Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Quy trình đảng cử dân bầu hay trò mị dân bầu cử của đảng Lừa Việt Nam

a) Hiện tượng quân xanh trên 40 tỉnh thành (2-3 người cùng cơ quan trong 1 đơn vị bầu cử và các ứng viên đó đa phần là không có đối trọng cân bằng nhau, thường ở tư thế là một sếp 1 lính hoặc 1 sếp 2 lính)
Chon nửa nào, đều cũng là dứa dại
b) Quân lót đường (người có tầm ảnh hưởng kém hơn lại bố trí ứng cử khác địa bàn nơi họ sinh sống và làm việc, sơ bộ đếm được có 24 trường hợp). Các ứng cử viên kém thế hơn các ứng cử viên khác trong một đơn vị bầu cử, khi họ thường là nhân viên, nông dân, không có tầm ảnh hưởng về chức vụ vượt qua xã, huyện của mình thì lại được đưa ra ứng cử ở đơn vị bầu cử khác với huyện mình đang sinh sống, làm việc (?). Ngụy biện luận lý giải rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân, chứ không chỉ ở một nơi mình sống hay làm việc, nhưng khả năng cạnh tranh của những người ứng cử này là bằng 0, như vậy họ mặc nhiên được xem như quân xanh, ứng viên lót đường.
c) Cho mượn quân xanh (Số người trong khối giáo dục, khối y tế chiếm số đông trong danh sách bầu cử, nhưng trong tư thế kém hơn các đối thủ khác, có trường hợp  bệnh viện đều cung cấp 2 bác sỹ để ứng cử, hoặc đơn vị cử 2-3 người ứng cử nhưng lại chia ra các đơn vị bầu cử khác nhau)
Mức độ hiếp pháp “khủng” nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy 3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu, hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo chọn chỗ để ẩn nấp.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Quy trình “Đảng cử dân bầu” hay là cử luôn khỏi bầu cho tốn tiền thuế phí của người dân.


Quy trình “Đảng cử dân bầu” hay là cử luôn khỏi bầu cho tốn tiền thuế phí của người dân.
HUỲNH QUỐC HỘI·6 THÁNG 5 2016

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Nhân sự Trung ương

1. Nghe anh Thưởng, nói là TpHCM chưa bầu Bí thư Thành ủy là đúng quy định. Nghe thật mót. Hơn 200.000 đảng viên của đảng cộng sản tại TPHCM ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, Đại hội dân chủ, dân làm chủ, Đảng viên tập trung dân chủ, mỗi một lá phiếu biểu quyết thể hiện quyền Đảng viên để chọn ra Bí thư. Không bầu người đứng đầu thì đại hội làm gì, để 16 ông Bộ Chính Trị nó quyết thay 200 ngàn đảng viên các ông cho xong luôn đi.
2. 3/4 ông đứng đầu Thành phố xuất thân từ Đoàn, anh Đinh leo thang, anh Minh Triết 1989 con ông Dũng cũng xuất thân từ Đoàn, thôi các em các cháu học sinh sinh viên chả cần học hành gì, các cháu cứ phấn đấu tốt công tác Đoàn, rồi thể nào cũng đứng đầu quản lý kinh tế xã hội của một địa phương, tiêu biểu như TPHCM.
3. Ông Lê Thanh Hải, Bí thư TpHCM đang lơ lửng, chưa biết sắp đặt vô đâu. 16 anh, chưa thống nhất, hãy còn chia phe phái, đang cố gắng phân chia, giành tối đa quyền lực về mình. Ông Vũ Ngọc Hoàng nói sai khi nói về "Chủ nghĩa tư bản thân hữu", làm gì có khái niệm này, nó chỉ là "chủ nghĩa thân hữu", thâu vén quyền lực cho cá nhân và gia đình, mặc kệ xã hội.
4. Nói đến xã hội, lại nhớ lời một ông, lão bảo: phản động, có 2 loại, 1 là phản động chính trị, 2 là phản động xã hội. Cái loại phản lại sự vận động của xã hội loài người nó có trước, nó mới gây ra sự bất mãn ấp ủ để có cái phản động chính trị. (Nên bắt nhốt mấy thằng BCT trước khi bắt mấy tù nhân lương tâm- câu này của mình).
5. Nghe nói anh Đinh La Thăng về làm Bí thư Hà Nội, kiểu Đoàn, làm ào ào, tiêu tiền vào dự án như anh ấy, chắc banh ngàn năm văn vật.
6. Tứ trụ triều đình, họp trung ương vòng 1, gom hơn 200 chú (kỳ trước có 165) lấy ý kiến. trung ương thì dĩ nhiên ủng hộ anh Dũng rồi vì lợi ích gắn liền giữa anh Trung ương ủy viên với anh Dũng. Nhưng lần này mới lấy ý kiến các anh mới, vòng 2 mới thăm dò lấy ý kiến các anh cũ. Nhưng anh Ba Dũng thì kỳ này kẹt to rồi, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị cột cứng anh X, nếu BCT không đề cử, mà ra Trung ương đề cử cũng KHÔNG ĐƯỢC NHẬN. Phá thế triệt buộc anh Dũng, nên kỳ này gay go không đơn giản.
7. Nghe nói có khả năng ông tổng ở lại thêm 2 năm, nếu không đàm phán nổi...

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Trơ trẽn trắng trợn mặt mo chính là cộng sản

Điện thoại hỏi Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam về quy trình bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo lên làm Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, ông Sáng nhiều lần không bắt máy, có lẽ đây là việc nhạy cảm, sẽ cho chìm xuồng. Vì có lẽ khi Lê Phước Thanh xin về hưu sớm, đã ngầm chạy BCT xem như là của để dành cho con.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mỹ biến tế bào ung thư thành tế bào thường

(Nhờ qua biến giúp Việt Nam từ XHCN thành nươc phát triển bình thường cái)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/my-bien-te-bao-ung-thu-thanh-te-bao-thuong-3269175.html

Các nhà khoa học Mỹ biến tế bào ung thư trở lại bình thường bằng cách đưa trở lại nó quá trình ngăn chặn sao chép tế bào - quá trình quan trọng ức chế tế bào sao chép quá nhanh.
cancer1-2130923b-1787-1440476273.jpg
Tế bào ung thư ngừng phân chia khi được các nhà khoa học đưa bộ hãm phanh vào. Ảnh: Wellcome Collection
Theo Telegraph, tái lập trình tế bào ung thư, biến nó trở thành tế bào thường là bước nghiên cứu đột phá, hứa hẹn phương pháp điều trị mới, thậm chí đảo ngược quá trình tăng trưởng của khối u.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Đánh cắp tình thương (Người Buôn Gió)

Lòng tham đến tình thương. Tác Giả: Người Buôn Gió

10 Tháng 8 2015 lúc 2:03 (https://www.facebook.com/notes/1044481875577033/)

Có lần tôi và một người đàn ông rất từng trải đứng ở sân ga Châu Âu, tôi hỏi anh ta đứng trông hành lý thế nào khỏi bị mất cắp. Anh ta trả lời anh sẽ chú ý, không lơ là. Tôi kể câu chuyện về tên trộm đánh rơi tiền thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Anh ta cười và nói mình sẽ gọi người đánh rơi chứ không nhặt. Chúng tôi đều cười vang, anh ta là người tử tế, con người như anh ta sẽ chẳng bao giờ làm điều như vậy. Nhưng khi cười dứt, anh ta nhìn tôi hoài nghi. Chắc anh ta nghĩ tôi còn có điều gì nữa, vì ví dụ đánh rơi tiền của tôi chắc hẳn không dành cho anh ta. Tôi lấy ví dụ . Giả sử bây giờ có một người phụ nữ bế đứa bé đi qua anh, người phụ nữ trượt chân, ngã lăn quay cùng đứa bé, anh có nhao ra đỡ không.?

Anh ta tái mặt rồi gật đầu.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Kho Bạc vay 30.000 tỷ từ Ngân hàng, và Bí thư Quảng Nam "đột ngột từ chức"!

Thấy gì qua việc Kho Bạc đề nghị Ngân hàng cho vay 30.000 tỷ.
Kho Bạc là cái Kho, Ngân hàng là Phòng Giao dịch. Nay Kho lủng, vay phòng giao dịch.
Câu hỏi đặt ra:
1. Vậy, Kho lủng ở chỗ nào, tại sao?  Kho đi vay, tiền đâu trả lãi?
2. Phòng Giao dịch có tiền không nhập vào Kho, ắt có quỹ riêng?
Trả lời cho câu 2 trước. 























Nếu để ý một chút, có thể gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải tăng quỹ dự phòng rủi ro, và nộp tiền mặt cho Ngân hàng, điều này bề ngoài là bắt buộc đề phòng các Ngân hàng vỡ nợ, và có thể còn nhiều lý do khác, nhưng có thể thấy đây là một biện pháp cưỡng ép, có lợi cho Ngân hàng Nhà nước. Và Kho Bạc đang trống rỗng, nhìn thấy con số này và đề nghị vay. Nhắm đến khoản tiền rỗi này.

2. Kho Bạc là nơi thu chi Ngân sách, nay ngân sách bị âm, Nhà nước không phải hành trái phiếu, mà lại đi vay của Ngân hàng Nhà nước. Cần phải nhớ một động thái khác là các đợt phát hành trái phiếu chính phủ gần đây, hầu như là các Ngân hàng đều ôm, vì lãi cao, ổn định. Tiền trái phiếu không thu từ dân, không thu từ các nguồn vốn nằm im để tận dụng tài lực nằm trong xã hội, mà lại đi từ các Ngân hàng. Trong khi vai trò đồng tiền của Ngân hàng là đầu tư cho sản xuất - kinh doanh để tăng vốn tổng của xã hội.

Vòng quay: Chính phủ bội chi >>> Kho bạc hụt thu > Ngân sách công hao hụt > Phát hành trái phiếu > Ngân hàng ôm trái phiếu >> đưa tiền mặt cho Nhà nước (để giữ vững đầu tư công), trong khi lẽ ra tiền Ngân hàng phải đầu tư cho sản xuất kinh doanh >>> Nhà nước yêu cầu Ngân hàng tăng ký quỹ >>> Ngân hàng nộp lại trái phiếu chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước. 
Đồng tiền không đến được nơi cần đến, mà tiền gửi của dân tiếp tục đi vào đầu tư công vô bổ và tiếp tục tiếp sức cho bội chi Ngân sách.
Đó là những dự án như Bảo tàng Hà Nội 2.000 tỷ đang bỏ không, thì định xây Bảo tàng Lịch sử quốc gia 11.000 tỷ, đó là những đầu tư vào Boxit Tây nguyên gần 3 tỷ đô, để mỗi năm lỗ 40 triệu đô đến 2020., đó là những Vinasshin rỉ sét 6 tỷ đô đã bốc hơi không còn dấu vết phạm tội, đó là nhiều dự án hoành tránh khác được các chủ tịch tỉnh địa phương tiếp tay tàn phá.

Như Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh đột ngột từ chức sau 5 tháng. Vấn đề 1 là ông có 5 tháng để sắp xếp bố trí nhân sự kế vị,, mua bán các ghế tỉnh ủy viên, sắp xếp các vị trí cần thiết, bợ bạc. Vấn đề 2 là ông đã bố trí cho Chánh thanh tra Tỉnh lên kế nhiệm Bí thư, giữ vững cục bộ địa phương Đại Lộc trong khi hầu như người kế nhiệm không có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề 3 là ông ta nhằm đánh đổi các việc để nhằm đưa con trai tiếp tục lên ghế cao hơn. Vấn đề 4 là các vụ việc như Nhà khách Ủy Ban Tỉnh xây 160 tỷ đồng không thông qua Kế hoạch thu chi của Hội đồng nhân dân tỉnh, được chuyển về cho Tỉnh ủy quản lý, nhằm xóa dấu vết vi phạm. Vấn đề 5, cũng là vấn đề mấu chốt, đó là tại thời điểm năm 2015, năm kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch của Lê Phước Thanh thì ngân sách Nhà nước bị âm 3.900 tỷ do đầu tư công quá lố. Trong đó, ngân sách Trung Ương âm 1.800 tỷ và địa phương là 2.100 tỷ. Những con số khổng lồ trong nhiệm kỳ 5 năm làm chủ tịch của họ Lê. Vấn đề cuối, ông sinh 1956, sắp hết tuổi, trong khi Bí thư muốn cơ cấu lại theo quy định mới của Trung ương thì phải đủ tuổi cho 2 nhiệm kỳ thì mới được vào Trung ương, nay ông đã dọn đường sách sẽ cho 5 vấn đề trên, muốn hạ cánh an toàn. Chờ đấy!

Chưa đủ tài liệu phân tích tiếp.

Đọc thêm tại
Triền miên mang nợ
Khá nhiều người đã bất ngờ, ngạc nhiên khi Sở KH&ĐT Quảng Nam công bố tổng nợ XDCB có biên bản nghiệm thu tính đến 31.12.2014 là 3.535 tỷ đồng. Hiện nợ đọng từ nguồn ngân sách địa phương là 2.197 tỷ đồng, nguồn ngân sách TW 748 tỷ đồng và TPCP 590 tỷ đồng. Nợ XDCB khối tỉnh quản lý 1.736 tỷ đồng (ngân sách TW 257 tỷ đồng, TPCP 419 tỷ đồng và ngân sách địa phương 1.060 tỷ đồng), tập trung nhiều nhất ở Ban quản lý Khu KTM Chu Lai (993,5 tỷ đồng), Sở GTVT (325 tỷ đồng), Y tế (57,3 tỷ đồng), NN&PTNT (49,6 tỷ đồng)… Số nợ ở các địa phương chiếm khá lớn, khoảng 1.799 tỷ đồng (ngân sách TW 490,7 tỷ đồng, TPCP 170,8 tỷ đồng và ngân sách địa phương 1.137 tỷ đồng). Nợ nhiều nhất là Hội An (271 tỷ đồng), Tam Kỳ (211 tỷ đồng), Tây Giang (150 tỷ đồng), Điện Bàn (120 tỷ đồng), (Nam Giang 108 tỷ đồng)…
Số nợ đọng tăng đột biến (hơn 139 tỷ đồng so với báo cáo số 36/BC – UBND ngày 31.3.2015 và hơn 454 tỷ đồng so với báo cáo ngày 24.6.2015 của Sở KH&ĐT) này được lý giải liên quan đến 2 vấn đề. Đó là do năm 2014, dự án cầu Cửa Đại đã vào giai đoạn hợp long, hoàn thành, nhưng nguồn vốn mới được hỗ trợ từ ngân sách TW 1.700 tỷ đồng (bao gồm TPCP), chủ đầu tư còn nợ các nhà thầu trên 700 tỷ đồng. Ngoài ra thực hiện Chỉ thị số 23/CT – TTg ngày 5.8.2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và quy định tại Luật Đầu tư công chỉ bố trí vốn kế hoạch để thanh toán các khoản nợ đọng XDCB phát sinh trước thời điểm luật có hiệu lực.
Việc xác định nợ đọng tại các địa phương và các ngành đến ngày 31.12.2014 là bắt buộc và có xác nhận khối lượng nghiệm thu giữa A – B, vì vậy các chủ đầu tư đã báo cáo kỹ hơn và nợ đọng có phần tăng hơn! Theo thống kê này, gần như khoảng trên 1.500 dự án còn hiệu lực đều mắc nợ, khó khả năng chi trả. Chính điều này đã kéo theo mối nợ dây chuyền, trở thành vòng luẩn quẩn: Chính quyền địa phương – chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản có vốn từ ngân sách nhà nước – nợ tiền doanh nghiệp, đến lượt doanh nghiệp nợ lương người lao động, nợ ngân hàng, nợ các doanh nghiệp khác…
 Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại sao có cơ chế, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư XDCB theo hướng tập trung thanh toán nợ, nhưng nợ đọng vẫn có chiều hướng tăng. Số liệu các báo cáo chênh lệch nhau nhưng dù là con số nào, mức nợ như trên đã thực sự gây choáng váng. Cơ quan quản lý cho rằng đã đúng nguyên tắc khi phân bổ vốn theo đúng tiêu chí phân nhóm và quy định, nhưng chính việc lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát, đánh giá chất lượng dự án đầu tư và quy trách nhiệm cụ thể… đã không được thực hiện một cách chặt chẽ. Sự phân cấp triệt để về phê duyệt dự án và giao vốn đầu tư đã làm bùng nổ các dự án đầu tư công, nhưng sự thiếu hậu kiểm đã dẫn đến tình trạng quá tải về dự án và nợ chồng lên nhau khiến ngân sách không đủ nguồn lực để chi trả.
Tìm nguồn trả nợ?
Công luận biết rất rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài là vì đầu tư dàn trải nhưng nguồn vốn hạn hẹp. Nếu như thi công đúng theo nguồn vốn phân bổ thì nợ đọng đã không như hiện nay. Nhưng “bệnh thành tích” đã buộc các chủ đầu tư không vốn vẫn “ép” nhà thầu thi công, nên không có tiền thanh toán cho đối tác khi công trình hoàn thành là điều tất yếu xảy ra.
Nhắc chuyện này không phải để chỉ trích mà như là cách nhìn nhận lịch sử đầu tư để lại nhiều hệ lụy, tìm cách khắc phục và có giải pháp trả nợ rốt ráo. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã phải gửi công văn hỏa tốc đến chính quyền các tỉnh và các bộ yêu cầu báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và TPCP phải đình hoãn do không có vốn thực hiện. Câu chuyện này cho thấy quá trình phân cấp đầu tư đã làm quyền lực địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ TW và chính quyền địa phương. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nợ không thể không trả, nhưng thời hạn có bảo đảm hay không phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách.
Theo Sở KH&ĐT Quảng Nam, ngân sách đầu tư năm 2015 sẽ dành 84% (khoảng 1.497 tỷ đồng) vốn để trả nợ và đối ứng. Số nợ còn lại (2.540 tỷ đồng, kể cả vốn vay cũ, mới kiên cố hóa kênh mương giao thông nội đồng và hiện đại hóa thủy lợi Phú Ninh) “đành” phải chờ xử lý nợ giai đoạn 2016 – 2020.
Nhìn vào phương án xử lý nợ đọng XDCB dễ dàng nhận thấy, nếu không chi cho đầu tư phát triển và không phát sinh nợ mới trong năm 2015 (nhưng điều này rất khó xảy ra), thì ngân sách địa phương phải mất đến 5 năm nữa mới có thể trả hết nợ cho nhà thầu. Theo tính toán của Sở KH&ĐT, số nợ của khối tỉnh quản lý sẽ dễ dàng cân đối để trả, nhưng số nợ địa phương hiện rất khó để xử lý. Tại cuộc giám sát mới đây, chính quyền Hội An đã không trả lời được câu hỏi “vì sao nợ đọng XDCB quá lớn, chính quyền có kiểm soát hay tính toán trả được nợ hay không?” của Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND tỉnh đặt ra. Họ chỉ cho biết kế hoạch chung chung là sẽ dành khoảng 70% kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong hai năm 2015 và 2016 để bố trí trả các khoản nợ trên. Loay hoay tính toán, không biết sẽ sử dụng nguồn nào để cân đối trả nợ hiện rất “thời sự”, đang diễn ra ở hầu hết huyện, thành phố, thị xã.
Tất cả điều ấy cho thấy ngân sách Quảng Nam đang bế tắc trước việc thanh toán nợ đọng cho các dự án XDCB. Nỗ lực này phụ thuộc vào kế hoạch và khả năng tăng thu ngân sách, nhưng hiện tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn khi thu ngân sách ngày càng giảm sút và rất ít địa phương có đủ khả năng cân đối mà phải trông chờ vào “viện trợ” của chính quyền cấp trên.
Trước áp lực nợ công, rất cần một đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, cân đối nguồn vốn đầu tư, dự báo tiến độ thi công và thời hạn hoàn tất việc trả nợ. Tất cả dự án đều phải tính toán trên cơ sở nguồn lực tài chính địa phương. Không thể tùy hứng khởi công công trình, bất chấp quy trình và không xác định được nguồn vốn ở đâu. Nếu không xử lý rốt ráo chuyện này thì việc công trình dàn trải, nợ đọng XDCB sẽ lại ngày càng gia tăng, ách tắc vẫn như cũ. Gánh nợ sẽ ngày càng đè nặng trên vai ngân sách!  Nguồn: http://www.baoquangnam.com.vn/kinh-te/giao-thong-xay-dung/201507/ganh-nang-no-de-tren-vai-ngan-sach-622034/index.htm
TRỊNH DŨNG - CHÁNH LÂM



Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Cập nhật tình hình thủy điện sông Tranh đến 7/2015

27-7 -2015 
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/20150727/dong-dat-26-do-richter-o-bac-tra-my/783963.html
TTO - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) cho biết một trận động đất 2,6 độ richter đã xảy ra ở khu vực huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) lúc 0g18 ngày 27-7.
Vị trí xảy ra trận động đất này gần với vị trí xảy ra động đất ngày 10-7.
10-7-2015


















http://vov.vn/xa-hoi/thuy-dien-song-tranh-2-lai-rung-lac-do-dong-dat-27-do-richter-413130.vov

12-3-2015


















http://laodong.com.vn/xa-hoi/quang-nam-dong-dat-tai-vung-thuy-dien-song-tranh-2-304136.bld

07/8/2014 

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Bệnh giả dối

I. Căn bệnh của toàn xã hội hay là của giới tri thức lãnh đạo hiện nay.

Căn bệnh giả dối này là của giới "được gọi là trí thức Việt Nam"
Cái giới trí thức ấy mà Vương Trí Nhà gọi đích danh là trí thức công nông, hay là trí thức Liên Xô.
Căn bệnh này nó xảy ra ở miền Bắc (miền Nam nếu có thì cũng là do lây lan từ miền Bắc vào, theo kiểu KTS Võ Thành Lân và KTS Nguyễn Quang Nhạc nói với nhau là: Sao bây giờ nhìn lại quanh mình/trường ĐH Kiến trúc TPHCM chỉ toàn dân Bắc).

Cái bệnh ấy thật là đáng sợ. Còn gì hơn là giả dối, dối là không thật, một xã hội nói dối thì còn gì là.
Cái kiểu dối trá ấy, ngay từ đầu Hiến Pháp 1976, 1992, 2013 bám víu vào Chủ nghĩa Mắc như 1 cứu cánh, hay như công cuộc cướp chính quyền 1945 của Việt Minh (chứ không phải của Việt Nam) như là 1 công cuộc vĩ đại.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Trương Nhân Tuấn: Những vấn đề Việt Nam

Việt Nam không có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông.

Quan chức Mỹ vừa lên tiếng phê bình : Việt Nam chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông.

TQ chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, tính đến nay là 41 năm. TQ chiếm 7 bãi đá thuộc Trường Sa của VN năm 1988, đến nay là 27 năm. Còn đường chữ U (chín, mười, hay mười một gạch… chi đó) của TQ, có nơi chỉ cách bờ biển VN khoảng 50km, dành 80% Biển Đông, đã công bố ít nhứt là hơn ½ thế kỷ. Với bấy nhiêu thời gian đó mà VN vẫn không xây dựng nổi một đối sách bảo vệ vùng biển của mình. Lời phê bình của viên chức người Mỹ tố cáo lãnh đạo VN có vấn đề.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Quảng Nam: Ký cho con hay là Cón cho Ky

Thứ Sáu, 10/04/2015 10:15
Gia thế đáng ngưỡng mộ của Phó GĐ Sở KH-ĐT Quảng Nam
Ông Lê Phước Hoài Bảo vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký quyết
 định bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh này.
Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam,
 ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985 là Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình,
 tỉnh Quảng Nam. Năm nay, ông Bảo 30 tuổi.
Sáng ngày 9/4, ông Nguyễn Hữu Sáng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam,
 đại diện cho UBND tỉnh Quảng Nam đã đến Sở KH-ĐT công bố quyết định
 bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Phó giám đốc Sở này.
Ngày 2/4/2015, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam
(ký thay Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam
- PV), ký Quyết định số 1125 về việc điều động và bổ nhiệm cán bộ:
Điều động ông Lê Phước Hoài Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình
đến nhận công tác tại Sở KH-ĐT và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó giám đốc
Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam, kể từ ngày 9/4/2015.
Ông Lê Phước Hoài Bảo (đứng) được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Ông Lê Phước Hoài Bảo (đứng) được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Trước khi được điều động về công tác tại Sở KH-ĐT, vào ngày 26/2/2014, ông Lê
Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 649 điều động
 ông Lê Phước Hoài Bảo đang đương chức Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của
Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đến nhận công tác tại UBND huyện Thăng Bình
Đến ngày 14/3/2014, HĐND huyện Thăng Bình khóa X tổ chức kỳ họp thứ 11
(kỳ họp bất thường) để bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện, nhiệm kỳ 2011-2016
Kết quả, ông Lê Phước Hoài Bảo đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện
Thăng Bình nhiệm kỳ 2011-2016.
Được biết, ông Lê Phước Hoài Bảo là con trai đầu của ông Lê Phước Thanh,
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Tham nhũng Việt Nam: toàn diện và ổn định

1. Cty Mỹ >>>  Đất Việt  Cáo buộc công ty Mỹ dính tham nhũng tại dự án VN Hai dự án được WB chỉ rõ là Giao thông Nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở thành phố Đà Nẵng.


Cụ thể, trong thông cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) nêu rõ: "Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) đã trả các khoản tiền có yếu tố tham nhũng cho quan chức. Trong khi đó, BGH cũng không giám sát hiệu quả hoạt động của công ty con, do đó cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của LBG".

Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định không cho phép Công ty LBG tham gia vào các dự án sử dụng vốn của mình. Thời hạn của việc "cấm cửa" kéo dài một năm, đồng thời công ty mẹ của LBG là Tập đoàn Berger Group Holdings cũng bị hạn chế đấu thầu các dự án của WB.

2.  Cty Hàn >>> Dân Trí  Hàn Quốc điều tra quỹ đen tại dự án cao tốc VN

 Theo báo chí Hàn Quốc, số tiền quỹ đen và “lại quả” vào khoảng 200 tỉ đồng.

Tập đoàn thép khổng lồ POSCO (Hàn Quốc) đã “dính” vào nghi án tạo quỹ đen trái phép tại dự án cao tốc Việt Nam giai đoạn 2009-2012. Báo Hàn Quốc Korea Times đưa tin cựu chủ tịch Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) - ông Chung Joon-yang và một số cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của công ty này đã bị cấm xuất cảnh từ 
giữa tháng 3-2015 nhằm phục vụ điều tra.



  VNN - Quy định này tạo điều kiện cho kẻ tham nhũng dùng chính ngay số tiền tham nhũng của dân, của nước để đổi lại mạng sống của mình.

Dự thảo BLHS (sửa đổi) vẫn duy trì hình phạt tử hình cho hai tội tham ô và nhận hối lộ (thuộc nhóm tội tham nhũng). Tuy nhiên, dự luật lại cho phép người bị kết án tử hình đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân.



Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Boxít, những con số biết nói lỗ thật hay lãi giả!

01/04/2015

Bauxite Tây Nguyên: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

TS. Nguyễn Thành Sơn
Trước đây, chương trình bauxite đã thu hút sự quan tâm của cả xã hội về các vấn đề có liên quan đến môi trường(bùn đỏ) và an ninh quốc phòng trên Tây Nguyên.
Hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumina có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumina Tây Nguyên).
Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội (toàn dân dùng điện phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại).
Chuyên gia tư vấn độc lập
New Technology Solutions

1          “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”

1.1       Nhà thầu không có kinh nghiệm

Theo viện sỹ A.E. Ferzman, trong thiên nhiên có 250 khoáng vật chứa nhôm, trong đó chủ yếu có 20 loại khoáng vật có hàm lượng ô xít nhôm cao nhất như trong bảng sau (xếp từ cao đến thấp):

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Mẹ khóc

Hôm 24/3 khánh thành Mẹ Thứ, mình ở nhà xem Tivi, thấy BTV Hoài An + 1 anh MC nào đó, 2 người cầm míc khai mạc văn nghệ mà mưa ướt hết cả mặt cả người, sân khấu thì đẫm nước. Tỉnh Quảng Nam tổ chức hoành tráng Lễ khánh thành, kết hợp ngày giải phóng Quảng Nam, các huyện thị về cắm trại ngay trước sân, xe TƯ, tỉnh bạn về đông kìn kịt, như ngày hội lớn. Xong thì Mẹ khóc. Khóc 4 ngày 3 đêm, tối mũi tối mắt, và lũ sông lên, thủy điện xả, và nông thôn thì ngập nước tràn đồng


>>> Doanh nghiệp Đà Nẵng từ chối ODA: Lời hứa từ chức

TS Lê Đăng Doanh: Nợ công VN cao hơn ADB cảnh báo

>>> Đàm phán đưa thêm lao động sang Lào, Campuchia - Báo ...

>>> Khánh thành Tượng đài Mẹ VN Anh hùng: Trời 'đổ lệ xúc ...

>> 1.250 con gà đi lạc:Quảng Nam báo cáo Thủ tướng trước 30/3


>> Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu


>> Xuất khẩu lao động sang Lào, Campuchia hưởng lương trên 20 triệu/tháng


>> Ông Lý Quang Diệu: ‘Không thể sống bằng cái bát đi ăn xin’


Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Đại Vệ Chí Dị - Lâm Tặc Kinh Thành.

21 Tháng 3 2015 lúc 4:46 https://www.facebook.com/notes/965118033513418/?pnref=story

                                                      Người Buôn Gió


Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 70. Vệ Kính Vương năm thứ tư.

Chúa Bạo viễn du sang Ách Đại Lợi vay tiền, nước Ách đón tiếp nhạt nhẽo, tể tướng Ách là Tô có ý trách người Vệ vay tiền nhiều lần mà chả làm ăn đâu ra đâu. Chúa nghe xong chỉ cười nhạt.

Việc trong nước sau hội nghị trung ương Sản Thập hỗn loạn vô cùng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Gặp phải thời nhá nhem, tranh tối, tranh sáng, quan lại thi hành chính sách lúc đầu voi đuôi chuột, lúc đầu dê thịt chó, mạt cưa, mướp đắng khiên dân chúng không biết đâu mà lần.