Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Kho Bạc vay 30.000 tỷ từ Ngân hàng, và Bí thư Quảng Nam "đột ngột từ chức"!

Thấy gì qua việc Kho Bạc đề nghị Ngân hàng cho vay 30.000 tỷ.
Kho Bạc là cái Kho, Ngân hàng là Phòng Giao dịch. Nay Kho lủng, vay phòng giao dịch.
Câu hỏi đặt ra:
1. Vậy, Kho lủng ở chỗ nào, tại sao?  Kho đi vay, tiền đâu trả lãi?
2. Phòng Giao dịch có tiền không nhập vào Kho, ắt có quỹ riêng?
Trả lời cho câu 2 trước. 























Nếu để ý một chút, có thể gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải tăng quỹ dự phòng rủi ro, và nộp tiền mặt cho Ngân hàng, điều này bề ngoài là bắt buộc đề phòng các Ngân hàng vỡ nợ, và có thể còn nhiều lý do khác, nhưng có thể thấy đây là một biện pháp cưỡng ép, có lợi cho Ngân hàng Nhà nước. Và Kho Bạc đang trống rỗng, nhìn thấy con số này và đề nghị vay. Nhắm đến khoản tiền rỗi này.

2. Kho Bạc là nơi thu chi Ngân sách, nay ngân sách bị âm, Nhà nước không phải hành trái phiếu, mà lại đi vay của Ngân hàng Nhà nước. Cần phải nhớ một động thái khác là các đợt phát hành trái phiếu chính phủ gần đây, hầu như là các Ngân hàng đều ôm, vì lãi cao, ổn định. Tiền trái phiếu không thu từ dân, không thu từ các nguồn vốn nằm im để tận dụng tài lực nằm trong xã hội, mà lại đi từ các Ngân hàng. Trong khi vai trò đồng tiền của Ngân hàng là đầu tư cho sản xuất - kinh doanh để tăng vốn tổng của xã hội.

Vòng quay: Chính phủ bội chi >>> Kho bạc hụt thu > Ngân sách công hao hụt > Phát hành trái phiếu > Ngân hàng ôm trái phiếu >> đưa tiền mặt cho Nhà nước (để giữ vững đầu tư công), trong khi lẽ ra tiền Ngân hàng phải đầu tư cho sản xuất kinh doanh >>> Nhà nước yêu cầu Ngân hàng tăng ký quỹ >>> Ngân hàng nộp lại trái phiếu chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước. 
Đồng tiền không đến được nơi cần đến, mà tiền gửi của dân tiếp tục đi vào đầu tư công vô bổ và tiếp tục tiếp sức cho bội chi Ngân sách.
Đó là những dự án như Bảo tàng Hà Nội 2.000 tỷ đang bỏ không, thì định xây Bảo tàng Lịch sử quốc gia 11.000 tỷ, đó là những đầu tư vào Boxit Tây nguyên gần 3 tỷ đô, để mỗi năm lỗ 40 triệu đô đến 2020., đó là những Vinasshin rỉ sét 6 tỷ đô đã bốc hơi không còn dấu vết phạm tội, đó là nhiều dự án hoành tránh khác được các chủ tịch tỉnh địa phương tiếp tay tàn phá.

Như Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh đột ngột từ chức sau 5 tháng. Vấn đề 1 là ông có 5 tháng để sắp xếp bố trí nhân sự kế vị,, mua bán các ghế tỉnh ủy viên, sắp xếp các vị trí cần thiết, bợ bạc. Vấn đề 2 là ông đã bố trí cho Chánh thanh tra Tỉnh lên kế nhiệm Bí thư, giữ vững cục bộ địa phương Đại Lộc trong khi hầu như người kế nhiệm không có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề 3 là ông ta nhằm đánh đổi các việc để nhằm đưa con trai tiếp tục lên ghế cao hơn. Vấn đề 4 là các vụ việc như Nhà khách Ủy Ban Tỉnh xây 160 tỷ đồng không thông qua Kế hoạch thu chi của Hội đồng nhân dân tỉnh, được chuyển về cho Tỉnh ủy quản lý, nhằm xóa dấu vết vi phạm. Vấn đề 5, cũng là vấn đề mấu chốt, đó là tại thời điểm năm 2015, năm kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch của Lê Phước Thanh thì ngân sách Nhà nước bị âm 3.900 tỷ do đầu tư công quá lố. Trong đó, ngân sách Trung Ương âm 1.800 tỷ và địa phương là 2.100 tỷ. Những con số khổng lồ trong nhiệm kỳ 5 năm làm chủ tịch của họ Lê. Vấn đề cuối, ông sinh 1956, sắp hết tuổi, trong khi Bí thư muốn cơ cấu lại theo quy định mới của Trung ương thì phải đủ tuổi cho 2 nhiệm kỳ thì mới được vào Trung ương, nay ông đã dọn đường sách sẽ cho 5 vấn đề trên, muốn hạ cánh an toàn. Chờ đấy!

Chưa đủ tài liệu phân tích tiếp.

Đọc thêm tại
Triền miên mang nợ
Khá nhiều người đã bất ngờ, ngạc nhiên khi Sở KH&ĐT Quảng Nam công bố tổng nợ XDCB có biên bản nghiệm thu tính đến 31.12.2014 là 3.535 tỷ đồng. Hiện nợ đọng từ nguồn ngân sách địa phương là 2.197 tỷ đồng, nguồn ngân sách TW 748 tỷ đồng và TPCP 590 tỷ đồng. Nợ XDCB khối tỉnh quản lý 1.736 tỷ đồng (ngân sách TW 257 tỷ đồng, TPCP 419 tỷ đồng và ngân sách địa phương 1.060 tỷ đồng), tập trung nhiều nhất ở Ban quản lý Khu KTM Chu Lai (993,5 tỷ đồng), Sở GTVT (325 tỷ đồng), Y tế (57,3 tỷ đồng), NN&PTNT (49,6 tỷ đồng)… Số nợ ở các địa phương chiếm khá lớn, khoảng 1.799 tỷ đồng (ngân sách TW 490,7 tỷ đồng, TPCP 170,8 tỷ đồng và ngân sách địa phương 1.137 tỷ đồng). Nợ nhiều nhất là Hội An (271 tỷ đồng), Tam Kỳ (211 tỷ đồng), Tây Giang (150 tỷ đồng), Điện Bàn (120 tỷ đồng), (Nam Giang 108 tỷ đồng)…
Số nợ đọng tăng đột biến (hơn 139 tỷ đồng so với báo cáo số 36/BC – UBND ngày 31.3.2015 và hơn 454 tỷ đồng so với báo cáo ngày 24.6.2015 của Sở KH&ĐT) này được lý giải liên quan đến 2 vấn đề. Đó là do năm 2014, dự án cầu Cửa Đại đã vào giai đoạn hợp long, hoàn thành, nhưng nguồn vốn mới được hỗ trợ từ ngân sách TW 1.700 tỷ đồng (bao gồm TPCP), chủ đầu tư còn nợ các nhà thầu trên 700 tỷ đồng. Ngoài ra thực hiện Chỉ thị số 23/CT – TTg ngày 5.8.2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và quy định tại Luật Đầu tư công chỉ bố trí vốn kế hoạch để thanh toán các khoản nợ đọng XDCB phát sinh trước thời điểm luật có hiệu lực.
Việc xác định nợ đọng tại các địa phương và các ngành đến ngày 31.12.2014 là bắt buộc và có xác nhận khối lượng nghiệm thu giữa A – B, vì vậy các chủ đầu tư đã báo cáo kỹ hơn và nợ đọng có phần tăng hơn! Theo thống kê này, gần như khoảng trên 1.500 dự án còn hiệu lực đều mắc nợ, khó khả năng chi trả. Chính điều này đã kéo theo mối nợ dây chuyền, trở thành vòng luẩn quẩn: Chính quyền địa phương – chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản có vốn từ ngân sách nhà nước – nợ tiền doanh nghiệp, đến lượt doanh nghiệp nợ lương người lao động, nợ ngân hàng, nợ các doanh nghiệp khác…
 Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại sao có cơ chế, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư XDCB theo hướng tập trung thanh toán nợ, nhưng nợ đọng vẫn có chiều hướng tăng. Số liệu các báo cáo chênh lệch nhau nhưng dù là con số nào, mức nợ như trên đã thực sự gây choáng váng. Cơ quan quản lý cho rằng đã đúng nguyên tắc khi phân bổ vốn theo đúng tiêu chí phân nhóm và quy định, nhưng chính việc lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát, đánh giá chất lượng dự án đầu tư và quy trách nhiệm cụ thể… đã không được thực hiện một cách chặt chẽ. Sự phân cấp triệt để về phê duyệt dự án và giao vốn đầu tư đã làm bùng nổ các dự án đầu tư công, nhưng sự thiếu hậu kiểm đã dẫn đến tình trạng quá tải về dự án và nợ chồng lên nhau khiến ngân sách không đủ nguồn lực để chi trả.
Tìm nguồn trả nợ?
Công luận biết rất rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài là vì đầu tư dàn trải nhưng nguồn vốn hạn hẹp. Nếu như thi công đúng theo nguồn vốn phân bổ thì nợ đọng đã không như hiện nay. Nhưng “bệnh thành tích” đã buộc các chủ đầu tư không vốn vẫn “ép” nhà thầu thi công, nên không có tiền thanh toán cho đối tác khi công trình hoàn thành là điều tất yếu xảy ra.
Nhắc chuyện này không phải để chỉ trích mà như là cách nhìn nhận lịch sử đầu tư để lại nhiều hệ lụy, tìm cách khắc phục và có giải pháp trả nợ rốt ráo. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã phải gửi công văn hỏa tốc đến chính quyền các tỉnh và các bộ yêu cầu báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và TPCP phải đình hoãn do không có vốn thực hiện. Câu chuyện này cho thấy quá trình phân cấp đầu tư đã làm quyền lực địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ TW và chính quyền địa phương. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nợ không thể không trả, nhưng thời hạn có bảo đảm hay không phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách.
Theo Sở KH&ĐT Quảng Nam, ngân sách đầu tư năm 2015 sẽ dành 84% (khoảng 1.497 tỷ đồng) vốn để trả nợ và đối ứng. Số nợ còn lại (2.540 tỷ đồng, kể cả vốn vay cũ, mới kiên cố hóa kênh mương giao thông nội đồng và hiện đại hóa thủy lợi Phú Ninh) “đành” phải chờ xử lý nợ giai đoạn 2016 – 2020.
Nhìn vào phương án xử lý nợ đọng XDCB dễ dàng nhận thấy, nếu không chi cho đầu tư phát triển và không phát sinh nợ mới trong năm 2015 (nhưng điều này rất khó xảy ra), thì ngân sách địa phương phải mất đến 5 năm nữa mới có thể trả hết nợ cho nhà thầu. Theo tính toán của Sở KH&ĐT, số nợ của khối tỉnh quản lý sẽ dễ dàng cân đối để trả, nhưng số nợ địa phương hiện rất khó để xử lý. Tại cuộc giám sát mới đây, chính quyền Hội An đã không trả lời được câu hỏi “vì sao nợ đọng XDCB quá lớn, chính quyền có kiểm soát hay tính toán trả được nợ hay không?” của Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND tỉnh đặt ra. Họ chỉ cho biết kế hoạch chung chung là sẽ dành khoảng 70% kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong hai năm 2015 và 2016 để bố trí trả các khoản nợ trên. Loay hoay tính toán, không biết sẽ sử dụng nguồn nào để cân đối trả nợ hiện rất “thời sự”, đang diễn ra ở hầu hết huyện, thành phố, thị xã.
Tất cả điều ấy cho thấy ngân sách Quảng Nam đang bế tắc trước việc thanh toán nợ đọng cho các dự án XDCB. Nỗ lực này phụ thuộc vào kế hoạch và khả năng tăng thu ngân sách, nhưng hiện tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn khi thu ngân sách ngày càng giảm sút và rất ít địa phương có đủ khả năng cân đối mà phải trông chờ vào “viện trợ” của chính quyền cấp trên.
Trước áp lực nợ công, rất cần một đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, cân đối nguồn vốn đầu tư, dự báo tiến độ thi công và thời hạn hoàn tất việc trả nợ. Tất cả dự án đều phải tính toán trên cơ sở nguồn lực tài chính địa phương. Không thể tùy hứng khởi công công trình, bất chấp quy trình và không xác định được nguồn vốn ở đâu. Nếu không xử lý rốt ráo chuyện này thì việc công trình dàn trải, nợ đọng XDCB sẽ lại ngày càng gia tăng, ách tắc vẫn như cũ. Gánh nợ sẽ ngày càng đè nặng trên vai ngân sách!  Nguồn: http://www.baoquangnam.com.vn/kinh-te/giao-thong-xay-dung/201507/ganh-nang-no-de-tren-vai-ngan-sach-622034/index.htm
TRỊNH DŨNG - CHÁNH LÂM



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét