HUỲNH QUỐC HỘI·6 THÁNG 5 2016
“Hai nửa, bạn chọn nửa nào cũng đều là dứa dại”
Mức độ hiếp pháp “khủng” nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy 3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu, hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo chọn chỗ để ẩn nấp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Tam Kỳ, ngày 05 tháng 5 năm 2016. Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc Hội
Đồng kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
Tôi tên là Huỳnh Quốc Hội, sinh 1976, nghề nghiệp kiến trúc sư, trú tại 234 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Địa chỉ email: hquochoi@gmail.com
Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam, tôi dựa trên việc sử dụng i) quyền giám sát của cử tri tại Luật bầu cử; ii) quyền “tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà Nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” quy định cụ thể tại điều 28 và điều 30 Hiến pháp 2013 để gửi kiến nghị này đến quý vị; Do báo chí cách mạng các tỉnh thành không đăng tải thông tin về các danh sách ứng cử viên trên báo chí, nên bây giờ tôi mới tìm đọc được danh sách chính thức công bố tại website đảng cộng sản http://dangcongsan.vn/thoi-su/cong-bo-danh-sach-870-nguoi-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xiv-385311.html, qua đó mới có thể thực hiện được việc kiểm tra, giám sát, hay dân biết dân bàn dân kiểm tra theo quy định của pháp luật. Bên cạnh số ít các địa phương đã làm rất tốt danh sách ứng cử viên như : TP HCM, Bến Tre, Bình Dương, Đaklak, … khi chú trọng chất lượng đại biểu cũng như thể hiện được tính cạnh tranh công bằng giữa các ứng cử viên thì các phát hiện bất thường như sau:
1. Vấn đề chung trên danh sách ứng viên toàn quốc: Tôi phát hiện sơ bộ có 40/63 tỉnh thành (Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận,Cao Bằng, ĐakNông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái) mà trong đó danh sách ứng cử viên “có vấn đề”. Phụ lục cụ thể chi tiết được trình bày ở cuối bài viết, sơ bộ phân loại phát hiện tựu trung lại ở 3 điểm chính “quá thô” trong quy trình Đảng cử - dân bầu và quy trình Hiệp thương sắp xếp ứng viên về các đơn vị bầu cử: a) Hiện tượng quân xanh trên 30 tỉnh thành (2-3 người cùng cơ quan trong 1 đơn vị bầu cử và các ứng viên đó đa phần là không có đối trọng cân bằng nhau, thường ở tư thế là một sếp 1 lính hoặc 1 sếp 2 lính) b) Quân lót đường (người có tầm ảnh hưởng kém hơn lại bố trí ứng cử khác địa bàn nơi họ sinh sống và làm việc, sơ bộ đếm được có 24 trường hợp). Các ứng cử viên kém thế hơn các ứng cử viên khác trong một đơn vị bầu cử, khi họ thường là nhân viên, nông dân, không có tầm ảnh hưởng về chức vụ vượt qua xã, huyện của mình thì lại được đưa ra ứng cử ở đơn vị bầu cử khác với huyện mình đang sinh sống, làm việc (?). Ngụy biện luận lý giải rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân, chứ không chỉ ở một nơi mình sống hay làm việc, nhưng với xuất phát điểm đã thấp, lại bị ép về khác địa bàn thì xem như khả năng cạnh tranh của những người ứng cử này là bằng 0, như vậy họ mặc nhiên được xem như quân xanh, ứng viên lót đường. c) Cho mượn quân xanh (Số người trong khối giáo dục, khối y tế chiếm số đông trong danh sách bầu cử, nhưng trong tư thế kém hơn các đối thủ khác, có trường hợp bệnh viện đều cung cấp 2 bác sỹ để ứng cử, hoặc đơn vị cử 2-3 người ứng cử nhưng lại chia ra các đơn vị bầu cử khác nhau) Mức độ hiếp pháp “khủng” nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy 3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu, hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo chọn chỗ để ẩn nấp.
1. Vấn đề chung trên danh sách ứng viên toàn quốc: Tôi phát hiện sơ bộ có 40/63 tỉnh thành (Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận,Cao Bằng, ĐakNông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái) mà trong đó danh sách ứng cử viên “có vấn đề”. Phụ lục cụ thể chi tiết được trình bày ở cuối bài viết, sơ bộ phân loại phát hiện tựu trung lại ở 3 điểm chính “quá thô” trong quy trình Đảng cử - dân bầu và quy trình Hiệp thương sắp xếp ứng viên về các đơn vị bầu cử: a) Hiện tượng quân xanh trên 30 tỉnh thành (2-3 người cùng cơ quan trong 1 đơn vị bầu cử và các ứng viên đó đa phần là không có đối trọng cân bằng nhau, thường ở tư thế là một sếp 1 lính hoặc 1 sếp 2 lính) b) Quân lót đường (người có tầm ảnh hưởng kém hơn lại bố trí ứng cử khác địa bàn nơi họ sinh sống và làm việc, sơ bộ đếm được có 24 trường hợp). Các ứng cử viên kém thế hơn các ứng cử viên khác trong một đơn vị bầu cử, khi họ thường là nhân viên, nông dân, không có tầm ảnh hưởng về chức vụ vượt qua xã, huyện của mình thì lại được đưa ra ứng cử ở đơn vị bầu cử khác với huyện mình đang sinh sống, làm việc (?). Ngụy biện luận lý giải rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân, chứ không chỉ ở một nơi mình sống hay làm việc, nhưng với xuất phát điểm đã thấp, lại bị ép về khác địa bàn thì xem như khả năng cạnh tranh của những người ứng cử này là bằng 0, như vậy họ mặc nhiên được xem như quân xanh, ứng viên lót đường. c) Cho mượn quân xanh (Số người trong khối giáo dục, khối y tế chiếm số đông trong danh sách bầu cử, nhưng trong tư thế kém hơn các đối thủ khác, có trường hợp bệnh viện đều cung cấp 2 bác sỹ để ứng cử, hoặc đơn vị cử 2-3 người ứng cử nhưng lại chia ra các đơn vị bầu cử khác nhau) Mức độ hiếp pháp “khủng” nhất là tỉnh Hải Dương, Hội Phụ nữ đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Tỉnh đoàn Hải Dương đưa ra 3 ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử 5 lấy 3; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đưa ra 3 người trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2. Có nghĩa rằng là dù cử tri có gạch thế nào đi chăng nữa, thể nào Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ cũng có tối thiểu 1 người trúng cử mà không cần biết người đó tốt xấu, hay dở, lính hay quan… Giả sử nhờ may mắn, nhờ khéo nói, nhờ vận động… thì mỗi đơn vị này lại có 2 người trúng cử, thì khi đó mỗi cơ quan này có 2 đại biểu Quốc Hội??? Đại học Hải Dương cũng cung cấp 1 lúc 2 người 1 giảng viên và 1 phó khoa trong một đơn vị bầu cử 4 lấy 2; Góp phần làm cho Hải Dương chỉ cần 4 đơn vị đã cung cấp 11/17 ứng viên để chọn 9 đại biểu Quốc Hội, quả thật là nhân tài khéo chọn chỗ để ẩn nấp.
Xếp thứ hai là tỉnh Kon Tum, khi chỉ có 10 người ứng cử chọn 6 đại biểu thì ngành Giáo dục đã cung cấp và được Hội nghị Hiệp thương lần 3 tỉnh Kon Tum chọn đến 5 giáo viên đưa vào danh sách ứng cử. Có khi nào tỉnh Kon Tum có được may mắn khi có đến 5 giáo viên trúng cử đại biểu Quốc Hội.
Đồng xếp hạng 3 có 5 tỉnh là Kiên Giang (Giáo dục 4 người); Nghệ An (Tòa Án 4 người), Phú Thọ (Giáo viên 4 người), Quảng Ninh (Tỉnh ủy 4 người), Thanh Hóa (Giáo viên 4 người). Và xếp giải tư là các tỉnh đưa ra 3 người cũng 1 cơ quan và các tỉnh đưa ra các ứng viên có tầm ảnh hưởng thấp sang địa bàn khác để bầu cử.
Cuối cùng, xếp giải khuyến khích là các tỉnh đưa ra 2 ứng viên trong 1 cơ quan ra bầu cử, xếp cùng 1 đơn vị hay chia 2 đơn vị bầu cử. Xem chi tiết ở phụ lục cuối bài
2. Vấn đề cụ thể ở tỉnh Quảng Nam mà tôi đang ở: Tỉnh ủy đưa ra 3 ứng cử viên (chia ra ở 2 đơn vị bầu cử), Viện Kiểm sát đưa ra 2 ứng viên (chia ra 2 đơn vị bầu cử), Bộ chỉ huy Quân sự đưa ra 2 ứng viên (cùng 1 đơn vị bầu cử). Như vậy chỉ 3 đơn vị đã đưa ra đến 7 ứng viên đại biểu Quốc Hội. Về nguyên tắc, tất cả ứng viên được đưa ra danh sách bầu cử đều có khả năng trúng cử, và xem như họ có đủ khả năng, năng lực làm đại biểu. Nếu tất cả bọn họ đều may mắn trúng cử, thì Quảng Nam sẽ có 6-7/8 đại biểu Quốc Hội mà trong đó VKS có 2 người, Quân sự có 2 người, Tỉnh ủy có 2 người. Và một cơ cấu khép kín trong 3 đơn vị như vậy có làm được chức năng đại diện cho 1,7 triệu dân Quảng Nam bao gồm nông dân, công nhân, tiểu thương, doanh nghiệp, viên chức giáo dục, y tế, công chức, người lao động, công an, bộ đội…
Từ 2 vấn đề trên, tôi đặt ra cho quý vị 5 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Có phải Hiến pháp của chúng ta đã thiếu đi một cơ chế bảo vệ, như là một Tòa án Hiến pháp để công dân khiếu kiện, khiếu nại các hành vi vi phạm Hiến pháp?
Câu hỏi 2: Việc bố trí một sếp 1 lính của 1 cơ quan trong cùng một đơn vị bầu cử thể hiện điều gì?
Câu hỏi 3: Việc có quá nhiều người trong cùng 1 đơn vị như Đoàn, MTTQ, Tỉnh ủy, Giáo viên, … được đưa vào danh sách bầu cử trong khi Hiệp thương lần 3 lại gạt bỏ hầu hết các ứng viên tự do đủ tiêu chuẩn (vượt trên 50% tín nhiệm cử tri nơi làm việc và nơ cư trú) là thể hiện điều gì?
Câu hỏi 4: Nhìn trên tư cách một con người tự trọng và hiểu tính công bằng, thì cơ cấu danh sách ứng viên đại biểu Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đại diện cho tiếng nói, khát vọng của hơn 90 triệu dân Việt Nam như vậy đã thể hiện tính dân chủ, công bằng?
Câu hỏi 5: Hội nghị Hiệp thương lần 3 tại các tỉnh thành dựa vào cơ sở nào để các thành viên của Hội nghị quyết định gạch tên các ứng cử viên độc lập khác đã vượt qua 2 vòng lấy ý kiến (>50%) tín nhiệm cử tri nơi cư trú và cử tri nơi công tác trong khi quyết định chọn nhiều ứng cử viên từ một đơn vị và không ít hơn 1 đơn vị để đưa vào danh sách bầu cử đại biểu Quốc Hội?
Kết luận và đề xuất: Vì Quốc Hội và nhân sự chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã được kiện toàn từ tháng Tư, do vậy đề nghị lùi thời gian bầu cử (tính từ ngày 27-4 đến nay + thời gian từ Hiệp thương lần 3 đến ngày công bố danh sách + ngày giải quyết vấn đề này đến khi Hiệp thương lần 3 lại lần 2, thời gian này nếu giải quyết nhanh thì vào khoảng 25-30 ngày). Vì hiệp thương lần 3 là cơ chế của quý vị, nên việc tổ chức lại Hội nghị này không phải là vấn đề khó và trái quy định gì?
Đề nghị 1: Đưa ra khỏi danh sách tất cả ứng cử viên cùng trong 1 hệ thống cơ quan, chỉ giữ lại 1 ứng cử viên cho mỗi hệ thống cơ quan.
Đề nghị 2: Đưa ra khỏi danh sách tất cả ứng cử viên có xu hướng yếu thế, lót đường (làm việc ở “tầm” xã – huyện này, lại đưa sang huyện khác ứng cử)
Đề nghị 3: Việc chấp thuận 2 đề nghị 1 và 2 sẽ làm thiếu hụt ứng cử viên bầu cử tại các đơn vị bầu cử. Do vậy đề nghị 3 sẽ là: Bổ sung vào danh sách các ứng cử viên độc lập đã vượt qua >50% tín nhiệm cử tri nơi cư trú và nơi công tác để cạnh tranh ứng cử ngang bằng với các ứng viên được đề cử.
Đề nghị 4: Giữ nguyên số lượng các đơn vị bầu cử, căn cứ số lượng ứng viên được lập lại theo 3 đề nghị trên, phân bổ về các đơn vị bầu cử, đảm bảo nguyên tắc số dư >30%, cạnh tranh công bằng giữa các ứng viên để nhân dân chọn người tài đức. các ứng viên độc lập được ưu tiên lựa chọn đơn vị bầu cử để để đảm bảo công bằng cạnh tranh.
Đề nghị 5: Số lượng đại biểu Quốc Hội nếu theo đề nghị 4 sẽ bị thiếu hụt hơn so với mục tiêu 500 đại biểu đề ra, tuy nhiên, chất lượng đại biểu tốt hơn, may mắn thì có thể bớt được 30 đại biểu kiểu “Nghị gật”, “Nghị nhố nhăng” để Quốc hội Việt Nam khóa 14 có thể thể hiện được ý chí và nguyện vọng cũng như xứng đáng là đại biểu của nhân dân.
Dân là nước, “cán bộ là người đầy tớ của nhân dân”, đầy tớ mà sử dụng trò ma mãnh mị dân để lừa ông bà chủ thì nước có thể lật thuyền. Nếu hơn một triệu người Việt Nam đồng ý tẩy chay cuộc bầu cử này bằng cách dán Thẻ cử tri lên cửa nhà không đi bầu thì thế nào? (Điều này là hợp pháp và được công nhận tại khoản 1 điều 80 Luật bầu cử số 85/2013/QH13). Hoặc ngày 22/5 sẽ không chắc có trở thành ngày hội biểu tình đúng nghĩa quan trọng của đất nước thưa bà Chủ tịch Quốc Hội và các ông bà Thường vụ Quốc Hội.
Trân trọng!
Ký tên HUỲNH QUỐC HỘI
Tái bút: để tự bảo vệ mình, sau khi gửi thư này bằng đường PCN EMS để lấy bằng chứng đã gửi, tôi sẽ tìm cách phát tán thư này cho nhiều bên công bố. Do vậy, việc các ông bà nên làm là xem xét thật kỹ các đề xuất và đề nghị để triển khai, đối phó với truyền thông và người dân nói chung chứ không phải tìm cách bưng bít hay đối phó với chỉ mình cá nhân tôi để rồi lại bên cạnh một thảm họa về môi trường lại thêm một thảm họa truyền thông như vụ cá chết vừa qua.
PHỤ LỤC CÁC VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ CÔNG BỐ (Xếp thứ tự theo mức độ có “vi phạm từ cao nhất trở xuống, gồm 40/63 đơn vị tỉnh thành VN)
1. Hải Dương (trang 169/347): - Đơn vị bầu cử số 1 (ĐVBC 1): 4 bầu 2, Hội Phụ Nữ có 3 người - Đơn vị bầu cử số 2 (ĐVBC 2): 5 bầu 3, Tỉnh đoàn Hải Dương có 3 ứng cử - ĐVBC số 3: 4 bầu 2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy 3 người - ĐVBC số 4: 4 bầu 2, Đại học Hải Dương 2 người Thật không thể tin và hiểu nổi!
2. Hưng Yên (183): - ĐVBC số 1: 5 bầu 3, Tỉnh ủy 2 người - ĐVBC số 2: 4 bầu 2, Sở Tư pháp 2 người - Bệnh viên Sản nhi cử 3 người ứng cử, và ĐVBC số 3 có 2 BS
3. Kiên Giang (193): - ĐVBC số 1: BCHQS 2 người - Sở Giáo dục có 4 người; trong đó ĐVBC số 1 2 người - Bệnh viện cử 2 BS
4. Kon Tum (201): số người ứng cử là 10, Giáo dục đưa ra 5 người ứng cử
5. Lai Châu (205): Tỉnh ủy có 3 người ứng cử
6. Lạng Sơn (209): - ĐVBC số 1, 5 lấy 3, Giáo dục 3 ứng viên trong đó 2 GV THPT ứng cử khác địa bàn. - ĐVBC số 2, 5 lấy 3, Công an tỉnh có 3 ứng viên
7. Lào Cai (213): VP Đoàn ĐBQH Tỉnh có 3 ứng viên, chia 2 Đơn vị bầu cử
8. Long An (221): ĐVBC số 1: Trưởng phòng Giáo dục Tân An ứng cử khác địa bàn
9. Nam Định (227): - ĐVBC số 1 có 3 giáo viên - ĐVBC số 2: VP ĐBQH-HĐND có 2 ứng cử; Phó Trạm BVTT TP Nam Định ứng cử khác địa bàn; - ĐVBC số 3: BCH Quân sự có 2 người, 1 đại tá và 1 thiếu tá
10. Nghệ An (235): Tòa án đưa ra 4 ứng cử viên, tại ĐVBC số 3 có 2 người của Cục thi hành án - ĐVBC số 2 có 2 Bác sỹ - ĐVBC số 5: Trường chính trị có 2 ứng cử
“Nước chảy chỗ trũng, nếu các ứng cử viên đều tập trung tại một cơ quan thì sẽ giành mất phần của những người khác ở nơi khac ưu tú hơn”
11. Ninh Bình (242): Giáo viên có 3 người ứng cử, ĐVBC số 1 có 2 người - ĐVBC số 2: Tòa án có 2 người
12. Ninh Thuận (246): ĐVBC số 1: Y tế có 2 người
13. Phú Thọ (250): Giáo viên có 4 người ứng cử, 2 GV THPT ứng cử khác địa bàn Bệnh viện Yên Lập có 2 người, chia 2 đơn vị bầu cử, đều ứng cử khác địa bàn
14. Quảng Ninh (261): Tỉnh ủy đưa ra 4, chia 2 ĐVBC số 1 & 3
15. Quảng Bình (265): Trường THCS Hóa Tiến đưa ra 2 Giáo viên
16. Quảng Nam (269): Tỉnh ủy đưa ra 3 người; VKS đưa 2 người đều chia ở 2 đơn vị bầu cử khác nhau. - ĐVBC số 3: BCH QS đưa ra 2 người, 1 đại tá và 1 thiếu tá
17. Quảng Ngãi (274): 1 Giáo viên THCS ứng cử khác địa bàn. - ĐVBC số 2: Hội Phụ nữ 2 người - ĐVBC số 3: MTTQ 2 người
18. Đà Nẵng (47/347): ĐVBC số 1: Sở Tư pháp 2 người ứng cử.
19. Bạc Liêu (68): Công an 2 người: 1 PP chống khủng bố và 1 đại tá, chia 2 đơn vị bầu cử khác nhau; Tỉnh ủy 2 người, 1 CVP và 1 Bí thư chia 2 đơn vị BC
20. Bắc Cạn (72): Tỉnh ủy 2 người, 1 Phó Ban dân vận và 1 Phó BT, 2 ĐVBC Tỉnh đoàn 2 người, 1 BT đoàn huyện và 1 CVP tỉnh đoàn VP ĐBQH-HĐND 2 người, chia 2 ĐVBC
21. Bắc Giang (76): ĐVBC số 3: Tỉnh ủy 2 người
22. Bắc Ninh (81): Y tế 3 người, 1 chuyên viên và 1 BS ở ĐVBC số 2; 1 BS ở ĐVBC số 3 - ĐVBC số 1: 1 GV PTTH huyện Gia Bình đi ứng cử ở TP Bắc Ninh và huyện Quế Võ (ứng cử khác địa bàn) - ĐVBC số 2: 1 Kiểm soát viên đê điều huyện Quế Võ đi ứng cử ở Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong (ứng cử khác huyện)
23. Bình Định (trang 101/347): ĐVBC số 3: UBMTTQ có 2 người
24. Bình Phước (103): Tỉnh đoàn 3 người: Trưởng Ban trường học ở ĐVBC số 1; Bí thư Tỉnh đoàn và Bí thư Huyện đoàn Bù Đốp ở ĐVBC số 2 - Tỉnh ủy 2 người; 1 Bí thư và 1 Phó Ban dân vận chia 2 ĐVBC khác nhau
25. Bình Thuận (108): Đưa 1 TP Sở KHCN và 1 PP Sở Văn hóa ra ứng cử (lót)
26. Cao Bằng (118): Tỉnh ủy đưa 3 người chia 2 ĐVBC; 2 GV THPT trong đó 1 GV ở TP Cao Bằng ứng cử khác địa bàn. - ĐVBC số 1: BCH Biên phòng cử 2: 1 PP trinh sát và 1 đại tá CHT
27. Đắk Nông (127): ĐVBC số 1: Giáo dục 2 người, trong đó 1 GV ở huyện Đắk Min ứng cử khác địa bàn.
28. Điện Biên (131): ĐVBC số 1: 1 Nhân viên hợp đồng BQL huyện Mường Chà ứng cử khác địa bàn. - ĐVBC số 2: Chủ tịch HPN xã Thanh An, Điện Biên ứng cử khác địa bàn
29. Đồng Nai (140): ĐVBC số 3: BCH Biên phòng 2 người, 2 thượng tá
30. Gia Lai (151): Công an 2 người, 1 Trưởng phòng tham mưu và 1 Đại úy Phó CA Thị xã, chia 2 đơn vị bầu cử.
31. Hà Nam (161): ĐVBC số 1: VP ĐBQH-HDND 2 người - ĐVBC số 2: UBMTTQ Tỉnh 3 người: Chủ tịch, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Ban Phong trào
32. Hà Tĩnh (164): ĐVBC số 1: Hội Nông dân 2 người, Sở LĐTB 2 người.
33. Quảng Trị (277): ĐVBC số 1: Huyện ủy Hướng Hóa 2 người - ĐVBC số 2: Tỉnh đoàn 3 người.
34. Sơn La (287): Tỉnh ủy 3 người, ĐVBC số 2 2 người - ĐVBC số 3: PCT Huyện ứng cử khác địa bàn
35. Thái Bình (295): Y tế 2 người, Công an 2 người, chia 2 đơn vị bầu cử. - ĐVBC số 2, 1 Giáo viên TTGD TX huyện Vũ Thư ứng cử khác địa bàn
36. Thái Nguyên (302): Tỉnh ủy có 3 ứng cử, chia 2 đơn vị bầu cử Bệnh viên ĐKTƯ Thái nguyên cử 2 bác sỹ ứng cử.
37. Thanh Hóa (308): Tỉnh ủy có 3 người ứng cử, chia 3 đơn vị bầu cử. Giáo viên 4 ứng cử, có 2 GV THPT Hậu Lộc và Thường Xuân ứng cử khác địa bàn Y tế có 3 người; ĐVBC số 4 có 2 người; 1 NV y tế ứng cử khác địa bàn. - ĐVBC số 3: BCH QS 2 người, Hội Phụ nữ 2 người, trong đó 2 người chức vụ thấp hơn của BCH và HPN lại ứng cử khác địa bàn.
38. Trà Vinh (328): ĐVBC số 1: Tỉnh ủy 2 người, 1 Phó Ban và 1 Phó Bí thư 39. Tuyên Quang (332): 2 Bác sỹ tuyến huyện đều ứng cử khác địa bàn.
40. Yên Bái (trang 344/347): 1 chuyên viên Phòng Nông nghiệp và 1 PCT Hội nông dân huyện đều ứng cử khác địa bàn.
Kết luận: Lùi ngày bầu cử (vì bộ máy Quốc Hội và Chính phủ vừa đã được kiện toàn!!!), làm lại danh sách, chỉ bỏ đi và không lấy thêm, bổ sung các ứng cử viên độc lập đạt chuẩn mà Hiệp thương lần 3 đã cố tình bỏ đi, đồng thời chia nhỏ số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử để người dân hiểu rõ hơn cũng như đại biểu có gắn bó trách nhiệm hơn với nhân dân tại đơn vị bầu cử. Không làm như trên thì sẽ như thế nào? Không ai có thể lường hết được sự việc gì khi có liên quan đến số đông dân chúng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét