Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Nếu tôi LÀ Đại biểu Quốc hội


Kiến trúc sư Huỳnh Quốc Hội . Ảnh: Hồng Sơn

'Nếu tôi là đại biểu Quốc hội'
Cập nhật lúc :8:40 AM, 28/03/2011
Sinh năm 1976, kiến trúc sư Huỳnh Quốc Hội là người duy nhất ứng cử ĐBQH của tỉnh Quảng Nam. Tôi nghĩ, làm ĐBQH thì phải dám đặt vấn đề, dám nói, dám chịu trách nhiệm, và dám đi đến cùng. Nếu trở thành ĐBQH, tôi sẽ nói về những bất ổn đang tồn tại trong xã hội chúng ta hiện nay trên phương diện con người và xã hội.
Về con người, đó là vấn đề về nông dân mất đất nông nghiệp, sự tôn trọng cần thiết đối với sở hữu đất đai nông nghiệp; vấn đề về công nhân lao động giá rẻ; chính sách nhà ở, định cư cho công nhân trong quá trình công nghiệp hoá. Đó còn là những vấn đề như đầu tư dàn trải, lãng phí tài nguyên thô của quốc gia, lãng phí trong đầu tư công; chạy theo tăng trưởng...
Ngoài ra, là một kiến trúc sư, đi sâu nghiên cứu lĩnh vực quy hoạch đô thị và kiến trúc truyền thống, tôi có những am hiểu về văn hoá, chính trị, xã hội. Tôi sẽ làm tròn trách nhiệm của người đại diện trong việc tham gia quá trình lập pháp, giám sát việc thực hiện các chính sách.


Kiến trúc sư Huỳnh Quốc Hội: Là ĐBQH phải dám nói
- Được biết đây không phải lần đầu tiên anh tự ứng cử ĐBQH. Lần này, anh có tin tưởng mình sẽ trúng cử?
- Đây là lần thứ hai tôi tự ra ứng cử. Lần này, tôi tin tưởng sẽ được người dân tín nhiệm bỏ phiếu và trúng cử ĐBQH khóa XIII. Là một trí thức, tôi tự xét thấy mình có đủ tâm huyết, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực trí tuệ, đạo đức để làm một đại biểu Quốc hội. Đây là một cơ may của cuộc đời, để tôi có thể thực hiện những hoài bão của mình. Trở thành ĐBQH, đảm bảo cho tôi có đủ quyền lực, vị thế, tư cách hợp pháp để từ đó, toàn tâm toàn ý, sử dụng tối đa thời gian trong nhiệm kỳ trúng cử, đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội những vấn đề mấu chốt của đất nước, của nhân dân, cũng như trong việc giám sát quá trình thực thi pháp luật.


- Nếu trúng cử ĐBQH, anh sẽ làm gì để đóng góp vào quá trình hoạt động, làm việc của Quốc hội?
- Nếu tham gia Quốc hội, dưới góc độ là người ngoài Đảng, từ những nguyện vọng cử tri, tôi có thể đưa ra những góc nhìn, những ý kiến phản biện mà không sợ bị chi phối về “vai vế, thứ bậc”. Tôi nghĩ, làm ĐBQH, cần phải đi đến, tự suy ngẫm, dò hỏi, tự nhìn thấy vấn đề và từ đó đưa ra những quyết định mang tính tối ưu, giải quyết triệt để vấn đề tận gốc. (Xem bài: Chấn hưng tinh thần dân tộc vì một Nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng.
http://vn.360plus.yahoo.com/huy_temujin/article?mid=12

Chấn hưng tinh thần dân tộc vì một Nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét