏi ra trường cũng phải chạy
việc, vụ Vinashin không xử lý được trách nhiệm nên ở dưới cũng không thể chấn
chỉnh được [báo Tuổi Trẻ ngày 17/3 về vụ
việc của Khu Đô thị Phước Long – Khánh Hòa]; nhiều và còn nhiều vấn đề nữa ...
Nhìn về phía trước, tương lai của một dân tộc Việt Nam có thể “sánh ngang với cường quốc 5 châu”: Nước
Nhật của châu Á, nước Mỹ của châu Mỹ, nước Thuỵ Điển của châu Âu?... Nhìn về phía
trước, chấn hưng tinh thần của dân tộc Việt bằng 2 mục tiêu lớn trên ngay từ bây
giờ, để 30 năm sau có thể xây dựng được một thế hệ và một dân tộc đoạn tuyệt được
với “quốc nạn” này, để có thể xây dựng
một nhà nước dân chủ pháp quyền, phát triển kịp ngang bằng với các nước phát
triển.
Đổi mới giáo dục cần phải có một khoảng thời gian tối thiểu 20-30 năm,
để cho một lớp thế hệ mới lớn lên được hoàn thiện, tư duy không bị ô nhiễm
(chạy chức, chạy trường, quà cáp, phong bì…), một lớp thế hệ già hơn sẽ thay
đổi dần nhận thức để vì một xã hội phát triển bền vững cho thế hệ tương lai của
dân tộc. Đó là, phải thay đổi tư duy về giáo dục ở bậc phổ thông là đào tạo con
người có nhân cách, có ý thức trách nhiệm công dân, có lòng yêu nước, có ý thức
gìn giữ tài sản quốc gia. Văn hoá chính trị hiện nay là “Biết dễ - Làm khó” vì
cơ bản không có người thực hiện cần phải thay đổi thành văn hoá thực hành, đó
là “Biết khó - Làm dễ”. Đó là tư duy giáo dục bậc đại học, đào tạo những con
người có năng lực giải quyết vấn đề chứ không phải là nhồi nhét tri thức, đào
tạo để cấp bằng, đào tạo phổ cập số lượng. Đầu tư cho giáo dục đó là đầu tư cho
tư duy, cho cách làm giáo dục, cho quy trình tạo ra sản phẩm giáo dục thay vì
chỉ thiên về đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay cũng đã đổi mới phương pháp đào
tạo tín chỉ, trong đó hai điều kiện tiên quyết đó là “tự học và thư viện”.
Nhưng, thư viện thì không thu hút được người đọc, còn tự học thì không phải cư
muốn tự học là được mà đó là kết quả của tư duy giáo dục ý thức tự làm chủ, ý
thức trách nhiệm công dân ở bậc học phổ thông.
Đồng thời tiến hành song song để hỗ trợ cho việc đổi mới giáo dục là vấn
đề cải cách thể chế. Tham nhũng bắt đầu từ trong Nhà nước và gây ảnh hưởng lan
truyền, tác động tâm lý đến toàn xã hội. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật, cải cách
minh bạch hoá thể chế để tham nhũng mất đi chỗ dựa. Tuân Tử nói: “Nhân
chi sơ, tính bổn ác”, nên không hy vọng vào tính thiện của con người,
không hy vọng vào một minh quân hiền vương mà cần phải có những chế tài pháp
trị công khai minh bạch để hạn chế cái ác phát triển, tránh việc tư hữu hoá
quyền lực cũng như lạm dụng quyền lực. Luật pháp làm ra là để ngăn chặn kẻ
mạnh, bên vực kẻ yếu, cũng như là hạn chế quyền lực của Nhà nước đối với các quyền
con người, chứ không phải quyền công dân. Đó là bắt đầu bằng việc đầu tiên là sửa
đổi Hiến pháp, đề nghị luật hóa vai trò của Đảng đối với Nhà nước, tránh cho
việc quyền lực tối cao đứng ngoài, không chịu sự ước thúc của xã hội. Đó
là minh bạch, công khai các quy định, các chính sách, các quyết định của Nhà Nước,
không để chỗ tối cho tham nhũng phát triển. Đó là làm sao để cho các văn bản Luật
trở nên hiệu quả, người dân chỉ làm những gì Luật không cấm, còn các văn bản Thông
tư, Nghị định của Chính phủ chỉ để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của Nhà nước
trong ứng xử với công dân. Đó là, cải cách tiền lương để tạo mức sống cơ bản đảm
bảo cuộc sống và có tích luỹ để không bị lệ thuộc cho lao động ở độ tuổi 25 - 40 từ lương, tránh lôi
kéo cám dỗ của hiểm hoạ tham nhũng, hối lộ. Đó là một loạt các biện pháp điều
chỉnh như: tăng cường hiệu năng quản lý của cán bộ cơ sở cấp xã phường thôn, bỏ
vai trò của huyện, gộp các tỉnh thành vùng để tránh đầu tư chồng chéo lãng phí,
nâng cấp các Sở tham mưu. Và cuối cùng, việc cải cách thể chế để củng cố niềm
tin vào vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ niềm tin đó, mỗi người dân sống
tốt hơn, ý thức trách nhiệm công dân tốt hơn để từ đó, góp phần phấn đấu vì một
Nước Việt Nam dân chủ, xã hội công bằng văn minh như chúng ta luôn kêu gọi.
Anh nhận xét như thế nào về tình hình hoạt động của Quốc hội
khóa XII trong nhiệm kỳ vừa qua?
Ông trả lời:
Quốc Hội khoá XII vừa qua đã thể
hiện được nhiều vấn đề cử tri quan tâm, nhưng nhìn chung thì vai trò của Quốc Hội
và đại biểu Quốc Hội còn rất mờ nhạt. Trong ban hành Luật thì cũng không hiệu
quả, vì đại biểu Quốc Hội đa số là thành viên Chính phủ, kiêm nhiệm nhiều việc
thì làm gì có thời gian nghiên cứu. Đại biểu chuyên trách nằm ở Bộ ngành nên Luật
gần như là Chính phủ thực hiện, trình Quốc Hội thông qua trong khi trình độ đại
biểu thì không đồng đều, đa phần là người Nhà Nước, nên Luật thông qua rồi thường
là nằm cứng, chờ Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn. Như thế là không đúng.
Người dân chỉ biết Luật, về nguyên tắc người dân được phép làm những gì Luật pháp
không cấm còn Nghị định, Thông tư là chỉ để điều chỉnh hành vi của Nhà nước
trong quan hệ với người dân.
Với chức năng
giám sát của Quốc Hội và đại biểu Quốc hội cũng mờ nhạt và hầu như không hiệu
quả vì không có quyền lực quyết định cũng như các chế tài hậu kiểm. Người dân
hiện nay bức xúc trong nhiều vấn đề như thủ tục hành chính, thái độ của công chức,
quyết định của Chính phủ trong các dự án lớn (đường sắt cao tốc, thuỷ điện, boxit
Tây Nguyên, lời hứa trong vụ Vinashin…).
Anh kỳ vọng thế nào về lần tự ứng cử này?
Kỳ bầu cử Quốc hội Khóa XII vào
năm 2007, tôi rơi vào “bảng đấu khó khăn” gồm 1 Tiến sỹ Luật ( hiện nay là Chủ
nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội /ông Nguyễn Văn Thuận) 1 Đại tá Tỉnh đội trưởng
(Nay là thiếu tướng phó tư lệnh QK V/ ông Nguyễn Quy Nhơn), 1 phó Viện trưởng
Viện KSND tỉnh Quảng Nam/ ông Nguyễn Quang Dũng). Nhưng dù nằm trong “bảng đấu
khó khăn” tôi lại được tín nhiệm 48.000 phiếu/270.000 phiếu, (18%). Với 11 lần
tiếp xúc với số lượng 2.200 cử tri mà tôi được số phiếu gấp gần 24 lần. Do vậy,
với lần ứng cử lần này, tôi tin mình sẽ được người dân
tín nhiệm bỏ phiếu cao và sẽ trúng cử ĐBQH khóa XIII.
TB1: Trích mở đầu HP 1992:
“Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ
VI của Đảng cộng sản Việt Nam
đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết
định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ
mới.
Hiến
pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ
lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành
Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. “
320. Không thể mài quyền lực để tư lợi
Posted by basamnews on 01.09.2011
Đôi lời: Một độc giả mách bài báo này và gửi cho
bản sao vì nó vừa được Tiền phong đưa lên hồi sáng, nhưng tới chiều thì
không thấy nữa. BS vội tìm trên mạng, may mà còn có Tạp chí Pháp lý đăng lại. A, đây rồi! 18h30′: Một số độc giả cho biết, nó đã xuất hiện trở lại.
GS-TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý:
Không thể mài quyền lực để tư lợi
Ngày đăng bài: 1/ 9/ 2011
Nhân dịp Quốc khánh 2- 9, GS- TS
Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) trao đổi
với PV xung quanh câu chuyện xây dựng Nhà nước pháp quyền và việc sửa
đổi Hiến pháp sắp tới.
GS- TS Lê Hồng Hạnh |
Dân chủ là mục tiêu tối thượng
Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên
khẳng định việc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông có
thể nói cụ thể về mục tiêu này?
Thực ra, việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ trước khi nhà nước kiểu mới
ra đời. Khi chỉ đạo và trực tiếp soạn thảo Hiến pháp 1946, Bác Hồ đã cố
gắng thể hiện sâu sắc những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền trong
điều kiện của đất nước vừa thoát khỏi chế độ nửa thực dân, nửa phong
kiến.
Mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN chính là tạo ra một nền dân chủ thực
sự. Dân chủ là nguồn tài sản, nguồn động lực vô cùng to lớn và không thể
thay thế đối với sự phát triển của bất cứ đất nước nào. Chúng ta thử
điểm xem trên thế giới này có đất nước nào phồn thịnh, giàu mạnh, bình
đẳng mà không dựa trên nền dân chủ.
Bác Hồ định nghĩa dân chủ rất cụ thể và
chính xác trong những bối cảnh khác nhau. Trong Hiến pháp 1946, mục tiêu
dân chủ được thể hiện ngay trong tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong Điều 1 Hiến pháp 1946 do Bác chỉ đạo biên soạn đã thể hiện mục
tiêu dân chủ như sau: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Không hề có sự ngẫu nhiên trong thứ tự
của từ “Dân chủ” trong tên nước. Đó là tuyên ngôn về mục tiêu của Nhà
nước Việt Nam lúc đó. Không có nền dân chủ thì không thể có nền cộng
hòa. Có được dân chủ thì có được tất cả. Ở khía cạnh này, nền dân chủ
thực sự chính là mục tiêu tối thượng, mục tiêu cuối cùng của Nhà nước
pháp quyền XHCN.
Để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, cần những yêu cầu gì, thưa ông?
Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến
nhà nước dựa trên pháp luật mà phải là pháp luật thể hiện ý chí của đại
đa số nhân dân. Khó có thể coi là Nhà nước pháp quyền khi mà lãnh đạo
Nhà nước có thể quyết những việc “động trời” chỉ dựa vào ý chí của cá
nhân, của một doanh nghiệp hay một ngành, mà không tính đến các qui định
của pháp luật.
Sẽ là nguy cơ nếu những quyết định gây
thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và quyền tự do dân chủ
của nhân dân được đưa ra không dựa trên cơ sở luật định và hiến định.
Vì thế, xây dựng Nhà nước pháp quyền cần phải có ít nhất những giải pháp
sau đây:
Thứ nhất, phải xây dựng được
một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, có khả năng hạn chế tối đa sự
lạm quyền của cán bộ, công chức nhà nước, đảm bảo tốt nhất quyền tự do
dân chủ của nhân dân.
Thứ hai, phải có một hệ thống
cơ quan Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, và tuân theo pháp luật,
chỉ làm những việc mà pháp luật qui định và đặc biệt là biết vì dân và
sợ dân. Một bộ máy Nhà nước nếu chỉ bao gồm các quan chức hoạt động và
hành xử dựa trên tư duy “trị dân”, vì lợi ích riêng thì không có khả
năng thực hiện dân chủ.
Thứ ba, trong điều kiện một
Đảng cầm quyền, cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động
của Bộ máy Nhà nước. Đảng hóa Nhà nước hay nhà nước hóa Đảng không thể
giúp thực hiện những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Không thể “mài quyền lực” để tư lợi
Ông từng cho rằng, điều đầu tiên để
đảm bảo dân chủ là bộ máy nhà nước và con người. Bộ máy nhà nước phải
dân chủ để dân có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.
Còn nếu hô khẩu hiệu chung chung, những giải pháp chung chung thì không
tạo ra được bước phát triển cho đất nước trong những năm tới?
Đúng vậy! Dân trao cho Nhà nước quyền
lực. Nhà nước là hệ thống các cơ quan tổ chức với những con người cụ thể
được lựa chọn để thay dân thực hiện quyền lực. Tuy nhiên, điều đáng lo
ngại là quyền lực là thứ dễ làm con người tha hóa, đặc biệt những người
đã nắm quyền lực lại càng dễ tha hóa hơn. Điều này càng dễ xảy ra khi
thiếu sự kiểm soát hiệu quả cả từ bên trong Nhà nước lẫn từ bên ngoài xã
hội.
Không thể để đất nước trong tình trạng hễ ai có chút quyền lực là cố tìm cách “mài quyền lực” để
làm lợi. Ký duyệt dự án, ký cấp đất, ký quyết định bổ nhiệm cán bộ, xét
xử, truy tố đều có thể bị “mài bán”. Dân sẽ như thế nào sau khi dự án
được thực hiện, đất được cấp, cơ quan tổ chức được điều hành quản lý như
thế nào nếu những cán bộ, công chức như vậy được bổ nhiệm.
Như vậy là cần có sự thay đổi trong phương thức điều hành, thưa ông?
Đúng vậy! Cách thức điều hành quản lý
Nhà nước cần thay đổi ở nhiều phương diện. Không thể để tình trạng doanh
nghiệp, cá nhân nào đó tiếp cận lãnh đạo xin “bút phê” hay “ý kiến chỉ
đạo” thì cầm chắc dự án của mình được duyệt hay việc của mình được giải
quyết, thậm chí không cần phải qua các bước thẩm tra, thẩm định mà pháp
luật qui định.
Hậu quả ra sao thì những người đặt bút
phê vào đó đâu hề chịu trách nhiệm. Chỉ có dân là khổ với những “lưu
bút” như vậy thôi. Điều này có nghĩa là cán bộ, công chức vẫn quen làm
việc với những qui trình “gia đình”, bỏ qua các qui trình luật định.
Tham nhũng cũng từ cách thức điều hành như vậy mà ra.
Quan tâm đến niềm tin của dân
Muốn cải cách gì thì cuối cùng khâu quyết định vẫn là công tác cán bộ, thưa ông?
Bác Hồ từng nói: “Cán bộ là gốc của công việc”.
Con người là nhân tố quyết định và vì vậy phát triển nguồn nhân lực
được coi đó là một trong 3 điểm đột phá của Chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, cách mà các cơ quan Đảng và
Nhà nước ta tuyển chọn và sử dụng cán bộ cần thay đổi cơ bản mới có thể
thực hiện được đột phá này.
Chính sách cán bộ hiện nay được xác định
là chọn người tài đức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc lựa chọn
cán bộ khó đạt mục tiêu này. Quan hệ thân quen, tiền bạc đều có dấu ấn
lớn trong quá trình lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong không ít
các cơ quan, tổ chức Nhà nước, nhất là những nơi nắm giữ và có quyền
phân phối các nguồn lực của đất nước.
Một điểm đáng ngại khác nữa cần nhận
thấy là việc sử dụng cán bộ. Đừng bắt một con người gánh vác quá nhiều
trọng trách. Có người hỏi tôi: “Ông nghĩ gì khi hiện nay trong Quốc hội có 38 doanh nhân?”
Thật khó trả lời cho đúng song tôi nghĩ rất nhiều về vấn đề sau: Không
hiểu các doanh nhân sẽ kết hợp như thế nào vai trò của một đại biểu Quốc
hội- một chính khách chuyên lo về xây dựng chính sách, pháp luật vĩ mô
với vai trò của chủ doanh nghiệp mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Con số
nêu trên đồng nghĩa với tính chuyên trách, chuyên nghiệp của đại biểu
Quốc hội không được tăng cường.
Ngoài ra, niềm tin của dân đối với cán
bộ hiện nay cũng có vấn đề. Muốn dân tin, Nhà nước cần có được những
công chức biết gần dân, thương dân. Không có niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, không có sức mạnh của nhân dân được tạo nên từ
niềm tin đó thì không thể phát triển đất nước, không thể bảo vệ được chủ
quyền đất nước.
Vậy theo ông để cộng hưởng sức mạnh
tổng hợp bảo vệ độc lập và chủ quyền ấy, chúng ta cần phát huy tối đa
quyền của dân như thế nào trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới?
Đất nước đang đứng trước những thách
thức vô cùng lớn. Chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm phạm, nền kinh tế
đang trong sự khủng khoảng, tham nhũng chưa được đẩy lùi, đời sống nhân
dân xuống thấp. Giúp đất nước vượt qua những thử thách đó chỉ có thể là
nhân dân được đoàn kết lại trong niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.
Hiến pháp cực kỳ quan trọng nhưng không
phải có Hiến pháp là có ngay sức mạnh tổng hợp và sự đoàn kết của cả dân
tộc. Song với tư cách là cương lĩnh chính trị- pháp lý tối cao của đất
nước, Hiến pháp có thể giúp phát huy tối đa quyền lực của nhân dân bằng
việc tuyên bố quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về nhân dân và tập trung ở
nhân dân, tạo ra những cơ chế pháp lý thích hợp để nhân dân thực hiện
quyền lực tối cao của mình.
Phải thấy rằng không có cơ quan Nhà nước
nào là tối cao trước nhân dân cả. Các cơ quan quyền lực Nhà nước đều
chỉ thực hiện những sứ mệnh khác nhau do nhân dân ủy thác. Vì vậy, Hiến
pháp sửa đổi sắp tới cần phải qui định cả quyền phúc quyết, tức quyền
quyết định của nhân dân đối với những vấn đề trọng đại của đất nước chứ
không đơn thuần chỉ là trưng cầu dân ý.
Trong Hiến pháp sửa đổi sắp tới cần gỡ
hết những qui định có thể dẫn đến các hành vi mà về bản chất là vi hiến.
Nói ngắn gọn thì Hiến pháp sửa đổi phải thực sự hướng tới những đảm bảo
thực chất cho quyền tự do dân chủ của công dân.
Xin cám ơn ông!
Ngọc Tiến thực hiện
Theo tiền phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét