01/04/2015
Bauxite Tây Nguyên: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
TS. Nguyễn Thành Sơn
Trước đây, chương trình bauxite đã thu hút sự quan tâm của cả xã hội về các vấn đề có liên quan đến môi trường(bùn đỏ) và an ninh quốc phòng trên Tây Nguyên.
Hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumina có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumina Tây Nguyên).
Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội (toàn dân dùng điện phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại).
Chuyên gia tư vấn độc lập
New Technology Solutions
1 “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”
1.1 Nhà thầu không có kinh nghiệm
Theo viện sỹ A.E. Ferzman, trong thiên nhiên có 250 khoáng vật chứa nhôm, trong đó chủ yếu có 20 loại khoáng vật có hàm lượng ô xít nhôm cao nhất như trong bảng sau (xếp từ cao đến thấp):
Bảng 1: Các khoáng vật chủ yếu có chứa ô xit nhôm (bauxite)
No
|
Name
|
Chemical formula
|
Al2O3 Percentage, %
|
Specific gravity
|
1
|
Corundum
|
Al2O3
|
100
|
4,0
|
2
|
Diaspore
|
HAlO2 hoặc AlO2.H2O
|
84,98
|
3,4
|
3
|
Chrysoberyl
|
BeAl2O4
|
80,29
|
3,67
|
4
|
Spinel
|
MgAl2O4
|
71,0
|
3,8
|
5
|
Gibbsite
|
Al(OH)3 hoặc Al2O3-3H2O
|
65,4
|
2,3
|
6
|
Andalusite
|
Al2O3(SiO4)
|
63,70
|
3,18
|
7
|
Kyanite
|
Al2O(SiO4)
|
60,43-62,74
|
3,6
|
8
|
Topaz
|
Al2(SO4)(OH,F)4
|
55,67-56,76
|
3,5
|
9
|
Kaolinite
|
Al4(Si4O10)
|
39,5
|
2,6
|
10
|
Muscovite mica
|
K2Al4(Si6Al2O20)(OH,F)4
|
38,4
|
7,5
|
11
|
Turquoise
|
CuAl6(PO4)4(OH)8.4H2O
|
37,60
|
2,7
|
12
|
Wavellite
|
Al3(OH)3(PO4)2.5H2O
|
37,11
|
2,32
|
13
|
Alunite
|
KAl3(SO4)2(OH)6
|
36,92
|
2,67
|
14
|
Anorthite feldspar
|
CaAl2Si2O8
|
36,7
|
2,75
|
15
|
Amblygonite
|
LiAl(PO4)F
|
34,46
|
3,05
|
16
|
Lazulite
|
(Mg,Fe)Al2(PO4)2(OH)2
|
33,73
|
3,1
|
17
|
Albite feldspar
|
NaSi3AlO8
|
19,3
|
2,61
|
18
|
Orthoclase feldspar
|
K(AlSi3O8)
|
18,4
|
2,57
|
19
|
Beryl
|
Be3Al2(Si6O18)
|
18,05
|
2,9
|
20
|
Epidote
|
Ca2Fe+3Al2O.OH(Si2O7)(SiO4)
|
13,1-24,36
| |
Nguồn: SME Mineral Processing Handbook, N.L.Weiss, Editor, Volume 1
|
Trong khoa học, khái niệm “bauxite” (theo giá trị sử dụng) được dùng chung cho những khoáng vật có chứa Al2O3 với tỷ lệ lớn.
Theo bảng phân loại trên, bauxite diaspore khác xa so với bauxite gibbsite.
Nhà thầu TQ chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite diaspore (có hàm lượng Al2O3 tới 84,98%, và trọng lượng riêng 3,4), trong khi bauxite Tây Nguyên thuộc loại gibbsite (có hàm lượng Al2O3 chỉ có 65,4%, và trọng lượng riêng 2,3). Hàm lượng quặng có ích và trọng lượng riêng (tỷ trọng) của khoáng vật là hai thông số rất cơ bản trong công nghệ tuyển khoáng.
Như vậy, theo Luật đấu thầu, lẽ ra, nhà thầu TQ cần bị loại ra ngay từ bước xét thầu đầu tiên theo tiêu chuẩn “kinh nghiệm của nhà thầu” và cụ thể là theo tiêu chí “đã triển khai các dự án tương tự”.
Nhân đây cũng cần nhấn mạnh thêm: kể cả phân xưởng tuyển rửa quặng bauxite nguyên khai do các nhà thầu VN thực hiện cũng mắc sai lầm khi “copy-paste” công nghệ của TQ chỉ phù hợp với loại bauxite có trọng lượng riêng (specific gravity) lớn (= 3,4 tấn/m3) dễ tuyển. Trong khi bauxite của Tây Nguyên có trọng lượng riêng nhỏ (< 2,3 tấn/m3) thuộc loại khó tuyển hơn nhiều. Khó khăn này của xưởng tuyển bauxite Tân Rai cũng giống như khó khăn của nhà máy tuyển than Vàng Danh (Uông Bí, Quảng Ninh) của TKV. Thực tế cho thấy, TKV đã phải “đánh vật” với phân xưởng tuyển khá vất vả tưởng như bế tắc và chỉ khắc phục được nhờ có ý kiến của các chuyên gia tư vấn bên thứ 3 (Ấn Độ). Thực ra, TKV đã không cần phải nhờ chuyên gia nước ngoài để xử lý nếu chỉ cần khiêm tốn hỏi người nhà.
1.2 Bayer là gì?
1/ Trong kỹ thuật, có 3 công nghệ sản xuất alumina từ bauxite dựa trên loại hóa chất được sử dụng là: kiềm (NaOH), axit (H2SO4, HCl, HNO3) và hỗn hợp kiềm-axit. Hầu hết, trên thế giới đều áp dụng công nghệ kiềm. Công nghệ kiềm có 3 qui trình: thủy-hóa (hydrochemical), nhiệt (thermal), và hỗn hợp thủy-hóa-nhiệt. Qui trình Bayer là qui trình thủy-hóa bằng kiềm được sử dụng cho bauxite có hàm lượng Al2O3 cao và thành phần SiO2thấp dựa trên phản ứng hóa học sau:
Al(OH)3 + NaOH ƒ NaAlO2 + 2H2O
Trong các tài liệu kỹ thuật về tuyển khoáng thường dùng khái niệm qui trình Bayer (BAYER PROCESS). Vì axít có tính độc hại và chi phí cao hơn kiềm, trên thế giới, hầu hết các nước đều áp dụng qui trình Bayer. Vì vậy, Bayer là qui trình công nghệ duy nhất “cả thế giới tin dùng”. Công nghệ Bayer ở Tân Rai có “tiên tiến nhất” hay không là phụ thuộc vào các thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được dùng để triển khai qui trình đó có tiên tiến và hiện đại hay không.
Trong điều kiện kiềm hóa, cân bằng của phản ứng hóa học trên dịch sang phải, tức là hydroxit nhôm trong bauxite sẽ chuyển sang dạng aluminat natri trong dung dịch. Trong điều kiện tách (decomposition), cân bằng hóa học trên sẽ dịch sang trái, tức sẽ xẩy ra quá trình hydrolysis (aluminat natri sẽ tác dụng với nước) tạo ra hydroxit nhôm kết tủa làm giảm hiệu suất thu alumina. Vì vậy, để áp dụng qui trình Bayer đòi hỏi phải có các ‘know how’ và ‘licence’ nhất định.
1.3 Đánh giá chi tiết bản chào của nhà thầu
Trong quá trình đấu thầu hay chọn thầu, việc đánh giá chi tiết các giải pháp kỹ thuật trong bản chào của nhà thầu là bắt buộc để so sánh về kinh tế (bản chào đó “đắt” hay “rẻ”) đối với chủ đầu tư.
Vì tính “hai chiều” của công nghệ sản xuất alumina theo qui trình Bayer, nhà thầu phải xác định các giải pháp kỹ thuật tối ưu để đạt được các thông số công nghệ tối ưu như:
- mức độ khử tạp chất và chất lượng alumina;
- thời gian kiềm hóa (quá trình thu hồi Al2O3 bằng cách sử dụng NaOH),
- nhiệt độ kiềm hóa,
- nồng độ kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn và trong aluminat,
- modul (hay tỷ số phân tử) kiềm caustic (caustic soda) trong dung dịch tuần hoàn và trong dung dịch aluminat,
- tiêu hao vôi;
- mức độ tổn thất Al2O3, Na2O (kiềm tổng) Na2Ok (kiềm caustic) trong bùn đỏ;
- hiệu quả quá trình kiềm hóa.
Trong các dự án Tân Rai và Nhân Cơ, các thiết bị quan trọng cần thiết để áp dụng qui trình Bayer cần được nhà thầu thiết kế lựa chọn và cần được chủ đầu tư đánh giá chi tiết gồm:
- nhà máy nhiệt điện CFB;
- hồ bùn đỏ;
- thiết bị khí hóa than;
- thiết bị nghiền (breaker), thiết bị trộn (mixer);
- bơm dung dịch các loại (li tâm, ruột gà, membram);
- các bộ sấy, bộ ngưng (đầu vào, đầu ra);
- các van điều chỉnh;
- các abtoclav (nung, phản ứng);
- bộ phân li các cấp;
- thùng chứa; máy khuấy;
- hệ thống đo lường-điều khiển (C&I), v.v.
Dưới đây là một số đánh giá/so sánh về kinh nghiệm của nhà thầu cũng như trình độ công nghệ của dự án Tân Rai:
1/ Mức độ khử tạp chất và chất lượng alumina
Mức độ khử các tạp chất trong sản phẩm cuối cùng và chất lượng của sản phẩm theo cam kết của nhà thầu được tổng hợp so sánh trong bảng sau:
Bảng 2: So sánh các thông số cam kết của nhà thầu với các thông số của qui trình Bayer về chất lượng sản phẩm
N0
|
Thông số
|
Bayer Process
|
Nhà thầu cam kết
|
Nhận xét
|
Khử tạp chất có hại (Reduction-Grade Alumina Impurities) %
| ||||
1
|
Si
|
0,004-0,010
|
0,012
|
quá cao, không tốt
|
2
|
Fe
|
0,009-0,030
|
0,01
|
đạt
|
3
|
Na
|
0,20-0,50
|
0,001
|
đạt, nhưng cam kết nhầm (theo thiết kế là 0,38)
|
4
|
Ca
|
0,01-0,07
|
0,035
|
đạt
|
5
|
Zn
|
0,005-0,015
|
0,01
|
đạt
|
6
|
Mn
|
0,0005-0,0015
|
?
|
không cam kết
|
7
|
Ti
|
0,001-0,005
|
0,003
|
đạt
|
8
|
P
|
0,0005-0,001
|
?
|
không cam kết
|
9
|
Ga
|
0,01-0,05
|
?
|
không cam kết
|
Chất lượng alumina (Physical Properties of Sandy Alumina)
| ||||
1
|
Loss on Ignition, %
|
0,30-1,50
|
<1
|
đạt
|
2
|
Alpha alumina, %
|
10-50
|
5-10
|
quá thấp, không tốt
|
3
|
Angle of repose, o
|
30-40
|
khoảng 30
|
thấp, không tốt
|
4
|
Sieve analysis, cum %
| |||
5
|
+100 mesh
|
1-10
|
<45µ: 8-10
>150µ: 5-10
|
tỷ lệ dưới cỡ lớn gây tổn thất lớn cho khách hàng
|
6
|
+200 mesh
|
40-80
| ||
7
|
+325 mesh
|
85-98
| ||
8
|
Water sorption, %
|
1-3
|
?
|
không cam kết
|
9
|
Bulk density, lb/ft3
|
55-60
|
1 tấn/m3
|
đạt
|
10
|
Absolute density, g/ml
|
3,6-3,7
|
không cam kết
| |
11
|
Al2O3 content, %
|
>99,5+
|
>98,6
|
(nhận xét riêng)
|
Nguồn: Hợp đồng EPC của dự án Tân Rai; và Mineral Processing Handbook
| ||||
Theo bảng phân loại “Commercial Alumina Products”, qui trình Bayer cho phép thu được 4 loại nguyên liệu, và 8 loại sản phẩm như trong bảng sau:
Bảng 3: Phân loại sản phẩm thương mại của qui trình Bayer
No
|
Generic Name
|
Al2O3 Content, %
|
Raw materials
| ||
1
|
Calcined bauxite, fused bauxite
|
80-90
|
2
|
Activated bauxite
|
75-90
|
3
|
Alumina hydrate (gibbsite, bayerite)
|
65,4
|
4
|
Alumina monohydrate
|
82,6
|
Alumina products
| ||
1
|
Gel alumina
|
70-80
|
2
|
Amorphous alumina
|
~50
|
3
|
Transition aluminas
|
92-97
|
4
|
Calcined aluminas
|
99,5+
|
5
|
Reactive aluminas
|
99,5+
|
6
|
Tabular alumina
|
99,5+
|
7
|
Beta alumina
|
varies
|
8
|
Fused alumina
|
99,5+
|
Nguồn: Mineral Processing Handbook, Volume 2
|
Theo bảng phân loại trên, chất lượng sản phẩm alumina của Tân Rai chỉ cao hơn “Calcined bauxite” (bauxite nung) và “Transition aluminas” (alumina chuyển tiếp), chưa đạt tiêu chuẩn của “Calcined aluminas” như ghi trên bao bì.
2/ Thời gian kiềm hóa quyết định tỷ lệ thu hồi alumina. Theo lý thuyết, trong 180 phút kiềm hóa, tỷ lệ thu hồi alumina có thể đạt 90%, chia ra: trong 60 phút đầu tiên tỷ lệ thu hồi là 60%, trong 60 phút thứ 2 tỷ lệ thu hồi 25%, và trong 60 phút thứ 3 chỉ thu hồi được 5%.
Trong quá trình kiềm hóa, tỷ lệ alumina trong dung dịch tăng dần từ 0% lên đến 90%, và modul kiềm caustics sẽ giảm dần từ 3,75 xuống 1,75.
3/ Nhiệt độ kiềm hóa càng cao, tốc độ quá trình kiềm hóa càng lớn. Mỗi loại bauxite khác nhau có nhiệt độ bắt đầu kiềm hóa khác nhau. Ví dụ, gibbsite - khoảng 105oC, beryl - hơn 160oC, diaspore - hơn 200oC. Trên thực tế và theo lý thuyết, để nâng cao tốc độ kiềm hóa, người ta có thể thiết kế qui trình có nhiệt độ kiềm hóa cao hơn 240oC.
Một trong những hướng hoàn thiện công nghệ Bayer là nâng cao nhiệt độ kiềm hóa lên tới 280÷320oC đồng thời với việc tăng lượng nhiệt cho nung nóng dung dịch. Theo lý thuyết, lợi ích của việc nâng cao nhiệt độ là để:
- nâng cao tỷ lệ thu hồi alumina (thêm 2÷4%);
- giảm đáng kể thời gian kiềm hóa (5÷6 lần);
- giảm nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn;
- giảm modul caustic trong dung dịch aluminat (còn 1,4÷1,5).
Đối với diaspore, với nhiệt độ 235oC, nồng độ kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn cần có là 280÷300 gam/lít. Nếu tăng nhiệt độ lên 260÷280oC, nồng độ kiềm cần thiết giảm xuống còn 180÷200 gam/lít (cho tỷ lệ thu hồi alumina cao nhất). Vì vậy, việc nâng cao nhiệt độ kiềm hóa cuối cùng sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng (nhờ giảm thời gian kiềm hóa) và tiêu hao kiềm (nhờ giảm nồng độ kiềm cần thiết).
Do chưa có kinh nghiệm về gibbsite, nhà thầu chỉ thiết kế nhiệt độ kiềm hóa là 145oC (tương đối thấp). Với nhiệt độ này, mức tiêu hao kiềm và nhiệt sẽ rất lớn.
4/ Nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn càng cao, quá trình kiềm hóa xẩy ra càng mạnh và càng nhanh hơn. Tuy nhiên, nồng độ kiềm lớn sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn thiết bị càng nhanh, đòi hỏi phải đầu tư thiết bị đắt tiền.
Nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn được nhà thầu thiết kế là 165÷170 gam/lít (cũng tương đối thấp). Các chỉ số này chứng tỏ nhà thầu không có bí quyết hay bản quyền về công nghệ Bayer. Cụ thể, các thông số thiết kế của nhà thầu như trong bảng sau:
Bảng 4: Nồng độ và modul kiềm caustic theo thiết kế của nhà thầu
No
|
Công đoạn
|
Nồng độ kiềm, g/lít
|
Modul kiềm cautic
|
1
|
Dung dịch nghiền bauxite
|
165÷170
|
2,7÷3
|
2
|
Dung dịch hòa
|
150÷160
|
1,36
|
3
|
Dung dịch lắng
|
135
|
1,41
|
4
|
Aluminat trước kết tinh
|
135
|
1,41
|
5
|
Aluminat sau kết tinh
|
145÷150
|
2,7÷3
|
6
|
Aluminat sau nung
|
250
|
2,7÷2,9
|
Nguồn: Hợp đồng EPC của Tân Rai
| |||
5/ Modul kiềm caustics
Modul (tỷ số phân tử) kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn: càng cao, quá trình kiềm hóa xảy ra càng nhanh. Thông thường chỉ số này khoảng 3÷3,8. Nhà thầu chỉ thiết kế được 2,7÷3.
Modul kiềm caustic trong dung dịch aluminat: modul kiềm caustic (Na2Ok) ngoài việc có ảnh hưởng tích cực (xuôi chiều) đến quá trình kiềm hóa (càng cao, càng nhanh), nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực (ngược chiều) đến tiêu hao kiềm trong toàn bộ chu trình Bayer. Ví dụ, nếu chỉ số này giảm từ 1,7 xuống còn 1,5 tiêu hao dung dịch kiềm có thể giảm 20%, xem đồ thị sau:
Tuy nhiên, modul kiềm caustic giảm sẽ dẫn đến giảm tính bền vững của aluminat và nếu modul giảm đến mức độ nhỏ hơn sẽ làm cho aluminat bắt đầu bị phân tách ngay trong quá trình tách bùn đỏ. Điều này sẽ dẫn đến tăng tổn thất alumina. Chỉ số này trong thiết kế của nhà thầu là 1,36÷1,41 (thấp hơn mức 1,4÷1,5 nêu trên) sẽ làm tăng tổn thất alumina vào bùn đỏ (gây thiệt hại cho chủ đầu tư) và chứng tỏ thiết bị công nghệ của nhà thầu có mức độ chống ăn mòn hóa học thấp (nhà thầu có lợi về giá trong đấu thầu).
6/ Tiêu hao vôi: Vôi cần được bổ sung do trong bauxite có chứa TiO2. Trong quá trình kiềm hóa, ôxít titan sẽ tạo thành NaHTiO3 (metatitanat natri). Liên kết này sẽ bao quanh Al2O3 bằng một lớp màng bền vững làm cho dung dịch kiềm khó tiếp xúc đến các khoáng vật chứa alumina. Vôi sẽ liên kết với ôxít titan tạo thành titanat canxi (2CaO.TiO2.nH2O) và phá vỡ lớp màng ngăn cách đó.
Vì vậy, nếu lượng vôi bổ sung không đủ, ôxít titan sẽ chuyển thành metatitanat làm giảm mức độ thu hồi alumina và tăng tiêu hao kiềm. Ngược lại, khi lượng vôi dư thừa sẽ tạo thành hydrogranat cũng sẽ dẫn đến tổn thất alumina. Vì vậy, theo các giáo trình tuyển bauxite, đối với bauxite gibbsite, việc bổ sung vôi là không cần thiết, do các phần tử Al2O3-3H2O (gibbsite) có tốc độ kiềm hóa nhanh hơn và thường kịp kiềm hóa trước khi hình thành lớp màng bao quanh.
Như vậy, việc nhà thầu thiết kế và cam kết mức tiêu hao vôi bằng 49,26 kg/tấn alumina (tương đương 2% trọng lượng bauxite khô) có thể là do:
- theo kinh nghiệm làm bauxite diaspore, và/hoặc,
- không có các bí quyết, bản quyền (công nghệ nguồn) về gibbsite.
Các giải pháp thiết kế không tối ưu (không có know how) sẽ dẫn đến thực tế vừa tiêu tốn vôi không cần thiết, vừa giảm thu hồi alumina.
7/ Hiệu quả kiềm hóa (caustic hóa)
Hiệu quả kiềm hóa hay mức thu hoạch alumina trong quá trình tách là thông số công nghệ quan trọng, phản ánh trình độ công nghệ trong tất cả các khâu của qui trình Bayer. Mức độ thu hoạch alumina là tỷ lệ giữa alumina kết tinh trong quá trình tách so với alumina còn trong dung dịch (tuần hoàn). Đối với qui trình Bayer, theo các giáo trình chỉ số này là 40-55%. Chỉ số này của Tân Rai được nhà thầu cam kết 40%, tức là ở mức thấp nhất.
8/ Tổn thất quặng Al2O3
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các dự án tuyển/luyện quặng. Theo số liệu của TKV, hàm lượng Al2O3 trong bauxite đầu vào là 47,11%. Theo số liệu thiết kế của nhà thầu, tiêu hao bauxite cho 1 tấn alumina là 2,737 tấn và hàm lượng Al2O3 trong alumina là 98,6%. Như vậy, tổn thất Al2O3 theo thiết kế của nhà thầu là (2,737*47,11 - 1*98,6) = 30,34%. Tỷ lệ tổn thất này quá lớn, chứng tỏ các giải pháp kỹ thuật chưa tối ưu.
9/ Mức độ nghiền của bauxite
Khi độ nghiền của bauxite tăng, bề mặt tiếp xúc với kiềm của các phần tử bauxite tăng, tốc độ kiềm hóa càng tăng. Tuy nhiên, việc tăng độ nghiền quá mức là không cần thiết vì tăng chi phí nghiền và ảnh hưởng xấu đến sự cô đặc của dung dịch trong quá trình kiềm hóa. Do đó, cấp độ hạt của bauxite cần được xác định bằng các thí nghiệm thực tế. Vấn đề là: nhà thầu Chalieco có lấy mẫu hay không? Lấy mẫu có thử nghiệm hay không? Thử nghiệm có theo qui trình chuẩn hay không?
10/ Mức độ tự động hóa
Mức độ tự động hóa thể hiện trình độ công nghệ của nhà thầu và ảnh hưởng đến năng suất lao động của chủ đầu tư. Tùy theo mức độ tự động hóa, các dự án alumina thường có nhu cầu lao động (manpower) cho sản xuất và cho bảo dưỡng sửa chữa b/q khoảng 2÷5 giờ công/tấn sản phẩm. Trong công đọan chính (bauxite slurrying), nhu cầu lao động được xác định trên cơ sở năng suất lao động khoảng 300÷1200 tấn/ngày.
Như vậy, nhà máy alumina có công suất 630.000 tấn/năm và có mức độ tự động hóa thấp nhất cũng chỉ cần 3,15 triệu giờ công/năm. Nếu thời gian làm việc 300 ngày/năm, 3 ca/ngày và 8 h/ca, tổng nhu cầu lao động cần có mặt tối đa 438 người. Thực tế, ở Tân Rai nhu cầu lao động lớn hơn nhiều lần, chứng tỏ trình độ công nghệ của nhà thầu và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa của dự án rất thấp.
Kết luận: “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”. Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấynhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite.
2 TKV bị sập bẫy “giá rẻ” như thế nào?
2.1 Bẫy “giá rẻ” của chính chủ đầu tư
Theo qui định của Luật đấu thầu (kể cả trường hợp chỉ định thầu), chủ đầu tư bắt buộc phải có Hồ sơ mời thầu (HSMT) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Alumina là một dự án mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, có điều kiện triển khai phức tạp. Để chọn được đối tác triển khai dự án có hiệu quả, chủ đầu tư phải: (i) chuẩn bị rất kỹ “đầu bài” (thuê các cơ quan tư vấn có kinh nghiệm soạn thảo HSMT); (ii) có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu; và, (iii) có kinh nghiệm và trình độ giám sát các nhà thầu. Ở VN, đến nay không có bất kỳ cơ quan tư vấn nào có đủ kinh nghiệm và trình độ để thực hiện 3 công đoạn trên. Giá trị Hợp đồng thuê tư vấn quốc tế thường chiếm không quá 5% giá trị gói thầu EPC (khoảng 600 tỷ VND). Thực tế, TKV đã không chọn các nhà tư vấn quốc tế có kinh nghiệm, chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm” nên đã bị “sập” cái “bẫy giá rẻ” do chính mình đặt ra. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư (với bất kỳ lý do gì) đã bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà tư vấn độc lập là một sai phạm không thể chấp nhận được.
2.2 Bẫy “giá rẻ” bên nhà thầu
Theo Luật đấu thầu, trong HSMT của dự án alumina cần phải xác định chi tiết: phạm vi công việc; giá trị/chất lượng công việc; và tiến độ thực hiện công việc. Đồng thời, để đánh giá 3 nội dung trên, trong HSMT cần công bố rõ: tiêu chuẩn chấm thầu và phương pháp tính “giá đánh giá” theo từng tiêu chuẩn chấm thầu; các chỉ tiêu bắt buộc các nhà thầu phải cam kết bảo hành; và, các mức độ/giá trị xử phạt khi xẩy ra vi phạm (không đúng cam kết).
Theo qui định, HSMT của chủ đầu tư cần giữ bí mật cho đến khi phát hành (bán cho các đối tác dự thầu). Còn hồ sơ dự thầu (HSDT) của các nhà thầu cần giữ bí mật cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. Rất tiếc, cho đến nay, việc tiệm cận HSMT và HSDT của các dự án alumina vẫn rất khó khăn do việc công khai và minh bạch chưa thành thói quen của TKV.
Vì vậy, các nội dung trình bày trong báo cáo này mới chỉ dựa trên cơ sở của các phụ lục trong Hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14/7/2008 của dự án Tân Rai. Ngoài ra, để định lượng khi đánh giá các sai lệch, căn cứ vào các qui định trong đấu thầu, các tham số chính (cần được công bố trong HSMT) của dự án Tân Rai được giả định như sau:
- Công suất thiết kế: 650.000 tấn/năm;
- Thời gian thi công: 3 năm;
- Giá bán sản phẩm alumina tham chiếu là 250 U$/tấn;
- Vòng đời của dự án 20 năm;
- Lãi suất huy động vốn của TKV: 5%/năm;
- Giá than cấp cho dự án: 100U$/tấn (= 0,004 U$/MJ);
- Giá bauxite tinh cấp cho nhà máy alumina: 25 U$/tấn.
Ngoài các thông số bắt buộc phải có trong HSMT, trong quá trình chấm thầu, tư vấn xét thầu có thể tham chiếu các thông số khác được xác định bằng mức bình quân của các thông số tương ứng được “chào” trong các HSDT, hay mức bình quân trên thực tế (thế giới).
Trên cơ sở đó, theo qui định trong đấu thầu, các sai lệch (deviations) trong bản chào (HSDT) của Chalieco cần được đánh giá như sau:
1/ Về công suất thiết kế: theo cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV. Sai lệch này cần được đánh giá cả về giá trị thực và giá trị hiện tại thuần.
Giá trị thực của sai lệch này bằng (giá trị 20.000 tấn/năm nhân (x) với suất đầu tư bình quân (khoảng 1000U$/tấn công suất) = 20 tr.U$.
Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này được tính theo mức độ giảm doanh thu hàng năm trong vòng 20 năm. Doanh thu giảm hàng năm là (20.000 t./n.*250 U$/tấn =) 5 tr.U$/năm. Như vậy, giá trị hiện tại thuần (NPV) trong 20 năm với lãi suất 5%/năm của 5 tr.U$ này là 62,31 tr.U$.
2/ Hệ số huy động công suất: theo nhà thầu cam kết là ³ 92,5% tức tương đương với 8.103 h/năm. Trong khi đó, cũng trong cam kết của nhà thầu, thời gian phải dừng để sửa chữa 28 ngày/năm, tức tương đương với hệ số huy động chỉ có 92,3%, hay tương đương với 8.088 h/năm. Sai lệch (8.103 – 8088) = 15 h này tương đương với công suất là 1302 tấn/năm và có giá trị bằng tiền là (1302 tấn/năm*250 U$/tấn =) 325.000 U$/năm. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này là (NPV với lãi suất 5%/năm, trong 20 năm của 325.000 U$) = 4,05 tr.U$.
3/ Mức tiêu hao quặng bauxite tinh: là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng của dự án alumina. Chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở so sánh với mức b/q của các nhà thầu khác, hoặc (trường hợp không có các nhà thầu khác), so sánh với mức b/q của thế giới. Cụ thể: mức tiêu hao quặng để sản xuất alumina b/q trên thế giới là < 2 tấn/tấn. Mức cam kết của nhà thầu là 2,737 tấn/tấn. Giá trị bằng tiền của sai lệch này là [(2,737 tấn/tấn - 2,000 tấn/tấn)*25 U$/tấn * 630.000 tấn/năm] = 11,607 tr.U$/năm. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này là (NPV của 11,607 tr.U$/năm, trong vòng 20 năm, với lãi suất 5%/năm=) 144,65 tr.U$;
4/ Mức tiêu hao năng lượng: đối với nhà máy alumina được qui đổi về đơn vị tính là MJ/tấn sản phẩm.
Tiêu hao năng lượng để sản xuất alumina trên thế giới trong giai đoạn 1985-2012 khoảng 12.156÷15.737MJ/tấn, b/q 13.606 MJ/tấn như trong đồ thị sau:
Mức tiêu hao nhiệt để sản xuất alumina trên thế giới như được tổng hợp chi tiết trong bảng sau:
Period
|
Africa & Asia (ex China)
|
China
|
North America
|
South America
|
Europe
|
Oceania
|
World
|
1985
|
16,239
|
ND
|
12,048
|
12,452
|
12,267
|
13,417
|
12,977
|
1986
|
15,536
|
ND
|
11,512
|
10,286
|
12,126
|
13,031
|
12,156
|
1987
|
18,016
|
ND
|
12,728
|
9,965
|
12,269
|
12,592
|
12,229
|
1988
|
15,463
|
ND
|
13,365
|
9,981
|
12,23
|
12,402
|
12,234
|
1989
|
14,456
|
ND
|
13,653
|
11,462
|
11,893
|
12,339
|
12,476
|
1990
|
15,488
|
ND
|
13,289
|
11,985
|
12,001
|
12,706
|
12,737
|
1991
|
15,379
|
ND
|
13,286
|
12,278
|
12,084
|
12,435
|
12,696
|
1992
|
15,004
|
ND
|
13,02
|
12,372
|
12,453
|
12,447
|
12,705
|
1993
|
15,698
|
ND
|
12,872
|
12,613
|
12,264
|
11,398
|
12,353
|
1994
|
15,169
|
ND
|
12,327
|
12,644
|
11,723
|
11,5
|
12,194
|
1995
|
15,065
|
ND
|
12,528
|
12,794
|
12,094
|
12,301
|
12,621
|
1996
|
16,455
|
ND
|
12,668
|
12,58
|
11,987
|
12,213
|
12,637
|
1997
|
16,356
|
ND
|
11,356
|
12,052
|
12,191
|
12,269
|
12,339
|
1998
|
17,468
|
40,632
|
11,025
|
12,144
|
13,031
|
12,126
|
14,919
|
1999
|
17,106
|
38,278
|
11,273
|
11,709
|
12,883
|
11,964
|
14,774
|
2000
|
16,687
|
35,644
|
11,654
|
11,903
|
12,627
|
11,37
|
14,479
|
2001
|
15,421
|
34,691
|
11,082
|
11,807
|
12,934
|
11,087
|
14,366
|
2002
|
12,938
|
33,948
|
11,957
|
11,436
|
13,49
|
11,375
|
14,554
|
2003
|
14,536
|
32,612
|
10,927
|
11,112
|
12,312
|
11,745
|
14,193
|
2004
|
12,581
|
30,088
|
10,352
|
10,043
|
12,403
|
11,864
|
13,756
|
2005
|
12,788
|
29,348
|
11,385
|
11,19
|
12,51
|
11,444
|
14,133
|
2006
|
19,093
|
23,598
|
12,076
|
11,065
|
17,005
|
11,457
|
15,201
|
2007
|
18,057
|
25,522
|
10,961
|
10,741
|
14,628
|
11,23
|
15,737
|
2008
|
16,787
|
23,356
|
10,871
|
10,504
|
15,84
|
11,295
|
15,456
|
2009
|
16,955
|
19,385
|
11,819
|
9,554
|
17,137
|
11,397
|
14,638
|
2010
|
16,325
|
18,581
|
12,018
|
9,814
|
14,741
|
10,89
|
14,289
|
2011
|
15,491
|
16,64
|
11,262
|
9,043
|
14,274
|
13,573
|
14,071
|
2012
|
15,503
|
17,14
|
11,617
|
8,882
|
13,251
|
12,497
|
14,064
|
b/q
|
15,787
|
27,964
|
11,962
|
11,229
|
13,094
|
12,013
|
13,606
|
Bảng trên cho thấy, mức tiêu hao nhiệt của các dự án alumina ở Trung Quốc thường xuyên cao nhất thế giới, và bình quân là 27.964 MJ/tấn và vào thời điểm năm 2012 vẫn ở mức cao 17.140 MJ/tấn (17,14 GJ/tấn).
Tiêu hao năng lượng cho lò nung alumina Tân Rai được nhà thầu cam kết (chưa tính năng lượng từ nhà máy điện CFB) chỉ có (25,32 MJ/kg*0,180 tấn/tấn) = 4.558 MJ/tấn. Ngoài ra, theo cấu hình, trong khuôn khổ của dự án còn có nhà máy nhiệt điện, với suất tiêu hao được cam kết là (25,32 MJ/kg*0,499 tấn/tấn) = 12.634 MJ/tấn. Như vậy, mức tiêu hao năng lượng để sản xuất alumina theo thiết kế của nhà thầu ở Tân Rai là (4.558+12.634) =17.192 MJ/tấn (tương đương với mức b/q ở TQ năm 2012 - xem bảng trên).
Nếu lấy mức b/q của TG (thay cho mức b/q trong các HSDT) để tham chiếu, sai lệch này là (17.192-13.606=) 3.586 MJ/tấn, hay tương đương với giá trị (3.586 MJ/tấn x 0,004 U$/MJ x 630.000 tấn/năm =) là 9,036 tr.U$/năm. Như vậy, giá trị hiện tại thuần của sai lệch này (NPV của 9,036 tr.U$/năm trong vòng 20 năm với lãi suất 5%/năm=) là 112,95 tr.U$.
Tóm lại, mới chỉ xét theo 4 tiêu chuẩn cam kết chính, tổng giá trị các sai lệch trong HSDT của Chalieco đã lên tới (20+62,31+4,05+144,65+112,95) = 344 tr.U$ (lấy số chẵn). Hay nói theo ngôn ngữ đấu thầu, “giá đánh giá” phải được cộng cho HSDT của Chalienco thêm ít nhất 344 tr.U$ để so sánh với các nhà thầu khác, hoặc cân nhắc trước khi quyết định chọn nhà thầu.
Nói theo ngôn ngữ kinh tế, TKV đã mua dự án Tân Rai với giá “đắt hơn giá trị thực” 344 tr.U$! Nói theo ngôn ngữ bình dân, chủ đầu tư đã bị “sập bẫy giá rẻ” với thiệt hại 344 tr.U$. Còn nói theo ngôn ngữ nhà chùa, nhà thầu có “lại quả” 344 tr.U$.
Lưu ý: Con số 343 tr.U$ này còn nhỏ hơn thực tế rất nhiều, vì:
(i) Thông thường trong HSMT phải có ít nhất 10÷15 tiêu chuẩn chấm thầu khác nhau, và trong HSDT (kể cả của những nhà thầu nghiêm túc) có ít nhất vài chục sai lệch. Trên đây, mới chỉ có 4 sai lệch được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn; và,
(ii) Các sai lệch đó được đánh giá theo các giả định rất khiêm tốn (ví dụ: giá quặng bauxite tinh cấp cho nhà máy chỉ giả định có 25 U$/tấn, trong khi giá quyết toán của TKV là 26,1 U$/tấn, và giá b/q của thế giới > 60U$/tấn; giá bán alumina được giả định có 250 U$/tấn, trong khi giá bán b/q của TKV là 326 U$/tấn v.v.).
3 “Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó”, còn lỗ “chỏng vó” biết có ai lo?
3.1 Giá thành alumina Tân Rai đã được quyết toán
Giá thành xuất xưởng (chi phí sản xuất) của alumina Tân Rai năm 3013 đã được quyết toán như sau:
Bảng 3.1: Giá thành alumina Tân Rai năm 2013 đã được quyết toán
No
|
Các công đoạn sản xuất alumina
|
Khai thác bauxte
|
Tuyển bauxite
|
Vận chuyển đến nhà máy
|
Nghiền-lọc
|
Nung
|
Đóng bao
|
Xuất xưởng
|
A
|
Loại sản phẩm tính giá thành
|
quặng NK
|
quặng tinh
|
quặng tinh
|
hydrat
|
alumina
|
alumina/
hydrat
|
alumina/hydrat
|
B
|
Sản lượng tính giá thành, tấn
|
612375
|
576051
|
533969
|
133987
|
89132
|
101214
|
235201
|
C
|
Giá thành sản phẩm, đ/tấn
|
70838
|
254776
|
235483
|
2017589
|
4755867
|
210896
|
7545450
|
1
|
Chi phí nguyên liệu, vật liệu
|
8950
|
50717
|
49235
|
1570681
|
3963040
|
182326
|
5824949
|
1.1
|
nguyên liệu, vật liệu
|
2118
|
15446
|
14197
|
894830
|
1657346
|
182226
|
2766163
|
1.2
|
nhiên liệu
|
6832
|
16781
|
18141
|
627854
|
2193143
|
100
|
2862851
|
1.3
|
Động lực
|
0
|
18490
|
16897
|
47998
|
112550
|
0
|
195935
|
2
|
Chi phí nhân công
|
4026
|
20291
|
20376
|
93774
|
261802
|
2811
|
403079
|
2.1
|
Tiền lương
|
3533
|
15324
|
15490
|
75380
|
223491
|
2352
|
335570
|
2.2
|
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
|
298
|
3036
|
2988
|
10531
|
21607
|
305
|
38765
|
2.3
|
Ăn ca
|
194
|
1931
|
1898
|
7864
|
16703
|
154
|
28744
|
3
|
Khấu hao tài sản
|
2575
|
5463
|
4926
|
9106
|
14137
|
0
|
36207
|
4
|
Dịch vụ mua ngoài
|
6116
|
60190
|
54276
|
138906
|
222199
|
25759
|
507445
|
5
|
Chi phí khác bằng tiền
|
49172
|
118114
|
106670
|
205123
|
294689
|
0
|
773769
|
Nguồn: Báo cáo quyết toán của TKV
| ||||||||
3.2 Năm 2013: “lãi giả” và “lỗ thật”?
1/ Giá thành 7.545.450 đ/tấn nêu trên là “giá thành xuất xưởng”, chưa tính chi phí vận chuyển alumina từ Tân Rai về cảng Gò Dầu (được khoán ~390.000 đ./tấn); và chưa tính khấu hao tài sản nhà máy alumina, chỉ tính khấu hao các tài sản khác với giá trị rất thấp (36.207 đ/tấn).
Ngoài ra, giá bauxite nguyên khai cấp cho dự án được TKV tính rất thấp (chỉ có 70.838 đ/tấn- tương đương 3,3 U$/tấn) do không phải khai thác (phần lớn có sẵn nhờ thu hồi trong quá trình xây dựng cơ bản- chi phí đã tính vào vốn đầu tư của công trình) và do thuế tài nguyên của VN không đáng kể (gần như “biếu không” tài nguyên bauxite cho TKV). Theo quyết toán trên, giá quặng bauxite tinh cấp cho nhà máy alumina chỉ có 561.097 đ/tấn (tương đương 26,1 U$/tấn). Giá quyết toán này quá thấp so với mức b/q của thế giới là trên 60 U$/tấn (xemhttp://www.boxitvn.net/bai/32850).
2/ Theo công bố của TKV tại VUSTA 9/5/2013, tổng mức đầu tư của Tân Rai là 14.642.227 tr.VND và thời hạn khấu hao dự kiến 30 năm. Như vậy, giá trị khấu hao tài sản phải được đưa vào giá thành hàng năm là(14.642.227 tr.đ : 30 năm =) 488.074 tr.đ/năm. Như vậy, tính b/q năm 2013 (với sản lượng 235.201 tấn) khoản mục chi phí khấu hao phải là (488.074 tr.đ/năm : 235.201 tấn/năm) = 2.075.136 đ/tấn. Như vậy, giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumina Tân Rai năm 2013 là (7.545.450 + 390.000 + 2.075.136 - 36.207) =9.974.379 đ/tấn, tương đương 464 U$/tấn.
3/ Giá bán cũng theo “dự kiến” TKV công bố 9/5/2013 tại VUSTA là 7.957.414 đ/tấn (tương đương 370 U$/tấn). Như vậy, để báo cáo Thủ tướng “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó”, TKV đã cố tình “lờ” đi con số lỗ khổng lồ của năm 2013 là (464 - 370=) 94 U$/tấn.
4/ Nếu tổng số alumina tiêu thụ lũy kế được 663 ngàn tấn, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn, thì năm 2013 tiêu thụ được (663 – 492) = 171 ngàn tấn (tương đương tổng mức lỗ khoảng 16 tr.U$/năm 2013).
3.3 Năm 2014: chưa công bố quyết toán
TKV đang “phong tỏa” số liệu quyết toán của dự án Tân Rai. Vì vậy, dưới đây sẽ xem xét hiệu quả dựa trên các số liệu của TKV đã công bố. Theo đó:
Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ 492 ngàn tấn với giá bán b/q 326,5 U$/tấn. Vì “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó”, nên mức khấu hao tài sản năm 2014 vào giá thành của 492 ngàn tấn alumina b/q là (488.074 tr.đ : 0,492 tr.tấn) = 992.020 đ/tấn. Nếu các chi phí khác coi như không tăng, giá thành b/q của alumina tính cả chi phí vận tải về cảng Gò Dầu, và tính đủ khấu hao năm 2014 tối thiểu là (7.545.450 + 390.000 + 992.020 -36.207) = 8.891.263 đ/tấn, tương đương 413,5 U$/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là (413,5 - 326,5) = 87 U$/tấn. Tổng số lỗ do “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” là (87 U$/tấn*492.000 tấn) = 42,8 tr.U$/năm 2014.
3.4 Năm 2015: đã đưa vào “Kế hoạch phối hợp kinh doanh”
1/ Về giá bán: Theo Kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2015 của TKV, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sản xuất 660 ngìn tấn alumina, được dự kiến tổng doanh số 4.920 tỷ đ. Như vậy, giá bán b/q của alumina năm 2015 được TKV dự tính là (4.920 tỷ đồng : 660.000 tấn) = 7,454545 tr.đ/tấn, tương đương với giá bán chỉ có 346,7 U$/tấn.
2/ Giá thành b/q năm 2015: Giả sử các khoản mục chi phí sản xuất không tăng (bằng mức năm 2013), nhà máy alumina đạt công suất 630.000 tấn/năm, khoản mục khấu hao phải tính vào giá thành b/q là (488.074 tr.đ/năm : 630.000 tấn/năm) = 774.720 đ/tấn. Giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển năm 2015 sẽ là (7.545.450+390.000+774.720-36.207) = 8.673.963 đ/tấn, tương đương với 403,4 U$/tấn.
3/ Như vậy, alumina “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” trong năm 2015 sẽ lỗ (403,4 - 346,7) = 56,7 U$/tấn, tương đương với tổng mức lỗ là (56,7 U$/tấn*660.000 tấn) = 37,42 tr.U$/năm 2015.
Toàn cảnh bức tranh “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” theo các số liệu của chính TKV được tổng hợp như trong bảng sau:
Bảng 3.2: Dự kiến mức lỗ tối thiểu của alumina chưa được TKV báo cáo Thủ tướng
No
|
Năm
|
2013
|
2014
|
2015*
|
Tân Rai
|
Tân Rai
|
Tân Rai + Nhân Cơ
| ||
1
|
Alumina sản xuất, tấn
|
235.201
|
492.000
|
660.000
|
2
|
Alumina tiêu thụ, tấn
|
171.000
|
492.000
|
660.000
|
3
|
Giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển, U$/tấn
|
464
|
413,5
|
403,4
|
4
|
Giá bán tại Gò Dầu, U$/tấn
|
370
|
326,5
|
346,7
|
5
|
Lỗ bình quân, U$/tấn
|
94
|
87
|
56,7
|
6
|
Tổng mức lỗ, triệu U$/năm
|
16
|
42,8
|
37,4
|
7
|
Tỷ lệ lỗ hàng năm, %/năm
|
-20%
|
-21%
|
-14%
|
Ghi chú (*): năm 2015, nếu dự án Tân Rai cũng vẫn chưa đạt công suất thiết kế 630.000 tấn thì giá thành sẽ còn cao hơn rất nhiều.
4 Những câu hỏi cần được trả lời
4.1 Hậu quả của “bẫy giá rẻ” sẽ như thế nào?
Như trên đã phân tích, cái “bẫy giá rẻ” đã làm cho mỗi tấn alumina của TKV bị lỗ ít nhất gần 56,7 U$/tấn (14%). Trong quản trị kinh doanh, cái “bẫy giá rẻ” đang dẫn đến cái bẫy “chết người” là dòng tiền của dự án. Với tình trạng như hiện nay, dự tính sơ bộ, cả 2 dự án alumina sẽ có dòng tiền “âm” (B-C < 0) cho đến trước năm 2038-2039 (xem đồ thị sau):
Đồ thị 4.1: Dòng tiền (B-C) của Tân Rai và Nhân Cơ
Như trên đã phân tích, dự án alumina Tân Rai chỉ tồn tại được để “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” nhờ có kế hoạch “phối hợp kinh doanh” (chủ yếu dựa trên tăng chi phí khai thác than ở Quảng Ninh) đang được áp dụng một cách méo mó trong nội bộ TKV (“bù giá”, “bù lỗ”, “hoãn khấu hao”, “treo chi phí”, v.v.).
Như vậy, cách đây vài năm, những vi phạm trong chọn thầu khi xây dựng dự án alumina đã dẫn TKV chui vào “cái bẫy giá rẻ” gây thiệt hai hàng trăm triệu U$. Hiện nay, khi đi vào hoạt động, dự án alumina còn đang tiếp tục dẫn TKV đến các sai lầm khác trong hạch toán kinh tế. Sau đây vài năm, cũng chính các dự án alumina sẽ dẫn đến việc phải giảm đáng kể sản lượng khai thác của các mỏ than ngoài Quảng Ninh.
Việc giảm sản lượng than ngoài Quảng Ninh (nếu nó xẩy ra) sẽ dẫn đến nhiều bất cập: phải nhập khẩu than, phải giảm việc làm của hàng vạn lao động (vốn có năng suất lao động đang rất thấp, và thu nhập không cao), hệ thống điện của VN sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào thiên nhiên và vào nước ngoài v.v.
Đã đến lúc, TKV hôm nay không nên cứ tiếp tục che dấu trước Thủ tướng những sai lầm của TKV ngày hôm qua. Người gây ra sai lầm chưa chắc đã có tội (vì đều đã “hạ cánh an toàn”), nhưng người che dấu sai lầm có khi còn mắc tội nhiều hơn. Bé như một “cái kim trong bọc cũng còn bị lòi ra”, to như 2 dự án alumina (giá trị hơn 2 tỷ U$) làm sao cứ tiếp tục không trung thực với Thủ tướng, với đảng, với nhân dân mãi được.
4.2 Nhôm kim loại có “cứu” được alumina
“Nhôm kim loại” và “sắt xốp” đang được coi là “cứu cánh” của alumina. Đến nay, nhôm kim loại đã “lộ diện” rõ thành dự án, còn “sắt xốp” vẫn ở qui mô thí nghiệm “đầy tiềm năng” (sẽ bàn sau khi được “trình làng”).
Đầu Xuân 2015, ông Trần Xuân Hòa - nguyên Chủ tịch HĐTV của TKV thông báo, để “cứu” alumina và biến Tây Nguyên thành “trung tâm của thế giới” (về nhiều mặt), một nhà đầu tư tư nhân của VN đang triển khai dự án nhôm kim loại ở Nhân Cơ. Trước khi vui mừng được trở thành “cái rốn” của vũ trụ, phải chăng, nên đưa ra các con số về cơ sở kinh tế.
1/ Đối với nhôm kim loại: được sản xuất thương mại theo qui trình điện phân (do Hall (Mỹ) và Heroult (Pháp) độc lập lẫn nhau đề xuất từ năm 1886) dựa trên phản ứng hóa học khử ôxy trong ôxít nhôm như sau:
Al2O3 + 3/2C ® 2Al + 3/2CO2
Theo công nghệ trên, mức b/q trên thế giới, để điện phân ra được 1 tấn nhôm kim loại cần phải có:
1. Ôxít nhôm (alumina): 1,90÷1,95 tấn;
2. Chất điện phân (electrolyte): 0,04÷0,06 tấn;
3. Cácbon điện cực (anode carbon): 0,43÷0,50 tấn;
4. Điện năng: 13.000÷16.000 kWh
Như vậy, 1 tấn nhôm kim loại luyện tại Nhân Cơ sẽ không phải vận chuyển xuôi từ Nhân Cơ xuống biển 1,95 tấn alumina (b/q ~ 450.000 đ/tấn), nhưng vẫn phải vận chuyển xuôi xuống vùng biển 1 tấn nhôm và phải vận chuyển ngược từ biển lên Nhân Cơ 0,56 tấn điện cực và chất điện phân (b/q ~ 475.000 đ/tấn). Chi phí vận tải chung sẽ giảm được [(1,95-1,0)*450.000 - 0,56*475.000] = 161.000 đ/t. (~ 7,5 U$/t. nhôm - không đáng kể). Nhưng dự án nhôm kim loại lại tạo ra thêm một rủi ro mới trên Tây Nguyên là chất thải điện cực với khối lượng không hề nhỏ. Chi phí để xử lý chất thải điện cực không thể nhỏ hơn 7,5 U$/tấn.
2/ Đối với các dự án alumina: nhờ tiêu thụ tại chỗ, alumina Nhân Cơ giảm được chi phí vận tải về Gò Dầu khoảng 450.000 đ/tấn (giảm lỗ được 20 U$/tấn alumina). Nói cách khác, dự án nhôm kim loại sẽ giảm lỗ cho alumina Nhân Cơ (nếu mở rộng lên 900.000 t/n) b/q là (450.000 t/n x 1,95 t/t)*20U$/t) = 17,55 tr.U$/năm.
3/ Đối với nền kinh tế: Để triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ, nhà đầu tư yêu cầu chính phủ cam kết cho mua điện với giá 5 cents/kWh trong vòng 10 năm.
Với mức tiêu hao điện thấp nhất thế giới (12.900 kWh/tấn), dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có công suất 450 nghìn tấn nhôm/năm sẽ phải mua 5,8 tỷ kWh/năm (lớn hơn sản lượng điện của cả Bộ Điện và Than trước đây!).
Hiện nay, giá bán điện b/q của EVN là 1.622 đ/kWh, tương đương ~ 7,5 cents/kWh, và giá bán điện thấp nhất (cho các hộ nghèo dùng < 50 kWh/tháng) là 1388 đ/kWh, tương đương ~6,45 cents/kWh. Hy vọng mức giá bán điện này sẽ “trong tầm kiểm soát”, không tăng trong 10 năm tới. Như vậy, tất cả người dân VN dùng điện sẽ phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại hàng năm b/q [(7,5 cents/kWh - 5 cents/kWh)*5,8 tỷ kWh] = 145 tr.U$/năm. Công suất nhôm kim loại càng cao, bù lỗ càng lớn, dự án nhôm kim loại càng triển khai nhanh, càng sớm phải bù lỗ. Và trong vòng 10 năm, số tiền bù lỗ của người dân cho nhôm kim loại là 1450 tr.U$. Số tiền nhà đầu tư được hưởng lợi này còn cao hơn tổng mức đầu tư của dự án nhôm kim loại (665 tr.U$) ~2,2 lần. Có lẽ, chưa có dự án nào đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với mục đích xóa đói, giảm nghèo của nhà nước được bù lỗ “khùng” như vậy.
Dự án nhôm kim loại sẽ làm giảm lỗ cho các dự án alumina tối đa là 17,55 tr.U$/năm. Nhưng, những người dùng điện VN phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại 145 tr.U$/năm (cao hơn 8 lần)!!! Có lẽ, chưa có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nào chấp nhận bài toán kinh tế “ngược đời” đến như vậy.
4.3 Chi phí cơ hội của việc bù giá điện
“Chi phí cơ hội” là bài toán của kinh tế thị trường có “định hướng” rõ nhất tới XHCN. Khái niện này có nguồn gốc từ “chi phí biên dài hạn” cả thế giới đang tin dùng, do các học trò (đã được giải thưởng Nobel) của Lê Nin đề xuất lần đầu tiên trong xây dựng lý thuyết cho nền kinh tế kế hoạch ở Liên Xô. Có nhiều chi phí cơ hội cần được tính đến. Sơ bộ như sau:
1/ Theo biểu giá bán điện của EVN, hiện nay, những hộ dân nghèo của VN (có mức tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng) đã phải mua điện với giá là 1388 đ/kWh, tương đương với 6,45 cents/kWh, đắt hơn so với giá điện bán cho dự án nhôm kim loại. Nếu tính một hộ dân nghèo dùng 50 kWh/tháng, tương đương 600 kWh/năm, thì 9,666 triệu hộ dân nghèo mới dùng hết số điện của 1 dự án nhôm kim loại. Có lẽ, không có nền chuyên chính vô sản nào hy sinh quyền lợi của hàng chục triệu người để phục vụ lợi ích cho 1 chủ đầu tư như vậy.
2/ Để có thêm 5,8 tỷ kWh/năm, EVN phải đầu tư thêm, hoặc, một dự án thủy điện (vận hành 3000 h/năm) có công suất 1933MW với chi phí đầu tư phải bỏ ra khoảng 3,8 tỷ U$ (lớn hơn thủy điện Hòa Bình), hoặc, một dự án nhiệt điện chạy than (vận hành 7000 h/năm) có công suất 828 MW với chi phí đầu tư khoảng 830 tr.U$ (lớn hơn nhiệt điện Phả Lại 2).
3/ Hiệu suất sử dụng điện của nền kinh tế VN hiện nay rất thấp, b/q ~1 kWh/1U$ GDP. Như vậy, 5,8 tỷ kWh điện/năm có thể tạo ra thêm ít nhất 5,8 tỷ U$ GDP/năm. Nếu sử dụng 5,8 tỷ kWh điện này để luyện nhôm, giá trị GDP hàng năm của dự án nhôm kim loại Nhân Cơ được dự tính như sau:
- Giá bán nhôm kim loại b/q (năm 2014) trên thế giới: 1897,81 U$/t.;
- Chi phí alumina (mua của TKV): 346U$/t.*1,95 t./t.= 675 U$/t. nhôm;
- Chi phí điện (mua giá được người nghèo bù lỗ): 12.920 kWh/t.*0,05 cents/kWh= 646 U$/t. nhôm kim loại.
- Giá trị GDP của dự án nhôm kim loại làm ra tối đa là (1898 U$/t. - 675 U$/t. - 646U$/t.)*450.000t./năm = 259.650.000 U$/năm (lấy chẵn 260 tr.U$/năm).
- Chi phí chất điện dung và điện cực (lấy giá rẻ hơn than) là 200 U$/tấn*0,56 tấn/tấn nhôm = 112 U$/tấn nhôm kim loại.
Như vậy, giá trị GDP của dự án THQ làm ra tối đa là (1898U$/t. - 675U$/t. - 646U$/t. - 112)*450.000 t./năm= 209.250.000 U$/năm (lấy chẵn 210 tr.U$/năm)
Như vậy, thông qua chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là GDP, hiệu suất sử dụng điện của dự án nhôm kim loại thấp hơn ít nhất 27,6 lần so với mức b/q chung của nền kinh tế VN.
VN đang mất cân đối nghiêm trọng về điện cho phát triển kinh tế. Việc triển khai dự án luyện nhôm có hiệu suất sử dụng điện rất thấp như vậy là một hướng đi sai lầm trong tái cơ cấu nền kinh tế và trong phát triển bền vững.
Câu hỏi được đặt ra và cần được trả lời xung quanh việc triển khai “quyết liệt” dự án luyện nhôm kim loại ở đây là:
- Trong khi, cho đến nay, Quy hoạch hiệu chỉnh về bauxite-nhôm chưa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, dự án nhôm kim loại được triển khai trên cơ sở quy hoạch của ngành nào?
- Trong khi Quy hoạch Điện VII còn nhiều mất cân đối, các vấn đề hạ tầng kỹ thuật khác (cung cấp nước, giao thông vận tải) phục vụ phát triển kinh tế Tây Nguyên cũng đang mất cân đối, dự án nhôm kim loại được triển khai theo những cân đối liên ngành như thế nào?
- Trong trường hợp không cần theo qui hoạch, không cần phải cân đối liên ngành, nền kinh tế VN cứ phải triển khai dự án nhôm kim loại với bất cứ giá nào thì tại sao nhôm kim loại (là một dự án sử dụng tài nguyên khoáng sản có hạn thuộc sở hữu toàn dân và sử dụng nguồn điện khan hiếm nhưng với giá rất rẻ) không được triển khai theo hình thức “đấu thầu dự án” như qui định của luật?
-
5 TKV “Hãy tự cứu mình trước khi Chúa rủ lòng thương”
Giả sử, có dự án nhôm kim loại ngay bên cạnh hàng rào, sản phẩm alumina Nhân Cơ cũng không tăng được giá bán. Vì giá bán alumina phụ thuộc vào giá nhôm, nhưng, giá nhôm lại phụ thuộc vào giá điện nhiều hơn phụ thuộc vào giá alumina. Trong khi đó, tỷ trọng b/q của khoản mục “alumina” trong giá nhôm kim loại của thế giới đã giảm đi đáng kể: năm 1982: 42÷49,5%; 2002: 20÷25,0%; 2012: 12÷13,0% (xem đồ thị sau).
Tỷ trọng khoản mục alumina trong giá thành nhôm kim loại
Vì vậy, alumina phải “tự cứu mình trước khi Chúa rủ lòng thương”.
“Cứu” bằng cách nào? Đã bị “sập bẫy” bằng cách nào thì nên thoát ra khỏi bẫy bằng chính cách đó. Như trên đã phân tích, do không có kinh nghiệm (know how), không có bản quyền công nghệ (licence), nhà thầu đã thiết kế qui trình Bayer cho dự án alumina với các thông số không tối ưu, làm tăng các chi phí đầu vào (tiêu hao quặng, tiêu hao nhiệt, tiêu hao hóa chất, tiêu hao nước v.v. đều lớn), làm giảm chất lượng sản phẩm alumina đầu ra (hàm lượng Al2O3 thấp, tỷ lệ α-alumina thấp, tỷ lệ dưới cỡ lớn), đã dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn giá bán. Vì vậy, chủ đầu tư cần:
- Tổ chức chạy nghiệm thu nghiêm túc và đúng qui định (chạy liên tục ở mức công suất tối đa để kiểm toán tất cả các thông số cam kết). Yêu cầu nhà thầu phải đảm bảo đúng các thông số cam kết bảo hành.
- Trường hợp, nghiệm thu không đạt các thông số cam kết bảo hành, phải cương quyết phạt vi phạm theo đúng qui định;
- Thuê chuyên gia tư vấn độc lập có đủ trình độ và kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư trong việc nghiệm thu dự án (trước mắt), và đánh giá kết quả vận hành (sau 24 tháng bảo hành của nhà thầu), nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công nghệ một cách bài bản;
- Minh bạch, công khai, hạch toán đúng và hạch toán đủ;
- Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia; và
- Quan trọng nhất là nên báo cáo trung thực với Thủ Tướng về kết quả thực hiện những nhiệm vụ được Thủ tướng giao (tại văn bản số 650/TTg-KTN ngày 29/4/2009 v/v phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumine) và báo cáo trung thực với Đảng về kết quả triển khai thử nghiệm theo Thông báo 245.
6 Kết luận
Trước đây, chương trình bauxite đã thu hút sự quan tâm của cả xã hội về các vấn đề có liên quan đến môi trường(bùn đỏ) và an ninh quốc phòng trên Tây Nguyên.
Hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumina có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumina Tây Nguyên).
Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội (toàn dân dùng điện phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại).
N.T.S.
Tác giả gửi BVN
BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét