Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

KHAI DÂN TRÍ, 3 lợi ích, được gì và mất gì? Bài 1

Khai có nghĩa là khơi, thông: Mở toang hoặc mở hé hé, cũng là mở, trường hợp nó là ánh sáng, là nước, là không khí, là hạt cát, là gió, là nhiệt độ, là virut, là ý tưởng, là suy nghĩ… chỉ cần hé một tí, khơi 1 tí, không cần toang.
Khai có nghĩa là khai mở: Mở toang 1 cánh cửa để bước vào một căn phòng, một căn bên cạnh, một căn kế tiếp hoặc một thế giới hoàn toàn khác lạ. Đối với hạt vật chất lớn hơn, to bằng con người, thì phải mở toang, để bước vào. Người đầu tiên, người thứ hai, người kế tiếp… lần lượt > 50% của 90 triệu người.
Khai có nghĩa là khai phá: Cứng phá thì phải dùng búa, dùng cưa, dùng kìm, dùng đục, dùng cuốc, xuổng, xafbeng, dùng lựu đạn, bộc phá, dùng cây - thịt - người – đầu – trọc để phá cổng. Không phá, không thể khai.
Khai có nghĩa là bốc  mùi: hơi gì đó ở trong, kín lại thì không ngửi được, lọt, thoát được tí ra ngoài, phối kết không khí tạo thành mùi vị, mùi thối trong ruột, mùi tởm tởm trong miệng…, không thoát ra được thì không khai.
Bị tra tấn, hỏi có khai không? Đau quá, không nói, lắc đầu. Nên khai ở đây có nghĩa là mở mồm ra nói.



BÀI 1. Dân trí
Nguyễn Phú Trọng cũng là dân, dân Việt Nam. Nghề nghiệp: Đảng viên. Chức vụ: Tổng Bí thư (*)
(*) chỗ này cấm cãi, vì ông này là giáo sư, đi dạy, nhưng suốt đời học trò là Đảng viên, ông cũng là người của Đảng, chịu sự phân công, đi dạy là yêu cầu của Đảng, không phải nhu cầu tự thân, nên nghề nghiệp của ông là Đảng viên, không phải chức vụ. Hôm trước đọc một cái gì rất lạ, ở đâu đó, quên mất, trong một bản Khai hoặc một bảng Kiểm điểm nào đó: Chức vụ: Đảng viên; Chức vụ: Bí thư chi bộ.
Nguyễn Văn An, cũng là dân, dân Việt Nam. Nghề nghiệp: Cán bộ hưu trí. Chức vụ: …
Trần Văn A, cũng là dân, dân Việt Nam. Nghề nghiệp: Doanh nhân. Chức vụ: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Trần Văn B, cùng là dân, dân Việt Nam. Nghề nghiệp: Nông dân. Chức vụ:…
Đặng Thị Tẹo, cùng là dân, dân Việt Bắc. Nghề nghiệp: Công nhân. Chức vụ: Bảo vệ
Lê Văn Lan, cùng là dân, dân miền Bắc. Nghề nghiệp: Viết Sử (Chép Sử, đọc Sử). Chức vụ: Tổng thư ký Hội Sử học (ví dụ thôi)
… Dân, Nhân dân: là người dân, như nhau. Nhưng khi nói, người thì có thể đếm được, 1, 2, người, nhưng nói nhân, có vẻ không đếm được. Ông Trọng nói, tuyệt đại đa số nhân dân đồng ý với bản sửa đổi Hiến pháp, ý là nói có ông trong hơn > 80% của 90 triệu dân. Nếu ông nói có một số lượng rất lớn người dân đồng ý, thì ông phải đếm. Như Hội Luật gia đã đếm thử trong 5.000 người, tại một số khu vực đã thống kê trước đó là đa số người dân đồng tình ủng hộ, thì ra một tỷ lệ hoàn toàn khác. 64% của 5000 người không biết đến là đang có sử đổi Hiến pháp hoặc chưa đọc Hiến pháp bao giờ (thì làm sao mà đồng ý hoặc không!!!). Hoặc một trường hợp khác, ông sử học sử (không gọi là sử gia, vì trí của mình) bảo nhân dân tôn ông (Giáp) làm Thánh tướng. Ông (Lê Văn Lan) là thánh tướng (thằng trời đánh thánh vật) thì có. Thánh, không được phong, chỉ có phong thần. Thánh thì phải hiển linh, hiển Thánh đi ông. Thánh Gióng, Thánh Trần, Thánh Tản Viên

Dân, vô vàn. Quan. Cũng vô vàn. Trí, cũng vô vàn: Trí tuệ, trí huệ, trí thức, trí ngủ, trí trùm mền, trí không cần gối, trí giả, tri thật…

Dân trí, nói chung là nhận thức về một vấn đề của đám đông (số đông), phần trăm lớn hơn trong một quốc gia về một vấn đề. MỘT VẤN ĐỀ thôi. Nhưng mà so sánh nhận thức về một vấn đề ấy so với cái gì (định chuẩn) để gọi là dân trí cao, hay dân trí thấp.
Rõ ràng, để bàn, luận, phải suy nghĩ, phải có cái gọi là kiến thức nền. Cái kiến thức nền ấy phải được phổ cập. Thì cái kiến thức nền ấy (gọi là xong cấp 1, xong cấp 2, xong cấp 3, xong đại học), hiện nay là giáo dục Phổ cập cấp 3, học xong lớp 12 là định mặt bằng chuẩn xã hội, để bàn luận vấn đề, gọi là dân trí.
Nếu không có kiến thức nền (học xong lâu quá quên, bán cá, cuốc ruộng, thủ quỹ đếm tiền, ngày làm ở xưởng 2 tiếng, hoặc học xong 12 mà không biết tự suy luận, học xong đại học vẫn còn non nớt, mù mịt lắm, hoặc Bác sao, em theo, hoặc Đảng cử thì dân bầu…) ** thì bỏ phiếu theo nhận thức cái gì sót lại trong đầu mà mình có, hoặc giả tối thiểu, thì đơn giản cực độ nhất, chọn đúng sai, chọn A hay chọn B. Nhắm mắt chọn, thò tay bốc đại, gạch đại vậy. Và đó là quyền, lúc đó không ai được gợi ý, định hướng, đe dọa, ép buộc nữa.
** Đảng cử, dân bầu: Trường hợp vừa rồi, bầu chức vụ gì đó, cử 1, bầu không đạt 50%, tổ chức bầu lại, vẫn cử 1 (y vị đó), bầu lại, đạt trên 70%.

Dân trí, chính là tâm lý của đa số, khác với tâm lý của đám đông. Đám đông, có nhiều đám đông, còn đa số ở đây, nói về đa số của 90 triệu dân. Một đám đông, giống như một đảng phái, có thể và luôn muốn áp đặt tâm lý của (đám đông 3 triệu) mình lên con số 90 triệu mơ ước kia.
Nói về mặt phổ quát hơn, rộng hơn, dân trí của 90 triệu (gồm cả 3 triệu kia), dân trí của dân tộc Việt Nam phải nằm trong những phần phổ quát nhất của 5tỷ người. Con người, lạ kỳ suốt ngày phải ăn, ngủ, ỉa đái… ông đã học, cha đã học, mà con, cháu, chắt, chít cũng phải học. Phải học từ đầu A, B, C… phải học đó là cái cây… Chán nhỉ, sao người đi sau không thể hấp thụ những cái gì đi trước, mà não mỗi người sinh ra đều trắng bóc… phải tự ghi vào đấy. Hơn 2000 năm trước, đã có Platon, Aristox, Khổng Tử, Đức Phật, Chúa… Lý thuyết thì màu xám, cây đời thì mỗi đời một màu, nhưng những lý thuật đó sao không tự nhét được vào đầu, được kế thừa như khuôn mặt, vóc dáng…

Dân trí, nằm trong mặt bằng kiến thức chung của nhân loại (hoặc cách khác, nói sau), 90 triệu nằm trong 5 tỷ. Đó là quy luật của loài, của số đông. Nếu không, thì đi chỗ khác có thể lên HyMaLapSon (Neepal, Tây Tạng) hoặc lên Sao Hỏa.
Trong các quyền phổ quát chung của 5 tỷ người, gọi là bình đẳng trước Tạo hóa, đó là quyền được tự nhận thức. Và giáo dục phổ quát, phổ cập là làm sao để cái sự tự nhận thức ấy, nó không đi ngược lại lợi ích chung của con người, không làm hại đến số đông đồng loại, không làm tổn hại hay ăn hết thức ăn của con người trong 2000 năm đến (năm 4013). Anh có thể học Marx, anh có thể theo Mao Chủ tịch, anh có thể tôn sùng Ohbama… và anh được biết quyền TRONG XÃ HỘI, trách nhiệm của mình ĐỐI VỚI XÃ HỘI.

Một anh bạn ở Kế Xuyên: CA GT chặn xe, Yêu cầu xuất trình giấy tờ, Tôi mắc lỗi gì mà anh dừng xe? Anh chạy quá tốc độ? Trạm kiểm tra cách đây bao nhiêu km? 18km. Chúng tôi lập Biên bản, anh có ý kiến gì không? Tôi muốn xem bằng chứng? Bằng chứng sẽ có khi anh nộp phạt, nhận quyết định? Không đúng. (Ú ớ…) Nếu anh muốn xem, phải đóng phí. (Giằng co) Tôi bật ghi âm nhé, nếu đóng phí, tôi đóng. Anh đợi hơi lâu, mất thời gian (Xìu, vớt vát). Tôi có thể đợi, 18km, tôi đợi được trong vòng 25-30 phút...

DÂN TRÍ cũng giống như TÍN NHIỆM. Tín nhiệm, tức khi đã được >50, tín nhiệm cao là tiệm cận với 100, tín nhiệm tấp là tiệm cận gần 51. Dân trí là một mặt bằng chung nhất, trong nhận thế về một vấn đề và nhiều vấn đề (từng vấn đề một). Dân trí cao, dân trí thấp là so với mặt bằng phổ quát nhận thức chung ( một khu vực nhỏ trong một khu vực lớn, một quốc gia trong một thế giới), là những gì mà thế giới và nhân loại đã tích lũy được trong 2.000 năm qua.

Trí, là trí óc, là suy nghĩ, là tư duy sáng tạo, là tự do suy nghĩ. Trí, thuộc về mỗi người, khuôn khổ chung bó hẹp nó, cái khuôn rộng nhất chính là cái khuôn chứa 5 tỷ (tự do) suy nghĩ, và cái khuôn hẹp nhất là cái khuôn quyền cá nhân của mỗi người. Trí được tư do bay bổng, từ Nước Mỹ xa hoa đến HyMaLapSon huyền bí, được vui vẻ từ nhà tranh đến đăm chiêu nơi nhà Quốc hội. Bay kèm với nó là nghĩa vụ và trách nhiệm: của đồng loại (con người), của tập thể (quốc gia, dòng tộc, gia đình), của cá nhân (ai không vì mình thì sinh ra để làm gì). Trí thì tự do bay bổng, nhưng nghĩa vụ và trách nhiệm (đối với con người, quốc gia, gia đình, cá nhân thì lại có min và max). 

Dân trí, là cái phổ quát nhất, lại gắn với cái hẹp nhất , từ mỗi người. Chúng ta (Bác Tổng, tôi, bạn) gọi các quốc gia Phương Tây là các nước có nền văn minh, tiến bộ, tức là chúng ta thừa nhận những giá trị phổ quát nhất mà họ đã làm được cho dân chúng họ. Cho nên, có thể gọi họ là các quốc gia có dân trí cao. Vật thì giáo dục phổ cập của họ có cái gì mà ta không thể bắt chước. Hãy cứ theo tinh thần cái phổ quát ấy, đó không phải là bắt chước Âu, Mỹ, mà đó là tiếp thu cái tinh hoa kế thừa 2000 năm đã qua của đồng loại.
Đến đây, lại phát sinh một vấn đề, tính thời đại. 

Bài 2. Thời đại đã bị lệch pha và sự đi tắt đón đầu.  


Bài 3. Khai dân trí là khai cái gì? Ai khai dân trí?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét