Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Nhân chi sơ, tính bổn ... THAM

http://vn.360plus.yahoo.com/natal_tuongminh
Nhân đọc bài trên blog của Tường Minh.

"Tôi hay giữ ý niệm về con người rằng, bản chất của con người luôn luôn hướng thiện."
                                                       Natal_Tuongminh đã khởi đầu như thế.
"Nhân chi sơ, tính bổn thiện, tính tương cận, tập tương viễn
 Tử bất giáo, Phụ chi quá; Giáo bất nghiêm, Sư chi đoạ"
 
                                                                                                                          Sách Tam Tự Kinh          Hơn 1000 năm ảnh hưởng nô dịch bởi văn hoá Trung Quốc với Thuyết Nhân trị của Khổng Tử và Mạnh Tử. Khởi đầu Tam Tự Kinh của Vương ưng Lân với câu: "Nhân chi sơ, tính bổn thiện, tính tương cận, tập tương viễn". Con người sinh ra với tính thiện, nên suốt ngày chờ đợi một minh quân - ấu chúa xuất hiện để trở thành một hiền vương cai trị, muôn dân được ấm no hạnh phúc. Những cuộc khởi nghiã nông dân liên tiếp nổ ra vào giai đoạn cuối của những đế chế lẫy lừng mà hậu duệ của nó đã trở nên độc tài tàn bạo, xa hoa hưởng lạc, quan tâm đến quyền lợi thống trị hơn là lợi ích của dân chúng hàng ngày lầm than. Những lãnh tụ khởi nghĩa sống sót lại tiếp tục con đường bước vào tự huỷ diệt sau vài đời thừa kế.
     
Tuân Tử là người nghịch, ông quan niệm "Tính ác". Trẻ em sinh ra đã bộc lộ thói ác, đói ăn đã kêu gào, huơ tay múa chân, ngấu nghiến vú mẹ, khóc hờn khóc thét khi không được thoả mãn (Nên dạy con phải bao dung nhưng không kém phần nghiêm khắc)... Nhân chi sơ tính bổn ác!
Một số học thuyết triết học hiện đại sau này đều bảo "tính Thiện - Ác" là những thuộc tính thuộc về xã hội, không phải do con người do trẻ thơ chưa hình thành được nhận thức. Nhưng tôi vẫn thích cách phân tích của Tuân Tử, vì từ đó, ông đề cao một xã hội pháp trị. Luật pháp làm ra là để bênh vực kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Quyền lực tập trung vào một tay Nhà nước cũng làm cho nó trở thành một kẻ mạnh, do vậy, Luật pháp còn một mục tiêu nữa là hạn chế quyền lực của NN, ước thúc NN tránh sự độc tài lạm quyền, và phải giám sát nó để tránh quyền lực bị tư hữu độc tài tập trung vào một số ít. Con người tính ác là tự nhiên, đói thì đòi ăn, thấy tiền - gái - món ngon - vật lạ thì tham muốn, muốn sở hữu làm của riêng.
    Xã hội phương Tây mà điển hình là Hy Lạp cổ đại với một nền văn minh cao đã nhận thức được việc xây dựng một xã hội pháp trị, minh bạch hoá quyền lực Nhà nước, phân chia giám sát độc lập để hạn chế quyền của NN và để hạn chế cái ác phát triển, nhằm duy trì được lẽ công bằng trong xã hội.
     Việc xả súng giết người thể hiện mặt trái trong nền kinh tế thị trường, xã hội bị phân hoá giàu nghèo, dẫn đến xung đột tôn giáo, sắc tộc. Chạy theo tiền bạc, nguồn lợi, đồng tiền chi phối con người làm mờ nhận thức, xã hội lao vào kiếm tiền tiêu thụ, có mấy ai quan tâm đến thế hệ mai sau, đến bảo vệ tài nguyên, đến bản sắc văn hoá... Đói nghèo, bệnh tật, bất công xã hội.
        Trong một xã hội pháp trị dân chủ (khác với những hình luật pháp trị của Hàn Phi Tử dùng để phục vụ giai cấp quý tộc thống trị), Dân được khai sáng, tinh thần của cụ Phan Chu Trinh: KHAI DÂN TRÍ - CHẤN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH" có phải được CMVN vận dụng vào tuyên truyền cho các tầng lớp công nhân, phu phen, thợ thuyền, thợ mỏ đi theo CM lật đổ thống trị.
              "Nhân chi sơ, tính bổn ... THAM", được việc cho người thì ít, mà bỏ túi thì nhiều...
          Hi, là thế đó!
                                                                             Làm tại Tam Kỳ 21/4/2011.
          Êh, ALC 2 hối lộ 75 tỷ, lỗ 4.000 tỷ vậy ALC 1 thì sao??? Lỗi hệ thống, lỗi dây chuyền, lỗi cơ chế ở đây cần phải xem xét các công ty tương tự. Kính thưa các Bác chưa bị lộ. Hãy rút sớm an toàn đi!
         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét