Lòng tham đến tình thương. Tác Giả: Người Buôn Gió
10 Tháng 8 2015 lúc 2:03 (https://www.facebook.com/notes/1044481875577033/)
Có lần tôi và một người đàn ông rất từng trải đứng ở sân ga Châu Âu, tôi hỏi anh ta đứng trông hành lý thế nào khỏi bị mất cắp. Anh ta trả lời anh sẽ chú ý, không lơ là. Tôi kể câu chuyện về tên trộm đánh rơi tiền thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Anh ta cười và nói mình sẽ gọi người đánh rơi chứ không nhặt. Chúng tôi đều cười vang, anh ta là người tử tế, con người như anh ta sẽ chẳng bao giờ làm điều như vậy. Nhưng khi cười dứt, anh ta nhìn tôi hoài nghi. Chắc anh ta nghĩ tôi còn có điều gì nữa, vì ví dụ đánh rơi tiền của tôi chắc hẳn không dành cho anh ta. Tôi lấy ví dụ . Giả sử bây giờ có một người phụ nữ bế đứa bé đi qua anh, người phụ nữ trượt chân, ngã lăn quay cùng đứa bé, anh có nhao ra đỡ không.?
Anh ta tái mặt rồi gật đầu.
Nhưng những tên kẻ trộm láu cá, chúng đánh vào lòng tham của anh ta. Một tên trộm đi trước giả vờ đánh rơi ít tiền lẻ. Người có tiền nhổm dậy với tay nhăt, lại một tờ tiền nữa rơi ra xa hơn, khiến anh bước thêm bước nữa để nhặt. Chỉ cần thế, tên trộm đồng bọn phục đằng sau anh ta nhấc cái nồi lên và lấy mất bọc tiền.
Đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước, thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Những tên trộm Việt Nam thường sử dụng việc giả vờ một tên đánh rơi nhẫn vàng, dây chuyện vàng. Một tên nhặt được, cố ý cho nạn nhân trông thấy, một tên khác giả vờ người đi đường chứng kiến nhảy đến đòi chia, kéo cả nạn nhân vào cuộc với vai trò người làm chứng. Vòng vèo thì trị giá dây chuyền được ước lượng để chia chác. Giá của nó sẽ khoảng gấp hai lần chiếc xe đạp mà nạn nhân đang đi. Sau hồi dẫn dụ nạn nhân mê hoặc với lòng tham bỗng dưng cũng được chia phần. Hai tên trộm sẽ đổi cái dây chuyền lấy cái xe đạp của nạn nhân. Đường ai nấy đi, nạn nhân ra về mang vàng ra thử mới biết là vàng giả.
Màn kịch dây chuyền diễn đi diễn lại nhiều, được dân chúng kể lại cảnh báo với nhau nhiều, nhưng vì lòng tham mù quáng mà nhiều người vẫn mắc bẫy. Đến từ những năm 90 trở đi thì trò lừa đảo này kết thúc vì nó quá cũ.
Trên đây là những điển hình các vụ trộm cắp, lừa đảo đánh vào lòng tham của nạn nhân.
Sau này có vô vàn màn lừa đảo, trộm cắp đa dạng đánh vào mọi yếu tố tâm lý của nạn nhân. Các phương thức cực kỳ đa dạng và phức tạp như một trận đồ.
Nhưng có một điều mà những tay trộm sừng sỏ huyền thoại của thời thực dân chiếm đóng hay thời bao cấp nếu còn đến ngày nay chắc phải lắc đầu bái phục. Đó là trộm cắp bằng thủ đoạn đánh vào sự nhân ái của con người.
Có lần tôi và một người đàn ông rất từng trải đứng ở sân ga Châu Âu, tôi hỏi anh ta đứng trông hành lý thế nào khỏi bị mất cắp. Anh ta trả lời anh sẽ chú ý, không lơ là. Tôi kể câu chuyện về tên trộm đánh rơi tiền thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Anh ta cười và nói mình sẽ gọi người đánh rơi chứ không nhặt. Chúng tôi đều cười vang, anh ta là người tử tế, con người như anh ta sẽ chẳng bao giờ làm điều như vậy. Nhưng khi cười dứt, anh ta nhìn tôi hoài nghi. Chắc anh ta nghĩ tôi còn có điều gì nữa, vì ví dụ đánh rơi tiền của tôi chắc hẳn không dành cho anh ta. Tôi lấy ví dụ . Giả sử bây giờ có một người phụ nữ bế đứa bé đi qua anh, người phụ nữ trượt chân, ngã lăn quay cùng đứa bé, anh có nhao ra đỡ không.?
Anh ta tái mặt rồi gật đầu.
Tôi nói chẳng sự từng trải nào cho đủ. Anh ta lắc đầu và thú nhận, nếu bất chợt gặp tình huống ấy anh sẽ lao tới đỡ hai mẹ con người kia. Tôi an ủi người đàn ông hơn mình gần 20 tuổi ấy rằng, không phải anh kém cỏi đâu, nếu là tôi thì cũng vậy. Nhưng may ở Châu Âu này điều đó chưa xảy ra. Những tên trộm cắp lừa đảo ở đây chỉ đáng hàng nhãi nhép so với bọn trộm cắp Việt Nam về thủ đoạn, đến bây giờ vài ba tên trộm vẫn dùng cách tì đè, chen lấn ở cửa tàu điện để móc túi. Một vài tên trộm ở Pari thì lừa tàu điện sắp đóng cửa giật điện thoại nhảy ra, hoặc vài tên khác thì thầm bán điện thoại đểu như ra vẻ vừa lấy được.
Người vì lòng tham mà bị lường gạt, họ giận mình, trách móc mình ngu dại, tham lam, họ sẽ dằn vặt mình để lần sau cảnh giác. Thậm chí họ còn phổ biến cho người khác cảnh giác.
Nhưng nếu họ bị lường gạt vì lòng tốt thì sao.? Chả lẽ dằn vặt mình vì mình làm điều tốt, chả lẽ nhắc nhở mình lần sau không làm điều tốt để khỏi bị lừa. Rồi đi phổ biến cho mọi người thân quen đừng làm điều tốt nếu không sẽ bị thiệt thân. Bạn nghĩ thế nào khi bạn dặn con bạn rằng, nếu con thấy một người già ngã. Trước tiên con phải cảnh giác nhìn quanh, nếu con xô vào đỡ thì sẽ có một số kẻ lu loa còn làm ngã cụ già, rồi có khi chính cụ già cũng bảo con làm ngã, sau đó họ bắt con bồi thường tiền. Hoặc khi con đỡ cụ già ấy dậy, chính cụ sẽ móc ví của con.
Nếu ở thủ đoạn của bọn trộm cắp đánh vào lòng tham, bạn sẽ còn cao giọng dạy bảo con mình phải từ bỏ thói xấu tham lam thì mới tránh được tai hoạ. Cái triết lý ấy có ở nước Việt này cả ngàn năm theo trào lưu của Phật Giáo, Khổng Tử. Nhưng khi mà thủ đoạn của bọn trộm cắp đánh vào tình thương, lòng nhân ái, trắc ẩn của con người. Dạy thế nào cho phải, dạy quay mặt đi, dạy đừng đưa người khác đi cấp cứu khi thấy họ tai nạn, đừng chỉ đường, đừng giúp đỡ ai.
Vừa rồi trên báo chí xuất hiện hai clip những tên trộm xe giả vờ hỏi đường, những người tử tế đã trở thành nạn nhân bởi sự tận tình muốn giúp đỡ người khác. Hai clip ấy là điển hình cho thủ đoạn đánh vào lòng nhân ái, tính tốt của con người. Những tên lưu manh ngày nay đã vượt xa tiền bối ngày trước về khai thác tâm lý con người. Lợi dụng tâm lý nhân ái để bày ra thủ đoạn trục lợi là tận cùng của giới lưu manh. Trong xã hội Việt Nam ngày này, lưu manh đã đi đến cái tận cùng của sự táng tận như vậy. Đáng nói là thủ đoạn như thế càng ngày càng lan rộng. Hậu quả của nó sẽ là không ai dám động lòng trắc ẩn, muốn giúp đỡ người khác nữa.
Hôm qua tôi cũng xem ông chủ tịch tỉnh Sơn La nói rằng xây khu quảng trường, tượng đài Hồ Chí Minh hết 1400 tỷ đồng là để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân Sơn La.
Đừng nói rằng chỉ có lưu manh mới lợi dùng lòng tốt, tình cảm của con người để trục lợi. Cũng đừng vội nhận định rằng sự táng tận lương tâm lợi dụng tình cảm, lòng tốt của con người để trục lợi là từ lưu manh mà ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét