Công dân có quyền tự do lập Hội, tự do biểu đạt ý kiến của mình. Người dân đóng tiền nuôi nhà nước và công chức không phải để cho những dịch vụ rỗi hơi và hạn chế quyền công dân như thế này. Nguyễn Văn Thạnh kẻo bị bắt vì chở trên xe một bao cao su không có hóa đơn vận chuyển!
http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/12/ay-cong-dan-nguyen-van-thanh-vao-buoc.html
Và khi đọc những câu hỏi về kinh tế Việt Nam dưới đây, cộng với những tin tức cướp giết hiếp mỗi ngày, ... thực phẩm bẩn, bệnh viện quá tải, trẻ con học quá tải, tham nhũng, hối lộ. Chúng ta có thể vẽ nên một bức tranh xám xịt tổng thể cho Việt Nam, mà trong đó, luật pháp tòa án, công an đang được đẩy theo xu thế toàn trị, không cho những tiếng nói có thể thúc đẩy dân trí nhìn ra sự toàn trị, mị dân... để hòng có thể tiếp tục theo kiểu bịt mắt đi qua hết thế kỷ. Đối phó với những công dân có thể cất lên tiếng nói, vạch ra những sai trai của nhà cầm quyền đó là phản động ư? Có lý, có nhẽ nào như thế. Thế mà lại có!
Alan Phan
Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây là
những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi
đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.
- 1. Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh
Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và
đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý
và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chánh quốc tế
cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ
khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông
dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu
tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng
dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần
mềm.
Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lãnh vực gì? Lãnh vực đó
có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên
thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay
chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và
sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?
- 2. Ban quản trị
Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm.
Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua
từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày
qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến
trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ
bao quanh.
Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính
xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của
tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm
quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then
chốt khi lâm trận.
Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những
người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để diều hành? Lãnh đạo có đủ
tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được
tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh
nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng
nhất đang diều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao?
Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một
liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm
quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân
tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?
- 3. Kế hoạch tiếp thị
Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy,” Muốn thống trị thiến hạ thì hãy
phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa
mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công.Đây thực sự là một hành động
liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người
mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và
các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng
Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy
lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất
lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao
đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.
Trong các dịch vụ của chánh phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an
ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những
người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo
niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và
sáng tạo.
Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa?
Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề
nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa
dạng của chánh phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chánh phủ đang làm tất cả
để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia
tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã
hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?
- 4. Hiệu quả tài chánh
Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng
hiệu quả và sinh lợi thương trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh
thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment).
Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị…có hay giỏi đến đâu, nhà
đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (Bull S.) nếu công ty liên tục thua lỗ.
Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chánh phủ là “trong nhiệm kỳ
của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?”. Về vật chất,
về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái…tôi có nhiều hy vọng và
lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các
ông bà tự in ra…đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chánh của chúng
là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền
của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những
siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?
Trong 10 dự án đầu tư thì luôn có một vài lỗ lã, nhưng nếu cả 10 đầu
tư đều lỗ nặng thì không ai muốn bỏ 1 xu vào quỹ của các ông bà. Trong
khi đó, nếu chúng tôi thu lợi được 30-50% mỗi năm, thì chuyện các ông bà
ăn bớt 5-10% cũng ổn thôi. Còn nếu chúng tôi đã lỗ 20-30% rồi mà lại
còn chi cho các ông bà quản lý thêm 20-30% nữa; không sớm thì muộn,
chúng tôi sẽ lăn quay ra chết…vì ngu và điên. Đặt các ông bà xây 1 khúc
đường mà giá cao hơn thị trường gấp đôi lại hư hỏng khi chưa sử dụng…thì
xử trí sao đây? Ngoài đời, khi bỏ 16 triệu mà mua nhầm một Iphone dỏm
từ Trung Quốc thì phải quay lại cửa hàng …đấm vỡ mặt thằng bịp.
Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án
đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai…đều
có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc
vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công
của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.
Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được
là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này
vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối
tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/tc-tr-li.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét