Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Về với nhân dân, đồng bào.

          
         Vào Đảng bây giờ với lời tuyên thề gắn với lý tưởng gì? Trung thành với Đảng, để bảo vệ nhóm lợi ích Đảng, trung thành với nhân dân, xây dựng Tổ quốc ư. Thật là hoang đường! Đảng gắn với lợi ích, khi những người trẻ, phấn đấu thăng tiến nhanh chóng trong hệ thống cấp bậc và tuân thủ cuộc chơi của guồng quay hệ thống.




         Hiến pháp 2013, theo lời Tổng bí thư, ông to đùng của Nước Cộng... Nam, lời Chủ tịch Cuốc hội, lời ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội rằng Hiến pháp 203 đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng Sản. MỘT HIẾN PHÁP CỦA MỘT QUỐC GIA, được ghi nhận là văn bản pháp luật cao nhất của một Quốc gia. Do vậy, chúng ta có thể nói là các ông ấy đã cố tình dối trá. Ngay từ Hiến pháp đã bộc lô mâu thuẫn vậy thì hy vọng gì ở quốc gia dân tộc ấy.
          Cương lĩnh của Đảng thường sử dụng các từ: cách mạng, giai cấp và hàng ngày thường sử dụng từ đồng chí. Trước các hiện tượng bỏ Đảng, ta thử quay lại một chút để tìm hiểu vì sao.
           Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến một thay đổi trong các thể chế chính trị-xã hội, hoặc một thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. >>> Sau khi đất nước thống nhất, có thể nói là Cách mạng Việt Nam đã hoàn tất sứ mệnh, và nó chuyển sang phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, không còn cách mạng nữa. Những người Cộng sản có thể chấm dứt sứ mệnh của mình và trở về cầm cuốc lao động cùng nông dân đồng bào. Trở về với Nhân dân.


           Nhưng không như vậy, sau khi thống nhất đất nước, họ tiếp tục phân nhân dân Việt Nam trở thành nhiều giai cấp. Nông dân, công nhân và chia rẽ dân tộc sâu  sắc bằng các cuộc cải tạo tư tưởng, cải tạo lao động ở Miền Nam, vụ án Nhân văn giai phẩm, cách mạng văn hóa và chủ nghĩa xét lại... Với các quan niệm như không bản ta là địch, tư tưởng cần được tập trung cải tạo để bản đồ Việt Nam là một bản đồ Đỏ theo một tư tưởng ngoại lai du nhập: Chủ nghĩa Mác Lê. Còn giai cấp ư, không có giai cấp nào biến động hơn khi một người sáng nông, chiều công, tối tiểu tư sản, tư sản, hoặc trí thức. Họ nói láo, kiên trì nói láo, thực hiện chính sách mị dân, nhồi nhét để thực hiện toàn trị, chia tách những người lao động chân chính vào những giai cấp, để rồi bần cùng hóa nông dân bằng các chính sách thu hồi đất, cưỡng bức giai cấp này chuyển đổi sang giai cấp kia. Họ kêu gào chủ nghĩa xã hội, không công nhận chủ nghĩa tư bản nhưng ngày đêm mong đợi nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân mở mang xí nghiệp, tuyển người để giai cấp công nhân ngày càng được mở rộng. Sự mong đợi, mong chờ, sự mong muốn thành tích xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu từ thế đã vội vã du nhập những sản phẩm, công nghiệp, phế thải với giá rẻ, chất lượng thấp, tàn phá tài nguyên đất, rừng, khoáng sản và tăng ô nhiễm môi trường trong tương lai. Và nhưng khu ở công nhân chật chội, chen chúc, mất an toàn, mất vệ sinh, lương thấp, tăng ca quá mức, con cái, ăn uống, giữ trẻ, phúc lợi... là những gì hiển nhiên đang diễn ra với người lao động được gọi là giai cấp công nhân.

            
Công nhân là người lao động là người làm công việc ăn lương.
Nông dân thì tự trả lương cho mình.
        Những người lao động, giai cấp nông dân, công nhân ấy có được gọi là đồng chí trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc không? Không, họ vì gia đình, vì mình mà lao động. Trong công cuộc lao dộng sản xuất đó, họ phấn đấu lảm ra sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, giá rẻ hơn để phục vụ đồng bào, và không tổn hại đến môi trường sống của bản thân, gia đình vầ đồng loại. Những hoạt đọng đó tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, tích lũy của caari và những phần thặng dư có ích, vô hình khác mang lại lợi ích cho cộng đồng. Họ cần Đảng làm gì? mà phải ơn Đảng, ơn chính phủ?
      Họ cần được tuyên truyền, giáo dục rằng, đảng Cộng sản đã làm xong sứ mệnh lịch sử, và lịch sử sẽ phán xét. và Nhà nước dựng nên để phục vụ dân chúng, đảm bảo phúc lợi và bảo vệ cho tất cả, từ số đông đến nhóm thiểu số, chống mạnh hiếp hiếu, chống lớn nuốt bé, chống nhiều ép ít. Đó không phải là ban ơn. Dân chúng góp tiền qua thuế để nuôi Nhà nước, công an, bộ đội, súng, tàu ngầm, lương Chủ tịch nước, vay nước ngoài, ODA, ADB, WB... đều là từ nhân dân. Họ chả có xu nào, họ chỉ là người làm công, ăn lương, thực hiện các chức năng dịch vụ công. Sở Ban ngành, UBND Tỉnh huyện xã... là thực hiện dịch vụ công cho dân chúng, họ không phải lầ ông chủ để đi xe oto, ngồi phòng máy lạnh trong những cung điện xa xỉ, nhưng vườn cây rào bọc đất đai mênh mông.

      Đồng chí trong giai cấp công nhân ư, 2 từ thật xa xỉ, và bây giờ, nó đồng nghĩa với một nhóm lợi ích. Nhóm Đảng.
      Công chức cũng chỉ là người làm công ăn lương. 
      Khác với công nhân lương là do 1 ông chủ cụ thể trả, thì công chức ăn lương từ nhiều người chủ trả, ở đây là người dân, dân tộc và đất nước Việt Nam nhiều thế hệ. Nhưng Đảng đã xem mình là chủ, có quyền ban phát, và trói buộc lợi ích thành một hệ thống, guồng máy, cấp phó phòng trở lên phải có Đảng, được quản lý bằng chi ủy, chi bộ, Đảng ủy, Đảng bộ.
      Vào Đảng bây giờ với lời tuyên thề gắn với lý tưởng gì? Trung thành với Đảng, để bảo vệ nhóm lợi ích Đảng, trung thành với nhân dân, xây dựng Tổ quốc ư. Thật là hoang đường! Đảng gắn với lợi ích, khi những người trẻ, phấn đấu thăng tiến nhanh chóng trong hệ thống cấp bậc và tuân thủ cuộc chơi của guồng quay hệ thống. Có những người già, gần 50 tuổi mới vào Đảng, để gắn với một chức vụ Phó mà lẽ ra không cần vào Đảng, chỉ để Đảng lãnh đạo toàn diện. Vào chức Phó, chức vụ thấp nhất là Phó phòng là bắt đầu một công cuộc chạy đua đến chết, Phó >>> Trưởng phòng >>> Phó Giám đốc >>> Giám đốc Sở/Huyện >>> Phó UBND Tỉnh >>> Chủ tịch >>> Thứ trưởng >>> Bộ trưởng >>>...
Lính thì bị sếp phó quản lý, sếp trưởng dĩ nhiên được nhiều lộc hơn sếp phó, nhưng trong hệ thống thứ bậc ấy, cấp dưới,, lẽ tất yếu, lúc nào cũng ít tiền hơn cấp trên.
         Xã hội thời buổi đầu của kinh tế thị trường nhu cầu càng ngày càng tăng: mua đất làm nhà, xây nhà, mua xe ôtô, cho con học trường tư, chạy lên chức, đổi xe ôtô khác, cho con học nước ngoài,đổi nhà khác, mua đất cho con, xây nhà cho con trai, mua nhà cho con gái... mua nhà cho vợ bé, tình nhân, mua căn nhà nữa ở ĐN, mua căn nữa ở SG, ... bao nhiêu cho đủ lòng tham và ước muốn của một cá nhân khi y lên chức Phó phòng? Y có còn lương thiện? 
         Lên chức Phó, phải có Đảng, phải có cao cấp chính trị tập trung 9 tháng bắt đầu khóa huấn luyện về tham nhũng (chứ không lẽ học chống tham nhũng), học tập trung 9 tháng mà về điểm thấp thì kỳ lắm, thế là biết phong bì cho thầy, từng môn, cho chủ nhiệm lớp, cho giáo vụ điểm danh... đi học có lương ngoài lương cơ quan nhưng tiền chung thì không đủ.
            Hãy từ bỏ khái niệm công chức Civil servant mà thay bằng khái niệm Worker người làm công ăn lương. Công chức gắn với chức vụ, xa ròi giai cấp công nhân hô hào. Những công chức luôn mau chóng nhảy vọt bức phá vào đội ngũ tiên phong, một đội ngũ tham ô hối lộ, móc ngoặt nhũng nhiễu. Giờ có thể tìm ở đâu nhưng công chức có lương tâm trách nhiệm khi mà những sếp, những cán bộ cấp cao của họ luôn bảo mình làm đúng quy trình >>> hết trách nhiệm >>> xin lỗi do trình độ có hạn >>> là lỗi của chúng ta >>> do cơ chế >>> kiểm điểm nghiêm túc >>> rút kinh nghiệm sâu sắc >>> cách chức hết thì ai làm việc >>> Đảng giao thì tôi làm, tôi không xin >>> ... Đến lúc xem công chức như công nhân, được quản lý bằng những cai thợ người Hàn, người Đài Loan và nhân dân sẽ là những ông chủ tư bản thực sự hưởng thành quả của lợi nhuận.
           Xã hội ta với Đảng bắt đầu và tiếp tục với những điều sai trái như vậy, thì vấn đề xã hội vô cảm, một xã hội theo chủ thuyết vô thần, không tín ngưỡng thì khi vướng mắc không tháo gỡ, mất đi nền tảng đạo đức, niềm tin để nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách: thịt bẩn, thực phẩm bẩn, khai kiệt tài nguyên, bùn đỏ, thủy điện... chạy theo đồng tiền, háo danh,lòng tham vô đáy, chỉ biết có mình,, không sợ Trời không sợ Đất, không sợ lương tâm đạo đức làm người cắn rứt. Xã hội biến dạng!
           Ba triệu Đảng viên/90 triệu dân, đến từng thôn xóm, ngõ ngách và hiển nhiên, không gia đình nào lại không có dính một tí đến Đảng viên. Nhiều bạn bè anh em tôi là Đảng viên, và họ chỉ làm việc của họ, và thật ra, họ không quan tâm đến Đảng. Mà đó chỉ thuần túy là công việc và những chức vụ do thời gian, vị trí mà họ đáng được hưởng nhưng lại phải học cao cấp chính trị, phải vô Đảng... Tôi thông cảm với họ, nếu xu hướng ly khai Đảng tiếp tục từ Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, một số người ở vị trí bức xúc, ít liên quan đến sinh kế, sẽ rời bỏ Đảng, tạo nên một làn sóng ly khai, mở ra một phong trào dân chủ mới, trả đảng về với đúng nghĩa của nó. Về với nhân dân, xung quanh ta đâu phải là trộm cắp, là gian dối, mà là đồng bào, cũng như Mẹ ta, chị ta, anh em ruột thịt của ta. Lợi ích được mở rộng ra khỏi suy nghĩ cá nhân mỗi người, để vì một cộng đồng xung quanh ta, vì một dân tộc mạnh mẽ!
            Ôi, tôi ước ao, khao khát lúc này tôi có Đảng, để được từ bỏ đảng, hưởng thụ cảm giác sung sướng như mình vừa thoát khỏi một cái bọc thối tha, một khối u bám nặng vào đầu óc và tay chân. Chắc là sướng cỡ Tề Thiên Đại Thánh nếu dùng gậy Như ý dứt được vòng kim cô!
                                           Thích Nhất Huy, Tam Kỳ 07/12/2013.


BÀI ĐỌC THÊM:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét