Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Điểm tựa cơ bản để Sửa Hiến pháp 1992

GS.Tương Lai

Điểm tựa cơ bản để sửa Hiến pháp

(Tham luận tại Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp do UBTƯMTTQVN tổ chức tại TP HCM 30.11.2011)
Kính thưa các cụ,
Thưa quý vị,
Vào đầu thế kỷ XIX, trong “Thời vụ sách”, Nguyễn Lộ Trạch có viết: “Hiện nay thời thế như cục ung thư lớn. Trị thì không có phương thuật. Không trị chăng? Thì không thể cam ngồi mà ngó”. Cứ ngỡ như Lộ Trạch nói với chúng ta hôm nay. Tôi cố gượng để đến đọc bản tham luận này vì nghĩ rằng: cục ung thư trong bụng tôi đã được phẫu thuật cắt bỏ (tác giả vừa trải qua một cuộc phẫu thuật ung thư – BVN), thế còn cục ung thư trên cơ thể đất nước thì ai phẫu thuật cắt bỏ và cắt bỏ cách nào đây? Tôi nghĩ, việc sửa đổi Hiến pháp kỳ này, nếu được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và trung thực do các chuyên gia về luật pháp và những người có tâm huyết thực hiện theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh thì sẽ là một giải pháp hết sức hữu hiệu góp vào cuộc giải phẫu cắt bỏ cục ung thư lớn trên cơ thể đất nước. Vì thế, tôi xin trình bày những ý kiến thẳng thắn sau đây:
I. PHÁP QUYỀN Ở TRÊN NHÀ NƯỚC VÀ DÂN CHỦ PHÁP QUYỀN

Sửa Hiến pháp kỳ 1. Bắt đầu từ đâu?

Đăng ngày: 17:59 25-11-2011
Thư mục: Tổng hợp   SỬA LỜI NÓI ĐẦU
TT - Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự bảo Bộ luật lao động (sửa đổi) sáng 22-11, bà Cù Thị Hậu - nguyên chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN - cho rằng một trong những lý do khiến người lao động làm thêm là lương quá thấp.
“Chắc hiếm có đại biểu nào như tôi đã làm công nhân xây dựng và công nhân dệt 19 năm, tôi rất hiểu người lao động đang xếp vào hàng thứ bao nhiêu của những người làm công ăn lương” - bà Hậu nói.
Tại phiên thảo luận, ngay sau khi hai đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) và Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) cho rằng dự luật quy định theo hướng tăng thời gian làm thêm giờ (từ tối đa không quá 200 giờ trong một năm, một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ của bộ luật hiện hành lên mức tối đa 360 giờ một năm) là phù hợp với thực tiễn, bà Cù Thị Hậu lập tức đăng đàn để có ý kiến khác. Bà Hậu cho rằng: “Nếu nói người lao động muốn làm thêm thì không phải, chẳng qua vì lương quá thấp. Người lao động phải tình nguyện làm thêm để có thêm một bữa cơm và có thêm thu nhập. Chúng ta sai lầm ở chỗ xây dựng tiền lương tối thiểu quá thấp... Theo một số điều tra, 30% người lao động trong các khu công nghiệp TP.HCM suy dinh dưỡng. Do đó tôi đề nghị giữ quy định giờ làm thêm theo bộ luật hiện hành”.