Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Họ đã làm người đại biểu nhân dân thế nào?


Đại biểu nhân dân khoá 12, họ đã nói và làm thế nào?
 1. Họ đã nói.
Thứ hai, 14 Tháng 5 2007 17:06
LTS : Liên tiếp trong những ngày qua, 14 ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XII,  đơn vị Quảng Nam đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử  để lắng nghe tâm tư,  nguyện vọng của nhân dân và vận động bầu cử thông qua việc báo cáo  chương trình hành động của mình. Nhóm phóng viên thời sự Báo Quảng Nam đã có mặt tại các buổi tiếp xúc và ghi nhận những nét chính trong chương trình hành động, cũng như tâm tư, tình cảm của các ứng cử viên (danh sách ứng cử viên xếp theo thứ tự ABC).
* Bà Vũ Thị Phương Anh - Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam:
CẦN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO THANH NIÊN ĐÓNG GÓP NHIỀU HƠN NỮA TRÍ TUỆ VÀ SỨC LỰC CHO XÃ HỘI



Quảng Nam là vùng căn cứ cách mạng, tôi rất quan tâm đến  chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng;  đồng bào các dân tộc  ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; người bị ảnh hưởng và bị nhiễm chất độc da cam và một số chất độc khác do hậu quả của chiến tranh. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, cơ sở vật chất vật tư y tế, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em; cần có cơ chế bảo hộ sản phẩm đầu ra cho hàng hóa của nông dân, nhằm giúp cho người dân an tâm sản xuất và có thu nhập bảo đảm, ổn định cuộc sống.
Là một cán bộ của ngành giáo dục, điều mà tôi tâm đắc và sẽ kiến nghị với QH  nếu được trúng cử là nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng đến công tác đào tạo và bố trí việc làm hợp lý, sử dụng lao động tại chỗ; có cơ chế chính sách phù hợp với con em gia đình chính sách, đội ngũ giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tôi nghĩ, chúng ta cần tạo điều kiện cho thanh niên đóng góp nhiều hơn nữa trí tuệ và sức lực cho xã hội. Để làm được việc này, phải giúp cho họ học tập, tiếp cận với kiến thức và sau đó là tạo việc làm. Đặc biệt,  cần tăng cường thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho  thế hệ trẻ.
Trong nhiệm kỳ Quốc Hội khoá 12, bà P.Anh đã chuyển vị trí công tác từ chức vụ Phó Phòng Công tác sinh viên sang Phó Khoa Sinh. Người ta đồn là cơ hội chạy chọt nhiều. Cơ cấu bầu Tỉnh uỷ viên để quy hoạch lãnh đạo Trường và đưa vào Sở GD nhưng không trúng. Tuy chức vụ không lên, nhưng  có lên cân đáng kể.
* Ông Ngô Văn Minh - Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam:
ĐBQH PHẢI LUÔN NỖ LỰC HẾT SỨC MÌNH MỚI MONG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ MÀ NHÂN DÂN TIN TƯỞNG GIAO PHÓ

Nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào ĐBQH, tôi sẽ cố gắng để làm tròn nhiệm vụ người đại biểu nhân dân, góp  phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH, đáp ứng lòng mong đợi của đồng  bào cử tri trong tỉnh. Hoạt động giám sát là một trong những chức năng cơ bản nhất của QH. Trong các nhiệm kỳ qua, QH đã có những bước tiến quan trọng trong việc thực hiện chức năng này, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, nếu trúng cử, tôi sẽ cố gắng góp sức với QH trong việc ban hành cơ chế sửa đổi bổ sung luật về hoạt động giám sát của QH, tăng cường trách nhiệm của ĐBQH trên lĩnh vực này.
Qua nhiều năm gắn bó với Đoàn ĐBQH  tỉnh Quảng Nam (từ cuối khóa IX, khóa X và XI), tôi có cơ hội đi gần như hết 236 xã, phường trên địa bàn, được nghe nhiều và hiểu nhiều về đời sống của bà con mình. Có thể nói, làm một ĐBQH, thì việc lắng nghe phải trở thành một "kỹ năng đặc biệt" và người đại biểu dân cử phải phấn đấu toàn diện mới hoàn  thành tốt nhiệm vụ. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để giải quyết những vấn đề khác. Ông bà thường nói "trung ngôn nghịch nhĩ", mà dân Quảng mình thì hay nói thật, nói thẳng nên lúc dân nói, người đại biểu phải biết lắng nghe, qua đó xử lý việc nghe được từ tất cả các kênh thông tin như thế nào cho đúng. Xử lý thông tin sao cho kịp thời, chính xác những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của địa phương nhưng không mâu thuẫn với Trung ương. Nếu trúng cử ĐBQH, tôi sẽ phấn đấu thực hiện tốt những điều đó.
Ông Ngô V Minh hay đăng đàn phát biểu, nhưng các phát biểu thường không sâu, làm ảnh hưởng đến tính cách “hay cãi” của người Quảng Nam. Tin đồn rằng là phó đoàn chuyên trách, nhưng ông không được Quảng Nam cơ cấu lại, phải chạy ra TW xin vé giới thiệu về.
* Ông Đinh Mươk- Trưởng ban Dân tộc tỉnh:
TẠO CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ NHẬN THỨC TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MIỀN NÚI

Là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dân tộc - miền núi, nếu trúng cử, tôi sẽ làm tốt công tác tham mưu về chiến lược phát triển kinh tế miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Có những ý kiến đóng góp với QH trong việc đề ra các văn bản pháp luật, hoạch định các chính sách phát triển mang tính đột phá, phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: thông qua các diễn đàn của QH, có ý kiến tác động để Chính phủ sớm ban hành các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến miền núi và dân tộc. Quảng Nam có 8 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn. Đối với một số vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn, tôi nghĩ, Nhà nước, Chính phủ phải đầu tư có chiều sâu, có sự ưu tiên dựa trên điều kiện thực tiễn của từng vùng. Không nên bình quân và thiếu cân đối suất đầu tư giữa các vùng có trình độ phát triển chênh lệch nhau. Trước hết, cần ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, y tế và chính sách thu hút cán bộ. Hiện nay, ở các huyện miền núi cao, nhiều địa phương chưa có đường ô tô đến trung tâm xã; cơ sở vật chất phục vụ y tế, giáo dục còn nhiều thiếu thốn; chế độ thu hút cán bộ tại chỗ, cán bộ miền xuôi lên miền núi chưa được cải thiện; tỷ lệ hộ đói nghèo còn rất cao, có nơi 80-84%... Tôi quan tâm đến chính sách bảo tồn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em. Đặc biệt về chữ viết và những giá trị văn hóa khác, cần được giữ gìn đúng mức hơn... Đó là những vấn đề hết sức bức xúc, nếu trúng cử ĐBQH khóa XII, tôi sẽ hết sức quan tâm đến những vấn đề trên trong quá trình hoạt động của mình.
Bác Muok thì tốt, thẳng tính, nhưng cũng chỉ vậy thôi.
* Ông Nguyễn Quy Nhơn - Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Nam:
TẬP TRUNG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NGÀY CÀNG  VỮNG MẠNH

Cho dù trúng cử hay không trúng cử thì bản thân tôi với tư cách là một sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi phải ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trọng trách của tôi đối với Đảng, với nhân dân sẽ càng nặng nề hơn khi tôi trở thành ĐBQH. Là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, tôi sẽ tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội địa phương...
Thực hiện tốt nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Đối với lực lượng vũ trang, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện và diễn tập theo các phương án phòng thủ khu vực đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh vững chắc. Cạnh đó, sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng tiềm lực kinh tế, chú trọng ở các vùng căn cứ kháng chiến, miền núi.  Tập trung làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, xây dựng địa bàn vững mạnh.
Nếu trúng cử ĐBQH, tôi sẽ phấn đấu làm tốt vai trò là chiếc cầu nối giữa nhân dân và QH, tôi nguyện và cương quyết bảo vệ nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của nhân dân lao động theo quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "lợi ích của dân là trên hết"...
Ông Nguyễn Quy Nhơn, sau khi trúng cử ĐBQH, được lên thiếu tướng, chuyển ra làm Phó Tư lệnh Quân Khu 5. Con đường đang thăng tiến.
* Ông Nguyễn Tiến Quân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam :
QUAN TÂM ĐẾN CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CHO KINH TẾ HỢP TÁC XÃ PHÁT TRIỂN
Nếu trúng cử ĐBQH, trước hết,  tôi sẽ cùng với Đoàn ĐBQH  Quảng Nam tăng cường công tác giám sát xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xuất phát từ lĩnh vực mình đảm nhận phục trách, là Chủ tịch Liên minh HTX  Việt Nam, tôi tập trung vào những vấn đề trọng tâm là: xây dựng pháp luật về kinh doanh, pháp luật quản lý kinh tế, pháp luật quản lý xã hội và cải thiện môi trường, vừa thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho nhân dân và các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế HTX và tổ hợp tác  bước vào thời kỳ hội nhập và cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị với QH ban hành các chủ trương, chính sách ưu tiên khuyến khích kinh tế hợp tác và tổ hợp tác phát triển. Hiện nay, cả nước có hơn 17.500 HTX, hơn 32.200 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực, ngành nghề, giải quyết việc làm cho hơn 12,5 triệu  lao động ở thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, thực tế, kinh tế HTX chưa phát triển mạnh, chưa thật sự đóng vai trò kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nhiệm kỳ đến, nếu được tín nhiệm bầu làm ĐBQH, tôi sẽ không ngừng cố gắng, nghiên cứu tìm tòi , đề xuất đưa ra những giải pháp thiết thực để tạo động lực phát triển  mạnh kinh tế HTX ở nông thôn;  tham mưu đề xuất QH đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích kinh tế HTX phát triển; nhất là cơ chế hỗ trợ vốn, nhân lực, thị trường, xúc tiến đầu tư, chính sách miễn giảm thuế để tạo điều kiện cho  kinh tế HTX và tổ hợp tác phát triển toàn diện, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu nhập cho các gia đình ở nông thôn.Ông Quân, TW giới thiệu về trúng cử, sau này, ông bị dính vào một vụ bê bối của Liên Minh HTX VN. Cả nhiệm kỳ trúng cử, không thấy đăng đàn chất vấn gì?
* Ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh:
TÍCH CỰC THAM GIA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BAN HÀNH LUẬT
Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XII, tôi sẽ liên hệ thường xuyên, mật thiết với cử tri nơi ứng cử và nơi cư trú, ghi nhận đầy đủ các ý kiến, bức xúc, tâm tư nguyện vọng và đề xuất của nhân dân để phản ánh trước QH; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xử lý, giải quyết. Tham mưu với Đảng, Nhà nước  đề ra các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh toàn dân nhằm phát triển nhanh và bền vững, gắn phát triển kinh tế với chăm lo các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, chăm lo cho người có công, đặc biệt các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thu hút và phát huy nhân tài. Cùng với QH từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát tối cao, trọng tâm là giám sát việc thực hiện pháp luật và hoạt động của bộ máy Nhà nước, đội ngũ công chức nhà nước. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống thể chế, cơ chế chính sách, quy chế, quy trình giải quyết công việc, đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, chấm dứt tệ nạn quan liêu cửa quyền. Kiến nghị với QH  và Chính phủ tập trung cải thiện tốt hơn nữa môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh. Tập trung đổi mới cơ chế chính sách nông thôn theo hướng tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ở các vùng  nông thôn.
Riêng đối với Quảng Nam, trong những năm đến, nếu được là ĐBQH, tôi sẽ cùng với Đoàn ĐBQH Quảng Nam góp tiếng nói chung kiến nghị với Bộ Chính trị, Chính phủ và Thường vụ Quốc hội giải quyết một số vấn đề lớn về cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Trước mắt đề xuất Chính phủ cho chủ trương xây dựng cù lao Chàm thành Khu Kinh tế dịch vụ đặc biệt và hướng tương lai trở thành huyện đảo (vì ở đây liên quan đến công tác quốc phòng). Ban hành cơ chế đầu tư xây dựng Khu Thương mại tự do thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai; hỗ trợ xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng… nhằm giúp Quảng Nam hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng tỉnh công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
* Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Chủ nhiệm Ủy  ban Pháp luật của Quốc hội :
CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TRUNG
Ông Nguyễn Văn Sỹ, sống lâu lên lão, không có chính kiến hoặc quyết định gì, nhiệm kỳ đến nghe nói chuyển qua làm Bí thư thay Bí thư ra làm Tổng Kiểm toán. Nhạt
* Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Chủ nhiệm Ủy  ban Pháp luật của Quốc hội :
CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TRUNG
Cách đây 37 năm, tôi đã từng là một người lính, lăn lộn trên các chiến trường với quân và dân Quảng Nam anh hùng... Trong tình hình khó khăn lúc bấy giờ, tôi đã được nhân dân Quảng Nam đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng và cùng với các đồng chí, đồng bào chiến đấu bảo vệ quê nhà. Lần này sau nhiều năm xa cách, tôi được trở về đây tham gia ứng cử ĐBQH khóa XII  là dịp được chung vai, góp sức xây dựng quê hương Quảng Nam giàu đẹp. Là ĐBQH, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH khóa XI, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XII, trong hoạt động của mình tôi sẽ nỗ lực thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một ĐBQH trước nhân dân Quảng Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Trong hoạt động của QH, tôi sẽ chú trọng phối hợp với Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong việc hoạch định và quyết định chính sách để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối đổi mới toàn diện của Đảng. Bên cạnh việc quyết định những chính sách chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần chú ý đến chiến lược phát triển kinh tế vùng miền  - nhất là đối với khu vực miền Trung. Cùng với phát triển kinh tế bền vững, tôi cũng chú ý đề xuất những chính sách ưu tiên hợp lý để giải quyết tốt và hiệu quả hơn những vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, vấn đề y tế, giáo dục, chính sách người có công, chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc - nhất là vùng căn cứ địa cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến.
Ông Thuận, vì không trúng UV TW khoá X, nên sau khi trúng QH khoá 12, từ chức vụ P Chủ nhiệm nâng cấp thành CN UBPL của Quốc Hội. Nhiệm kỳ này ông về vườn. Cũng nói được nhiều vấn đề.
* Ông Nguyễn Tấn Trịnh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam:
HẠN CHẾ ĐẾN MỨC THẤP NHẤT KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO VÀ TẠO CƠ CHẾ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO LÀ NHIỆM VỤ LỚN
Hiện nay, khi cơ chế thị trường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có mặt trái là kéo theo sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo  khá mạnh. Nếu trúng cử ĐBQH, tôi sẽ tập trung cho kế hoạch kiến nghị với QH về những chủ trương xóa đói giảm nghèo, tạo cơ chế cho nông dân miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển nhanh, bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất khoảng cách giàu nghèo. Đó cũng chính là ưu việt của chế độ ta mà không phải quốc gia nào cũng có được. Phấn đấu xây dựng các cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng để làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa, nơi chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai. Xây dựng Quỹ chăm sóc người cao tuổi. Làm một ĐBQH, tôi tâm đắc phải có tiếng nói mạnh mẽ trước diễn đàn QH. Tôi sẽ thường xuyên tiếp xúc với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; lắng nghe và tranh thủ đề đạt tâm tư nguyện vọng của cử tri trước diễn đàn QH. Do tích lũy được những hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động ở các khóa QH trước đây, tôi sẽ tiếp tục phát huy năng lực của mình tham mưu cho Đảng, Nhà nước các  chiến lược phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thủy sản, mà Quảng Nam rất có tiềm năng. Hiện nay, phát triển giữa các vùng miền đang có sự mất cân đối. Vẫn còn không ít những tỉnh chưa có hoặc có ít những dự án tương xứng với tiềm năng của mình. Nếu tôi trúng cử ĐBQH, tôi sẽ nỗ lực hết mình, trước hết là làm tròn nhiệm vụ của một ĐBQH và sau đó là góp phần cùng bà con xây dựng quê hương đất Quảng.
Ông già Trịnh này già quá rồi, làm trò cười cho người đời hay là cho đủ mâm đủ bát. Là người địa phương Quảng Nam, được TW đưa về ứng cử. Thật chán.
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/75-huong-toi-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi/6171-chuong-trinh-hanh-dong-cua-cac-ung-cu-vien.html

2.    Tiếp xúc cử tri lần cuối - Vấn đề nào của người dân:
(Theo Báo Quảng Nam, tứ khoá: Đại biểu quốc hội; tiếp xúc cử tri)
T
Chiều 14.3, ông Nguyễn Tiến Quân, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Quảng Nam đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Duy Xuyên. 
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đề đạt nhiều nguyện vọng liên quan vấn đề kinh tế, môi trường, an sinh xã hội; về một số chính sách đối với người cao tuổi và những cán bộ nghỉ hưu sớm, cán bộ bán chuyên trách ở cấp xã, thị trấn, đặc biệt là tình trạng lạm phát và giá cả leo thang ảnh hưởng lớn đến đời sống cán bộ, nhân dân.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Nguyễn Quy Nhơn vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Tây Giang.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện Tây Giang đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư mở cửa khẩu Việt - Lào tại Tây Giang để mở rộng giao thương, tạo điều kiện phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới. Đồng thời đề nghị Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, lãnh đạo tỉnh quan tâm, sớm xây dựng tuyến đường biên giới phục vụ công tác quốc phòng, an ninh… Trước đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quy Nhơn đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Nam Giang và Đại Lộc.

Chiều 21.2, các đại biểu HĐND tỉnh Bùi Quốc Đinh - Bí thư Thành ủy, Hoàng Xuân Việt - Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Tân Thạnh, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa VII và những thành quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri kiến nghị với lãnh đạo thành phố về các vấn đề môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm; việc xây dựng đường giao thông nông thôn về các xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng... để phát triển du lịch. Một số ý kiến đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo và kiểm tra của các cấp trong thời gian đến.
Chiều 9.3, ông Nguyễn Tấn Trịnh và bà Vũ Thị Phương Anh - đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri của TP.Tam Kỳ. 
Nhiều ý kiến của cử tri đề nghị Quốc hội quan tâm giải quyết những vấn đề như tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật; ô nhiễm môi trường, đền bù cho người dân có đất bị thu hồi không theo giá thị trường; tình trạng lạm phát tăng cao, công tác khám chữa bệnh còn nhiều bất cập…
l Cùng ngày, tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực Hiệp Đức có buổi tiếp xúc cử tri huyện Hiệp Đức. Các cử tri bày tỏ sự phấn khởi trước những thành quả kinh tế - xã hội mà tỉnh đạt được trong năm qua; kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác quản lý xây dựng các công trình như chưa kiểm soát chặt chẽ dẫn đến nhiều công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cần nâng mức chi trả chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác mặt trận, hội đoàn thể ở xã, thôn cũng như chế độ phụ cấp cho người cao tuổi, người có công với cách mạng. Một số ý kiến yêu cầu tỉnh quản lý việc xả lũ của thủy điện Sông Tranh...
Cử tri Điện Bàn cũng đã nêu lên một số vấn đề bức xúc cần có sự quan tâm, giải quyết của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, như việc thực hiện các chế độ chính sách, vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản, lâm sản, việc quy hoạch dự án treo, giá cả tăng cao gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân...
* Cùng ngày, các đại biểu Nguyễn Văn Sỹ, Ngô Văn Minh cũng đã  có buổi tiếp xúc cử tri của các xã Bình Quý, Bình Nguyên, Bình Phục, thị trấn Hà Lam và cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị của huyện Thăng Bình.
Sau khi nghe ý kiến kiến nghị của cử tri Thăng Bình về một số vấn đề bất cập trong việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người nhiễm chất độc da cam, giá cả tăng cao... Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Văn Sỹ ghi nhận và mong muốn cử tri có nhiều ý kiến chất lượng để xây dựng Quốc hội ngày càng phát huy tốt chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Sáng 2.3, bà Vũ Thị Phương Anh, đại biểu Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Phước Xuân (Phước Sơn). 
Bà Vũ Thị Phương Anh thông tin về những nội dung sẽ được Quốc hội đưa ra tại kỳ họp thứ 9 sắp tới. Cử tri xã Phước Xuân đã kiến nghị một số vấn đề như: nên tăng mức hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ bán chuyên trách xã, thôn; sớm có hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ về chế độ ưu đãi cho cán bộ công chức tại các huyện đặc biệt khó khăn; nên kéo dài chương trình hỗ trợ làm nhà 167 đối với hộ nghèo ở các huyện được hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ... Chiều cùng ngày, bà Vũ Thị Phương Anh có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Hiệp Đức.
Hôm qua 3.3, ông Ngô Văn Minh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh có buổi tiếp xúc với đông đảo cử tri 2 huyện Quế Sơn và Nông Sơn.
Đa số cử tri đánh giá cao hoạt động Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua; cho rằng những tâm tư, nguyện vọng, trăn trở của cử tri về tình hình phát triển chung của đất nước đã đến được với những phiên họp, phiên chất vấn có tính dân chủ cao của Quốc hội. Bên cạnh đó, nhiều cử tri tỏ ra lo lắng về tình trạng giá cả leo thang hiện nay làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo; việc đầu tư cho giao thông nông thôn ở một số xã của 2 huyện còn chậm...
* Trước đó, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Phương Anh đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Quế Thọ, Bình Sơn, Quế Bình, thị trấn Tân An (huyện Hiệp Đức). Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến cử tri đề nghị sớm tăng chế độ phụ cấp cho cán bộ xã, thôn, khối phố; nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn; khẩn trương trùng tu di tích lịch sử giếng nước Quốc hội khóa 1 tại thôn 8, xã Bình Lâm…
Thứ sáu, 11 Tháng 3 2011 08:08
Sáng 10.3, các đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh và Vũ Thị Phương Anh có buổi tiếp xúc cử tri huyện Tiên Phước. Nhiều ý kiến cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội, cấp “sổ đỏ” lại cho người dân sau khi đã quy hoạch; bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi thỏa đáng hơn. 
Các đại biểu Quốc hội cũng đã báo cáo tóm tắt những hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XII; ghi nhận ý kiến cử tri và cho biết sẽ chuyển đến Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. (N.HƯNG - X.THANH)
* Trước đó, ông Nguyễn Tấn Trịnh và bà Vũ Thị Phương Anh có buổi tiếp xúc hơn 100 cử tri huyện Núi Thành, thông báo với cử tri về chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc vào ngày 21.3 tới. Nhiều ý kiến cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đến việc giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý bảo vệ; quan tâm đến hộ nghèo, có những chính sách trợ cước, trợ giá, thu mua hàng nông sản, hỗ trợ giống cây trồng con vật nuôi cho nông dân; chú trọng hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, quản lý bảo vệ rừng, quản lý về văn hóa, khai thác khoáng sản... (TRƯỜNG GIANG)
* Cùng thời gian này, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn - Đại biểu Quốc hội có buổi tiếp xúc cử tri các huyện Nam Giang và Đại Lộc. Tại Nam Giang, cử tri kiến nghị xung quanh những vấn đề về công tác bảo vệ rừng, học sinh cử tuyển, kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, gia đình chính sách; việc tách ngành y tế và dân số gây khó khăn trong sắp xếp và quản lý nhân sự... Còn tại Đại Lộc, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm như chất lượng giáo dục và chất lượng đầu ra của sinh viên tại một số trường đại học mở hiện nay rất thấp; chậm chi trả chế độ cho người có công với cách mạng; tai nạn giao thông diễn biến ngày càng nghiêm trọng; chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn thấp; tình trạng mất điện thường xuyên trên địa bàn huyện... (V.THỦY - B.LIÊN)
III. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GẬT?

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XII: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người đại biểu dân cử

Thứ sáu, 22 Tháng 4 2011 20:14
(QNO) - Sáng nay 22.4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam khóa XII tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2007-2011. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
alt
Các vị đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Quảng Nam chụp hình lưu niệm tại hội nghị tổng kết nhiệm kỳ.
Từ trái qua: em Anh, thiếu tướng Nhơn, Tiến Quân, Tấn Sỹ, Văn Thuận, Văn Minh, Đ.Muok (áo vét), ông già Trịnh đâu rồi?
5 người buồn (4 người về hưu, 1 người không được thăng chức),
 3 người hớn hở
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khóa XII gồm 8 đại biểu (3 đại biểu Trung ương và 5 đại biểu địa phương). Nhiệm kỳ qua, các vị ĐBQH tỉnh đã thể hiện được trách nhiệm, năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử. Trong 9 kỳ họp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua 67 luật, 12 nghị quyết. Các văn bản pháp luật được ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong nhiệm kỳ 2007-2011 của Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm; trên cơ sở đó Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 76 cuộc họp, hội nghị, các buổi làm việc và các cuộc tiếp xúc cử tri nhằm thu thập ý kiến đóng góp vào các dự án luật, bộ luật. Đặc biệt một số luật chuyên ngành đã được tổ chức lấy ý kiến của hơn 5.767 lượt người thuộc các cơ quan, cán bộ chuyên môn sâu, đảm bảo được chất lượng tham gia xây dựng luật.
Thực hiện chức năng giám sát, nhiệm kỳ qua, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hơn 10 cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện tái định cư cho nhân dân tại công trình thủy điện A Vương và sông Tranh 2; việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh; kết quả sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vây vốn sản xuất, kinh doanh...
Trong các phiên chất vấn, Đoàn ĐBQH tỉnh đã gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ chất vấn về những vấn đề như nhà nội trú, trang thiết bị học tập tại các trường nội trú; chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà công vụ giáo viên; chủ trương luân chuyển giáo viên; việc quản lý giá thuốc chữa bệnh và vấn đề khám, chữa bệnh cho nhân dân; về điều chỉnh mức trợ cấp cho cựu thanh niên xung phong từ mức chuẩn nghèo lên mức lương tối thiểu; tình hình lạm phát và kiềm chế lạm phát; tình trạng bạo lực trẻ em, bạo luật học đường của học sinh…
Đoàn luôn chú trọng đến việc nghiên cứu, cải tiến nội dung và phương thức tổ chức tiếp xúc cử tri, thu hút sự quan tâm rộng rãi của đa số cử tri toàn tỉnh với 34.580 lượt cử tri tham gia. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được Đoàn tổng hợp, báo cáo đầy đủ gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý và trả lời kịp thời.
NGUYÊN ĐOAN
Không có mấy người này thì sao hỉ?
trạng: Vui vẻ

Tại sao là HĐND Tỉnh?

Đăng ngày: 03:36 20-04-2011
Thư mục: Tổng hợp
  • Quan trọng
 I. Mặc dù 1 số ít LĐ có đạo đức, nhưng những gì thể hiện vừa qua thể hiện về năng lực. Những tồn tại của Tỉnh là gì? Có ai từ HĐND nhận ra hay không?
          1. Thuỷ điện? Có bao nhiêu thuỷ điện trên địa bàn. Chắc chắc là không dưới 50 điểm được quy hoạch. Lợi ích thu được ở đây về phía NN đó là các khoản thu từ phí, thuế đầu tư xây dựng, thuế VAT khi bán điện, giải quyết được 1 số lao động kéo theo và góp phần giải quyết bài toán tăng trưởng cho địa phương và trong bảng thành tích. Thiệt hại ở đây là gì? Đà Nẵng hạ lưu kiệt khô nước, dân nghèo Đại Lộc thê thảm trong những trận lũ kinh hoàng? Bao nhiêu rừng bị tận thu nhường chỗ cho mặt nước? Bao nhiêu cyanưa chở từ xuôi lên để khai thác tận thu vàng, bao nhiêu nóc nhà dân bị di dời đến Phố mới trên đỉnh núi, nhà sàn gạch men mái tôn, không nước, không ruộng, không rẫy, không làm gì, không… Nhiều, nhiều lắm, chưa kể hết ra đây được.
          2. Titan. Hệ luỵ từ titan có thể nhìn thấy nhãn tiền khi những rừng thông con bị lật lên, xói nước vào đấy để lọc lấy quặng. 3 m đất bị lật lên, bao nhiêu sinh vật bé nhỏ sinh sống trong một môi trường tự nhiên như thế: kiến - bọ - dế - còng, kỳ hoa dị thảo cỏ dại giữ cát…. Là một trong số ít những địa phương trên Việt Nam có những dải đồi và bãi cát trắng (nhìn từ vệ tinh bằng Google Earth) chứa trong đó những văn hoá bí ẩn ngàn năm mà cũng chứa đầy quặng đen quý hiếm. Những thứ mà  nộp cho NN bao nhiêu ngàn VNĐ nhưng xuất khẩu lên đến 2.000 Us do (Hai ngàn)/tấn/2007.
          3. Cụm Công nghiệp. Không biết một chiến lược phát triển du lịch hay công nghiệp thế nào nhưng 1 tỉnh với 14 huyện-thị mà được chấm trên bản đồ hơn 153 điểm để làm công nghiệp và TTCN. Trung bình 1 huyện - thị có đến 11-20 điểm (miền núi và đô thị thì ít hơn bình quân) để quy hoạch làm công nghiệp. 1 chiến dịch rầm rộ để lấy đất NN rồi để đó, bản đồ quy hoạch treo lên. Tư duy ở đây là gì
          4. Giao đất một cách sốt sắng cho tư bản nước ngoài. Nào là thành tích thu hút nhà đầu tư. Các dự án hàng tỷ đô như Bãi Biển Rồng, dự án di dời NGUYÊN 1 xã đảo Tam Hải để làm Khu du lịch vui chơi có thưởng (casino), các dự án khủng long của Saba Dubai, Vina Capital, Provential dự định lấy hơn 30.000 ha (gấp 3 lần thành phố Tam Kỳ) tại hơn 8 điểm dọc bờ biển từ Duy Xuyên đến Núi Thành. Di dời dân thế nào? Dân sẽ sống tốt trong những dự án tái định cư hoành tráng, nhà cao cửa đẹp chung với những xe ôtô, quý bà xinh đẹp, quý ông cao to vạm vỡ trong khu du lịch có thưởng. Rồi đây, thế hệ mai sau không đủ tiền nghỉ tại những khu tính bằng đo đó có biết rằng VIỆT NAM có hơn 3.200KM BỜ BIỂN hay là những đường mòn hun hút hơn 100m để ra được đến ô biển nhỏ hẹp kỳ lạ của dân tộc mình.
          5. Cuối cùng là chiến lược phát triển công nghiệp để đến 2015-2020, tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp (để  cho VIỆT NAM cơ bản là một nước công nghiệp từ tổng hoà các tỉnh công nghiệp). Hãy tỉnh táo lên đi hỡi các nhà chiến lược, các ÔNG BÀ HỘI ĐỒNG đang ngồi trong Nghị trường. Nông nghiệp thì hãy cứ Nông nghiệp đi, hiện đại hoá – công nghiệp hoá phục vụ Nông nghiệp. Thế giới đang ấm lên, mực nước đang tăng cao, nước bị chặn dòng nên nước biển xâm ngập nhiễm mặn đồng bằng. Bao nhiêu triệu nông dân rồi đây sẽ ăn vào Công nghiệp hoá? Người dân không đói trên mảnh ruộng - vườn nhà mình những sẽ ngồi ngáp và đói, những tệ hại, tật xấu sẽ trỗi lên khi ngồi không ở nhà trong 1 cái khu TĐC buồn và nóng, nhà cửa kiên cố nhưng vô hồn với những mái nhà tôn lạnh, tôn xanh, tôn đỏ. Điều gì sẽ xảy ra khi cứ lấy đất của nông dân một cách vô cảm. Nghị quyết HĐND mỗi năm không lấy quá bao nhiêu đất NN, nhưng có vị trí nào thuận tiện về giao thông, hạ tầng điện nước … để có thể KHAI THÁC NGAY. Chia Huyện, mảnh đất tí tẹo mà huyện ở trên giành lại được 1 tí đoạn qua Quốc lộ để làm cửa ngõ phát triển thì nó đã hơn 80% đất lúa, còn lại là đất ở???
          Còn bao nhiêu điều mà những người ngoài hệ thống chưa được biết cho đến khi các báo chí lề phải được phản ánh (4000 tỷ, 86000 tỷ, và những túi bùn sẽ nằm yên ở trong hộp kín bao lâu cho đến khi đủ 1.000.000 năm /thành đá phong hoá?).
          Đại biểu Quốc Hội được mời ngồi hàng ghế đầu trong các cuộc họp HĐND T, được phát biểu ý kiến nhưng chắc chắn sẽ không được biểu quyết và sẽ không có những chất vấn, tranh cãi quyết liệt trong những vấn đề gay cấn. Vậy nên mới là HĐND Tỉnh.
 II. Tại sao là Quốc Hội mà không là Phường?
          Khối phố bức xúc về một sân chơi của trẻ em, về những đoạn đường bị ngập nước khi có mưa, về không gian của Nhà khối phố bị teo lại khi những lô đất trống bên cạnh xây dựng xong, những bức xúc về cơ chế với cán bộ xã phường, thôn khối phố. Cấp nào có thể can thiệp giải quyết những tiếng kêu suốt nhiều năm???
          Những vấn đề vướng mắc của Tỉnh nằm trong cơ chế và trong tự não trạng nhận thức về trách nhiệm của lãnh đạo với cuộc sống nhân dân và với thế hệ mai sau. Con cái nhà giàu, nhà có quyền có tiền đi du học hết, nhưng nó đi luôn à? Nó có về không? Nó về nước sống ở Sài Gòn, Đà Nẵng thiên đường à? Thiên đường chia lô ở ĐN với hơn 1 triệu dân sẽ trở nên ngột ngạt với một số dân nhiều hơn. Chia lô và xe máy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Rồi sẽ mở rộng xin đất vào đây để lại tiếp tục chia lô để duy trì mức tăng trưởng thêm vài nhiệm kỳ nữa.
          Những tầm quyết định với những ý kiến có trách nhiệm sẽ đưa đất nước đi vào phát triển bền vững mà điều đầu tiên cần có được là niềm tin. Niềm tin về chống tham nhũng – cái thứ đang làm băng hoại xã hội - chỉ được bắt đầu bằng việc minh bạch hoá hệ thống pháp luật hiện có mà GỐC, luật gốc là Hiến pháp… Những thay đổi xoành xạch nào tên Phòng Kế hoạch, phòng Hạ tầng, phòng Nội vụ, phòng kinh tế, Ban Quỹ đất, Trung tâm quỹ đất, Văn - Thể - Du … chứng tỏ một năng lực lãnh đạo ở tầm  vĩ  mô đang có những bế tắc loay hoay. Hãy gộp các tỉnh lân cận thành vùng để bớt đi các cuộc họp liên kết phát triển du lịch, hãy phân công lao động, chia khu vực phân bố sử dụng đất hợp lý để đầu tư thích đáng không dàn trải. Tầm nào quyết định được những việc như thế? Tiếng nói người dân được ai, cá nhân nào trong hệ thống có thể chuyển tải lên cấp cao hơn trong khi chưa thể làm tròn trách nhiệm chức vụ quyền hạn của mình (gọi tắt là chức trách).
                                                                        Làm tại Tam Kỳ 20/4/2011.

Chốn náu minh trên con đường ta đi
Ngày tôi ra đi; Quê hương màu thẫm lại;Vang tiếng Mẹ à , ơi
 Bóng con đường mất hút; Dưới khung trời lá xanh;Đâu là màu hy vọng; Cho tuổi đầu miên man
Oà tiếng cười rực vỡ; Cháy tan cung đường tàn;Đâu là nơi hoang vắng;Cho trái tim trốn tìm

Ta mải mê, mải miết;Lang thang cuối cổng trời;Ai là ta hay biết;Chẳng có gì nơi đâu
                                   Trúc Sơn thành Tiếu - Thích Nhất Huy 13/5/2005
Nguồn trích dẫn (0)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét