Nhân
đọc bài Cánh đồng Vàng Bồng Miêu trên Báo Thanh Niên, Chủ Nhật 20/11/2011
Cũng ngạc nhiên đôi chút vì người viết là Vũ Đức Sao Biển, tôi cũng ngưỡng mộ ông vì những bài viết về tiểu thuyết của Kim Dung, và một người am tường về Dịch học.
Trong đôi lần trà dư tửu hậu, mọi người có nhắc đến là Công ty Vàng Bồng Miêu, hình như là không nộp thuế, đóng góp gì cho Quảng Nam, ngoài khai thác và báo lỗ. Tôi lên mạng search thử xem, cũng ra được một số bài phân tích.
Cũng ngạc nhiên đôi chút vì người viết là Vũ Đức Sao Biển, tôi cũng ngưỡng mộ ông vì những bài viết về tiểu thuyết của Kim Dung, và một người am tường về Dịch học.
Trong đôi lần trà dư tửu hậu, mọi người có nhắc đến là Công ty Vàng Bồng Miêu, hình như là không nộp thuế, đóng góp gì cho Quảng Nam, ngoài khai thác và báo lỗ. Tôi lên mạng search thử xem, cũng ra được một số bài phân tích.
( Ảnh: Vàng thỏi đúc tại Nhà máy Vàng Bồng Miêu)
1. CÔNG SUẤT
" ...liên doanh với Công ty
Phát triển khoáng sản (MEDICO), Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam
(MINCO) xây dựng NMKTV Bông Miêu đưa vào hoạt động tháng 4/2006..."
"Năm 1991, Công ty Olympus Pacific Minerals của Canada được phép thăm dò trữ lượng vàng tại mỏ vàng
Bồng Miêu. Đến năm 2006, công ty này khai thác được 18,7 kg vàng đầu tiên, đưa
về nhà máy tinh chế vàng tại Thụy Sĩ tinh luyện và xác định lại tuổi vàng. Ông
David Seton - Chủ tịch công ty - nói lượng vàng này là không lớn so với thế
giới nhưng vô cùng ý nghĩa đối với Chính phủ Việt Nam và công ty của ông. Ngày 6.4.2006, Công ty khai thác vàng Bồng Miêu,
liên doanh giữa Canada và Việt Nam, chính thức hoạt động sản xuất vàng tại Bồng
Miêu.
Thực tế khai thác ở Bồng Miêu hiện nay cho
thấy chỉ riêng một mỏ Hố Gần đã có thể cho được 180.000 tấn quặng/năm, tương
đương với 600 kg vàng tinh chế. Công việc khảo sát được thực hiện trong 15 năm,
cho thấy Hố Gần có trữ lượng hơn 1 triệu tấn quặng.
Ông Charles Barclay, Tổng giám đốc công ty, nhận định một
cách lạc quan: “Bồng Miêu có khả năng khai thác không dưới 50 năm”. Nhận định trên là có cơ sở đáng tin
cậy bởi ba khu vực Hố Ráy, Thác Trắng và Núi Kẽm chưa được khai thác. Hàm lượng
vàng ở Hố Gần nằm lộ thiên, tương đối ít với 3,85 gam/tấn quặng, còn hàm lượng
vàng ở Núi Kẽm rất cao, đạt tới 10 gam/tấn quặng."
Ông Charlet Barlay cũng cho biết, hàm lượng vàng ở mỏ Hố
Gần của Bồng Miêu là 3,85gram/tấn quặng, trong khi hàm lượng vàng ở Phước Sơn
cao hơn gấp 5 lần. Tuy nhiên, ở Bồng Miêu chỉ có khu mỏ Hố Kẽm khai thác hầm
lò, các khu mỏ khác đều khai thác lộ thiên; trong khi ở Phước Sơn chỉ toàn khai
thác hầm lò bằng phương tiện cơ giới nên chi phí sẽ cao.
" Hiện nhà máy tinh luyện đạt công suất 500 tấn quặng
mỗi ngày. Trong năm đầu, Công ty dự kiến khai thác 600kg vàng, số lượng này sẽ
được nâng lên 1.500kg vào các năm kế tiếp. Chất lượng vàng ở đây mới đạt độ
tuổi là 9, nếu muốn đạt được 9,999 phải đưa sang Thụy Sỹ tinh luyện."
" Tuy nhiên, qua báo cáo của Công ty vàng Bồng Miêu
thì từ năm 2006 đến ngày 31-1-2011, doanh nghiệp khai thác được tổng cộng
1.228,44kg vàng (tương đương 39.495,53 OZ) và 411,93kg bạc (tương đương
13.243,66 OZ). Tính ra số vàng thu được có năm ít nhất cũng hơn 230kg, năm
nhiều thì trên 286kg. Và như vậy, có thể nhận thấy được số vàng khai thác vẫn
còn khá… khiêm tốn so với dự đoán trước đó
Chú giải: 1 năm
180.000 tấn quặng x 3,85g = 693 kg vàng Vậy sao từ 6/2006 đến 31/1/2011 chỉ có
1.228 kg vàng??? Công ty
khai gian? Vì mỗi ngày công suất 500 tấn quặng. mà trữ lượng 3,85 gam
này là đánh giá từ 1991 đến 2006, rồi công ty tiếp tục mở thêm Nhà máy ở Phước
Sơn năm 2007, chứng tỏ trữ lượng đánh giá không hề sai. Nếu thấp hơn thì liệu
có đầu tư????
2.
BÁO CÁO THUẾ
. Theo
giấy phép, dự án khai thác vàng Bồng Miêu có tổng vốn đầu tư đăng ký là
40 triệu USD. Còn vốn góp của các nhà đầu tư là 3 triệu USD, trong đó phía nước
ngoài 2,4 triệu USD và phía Việt Nam là 600 nghìn USD. Cũng vì vậy, ông Trần Hà
Tiên xác định việc ăn chia trong hoạt động khai thác vàng Bồng Miêu, phía nước
ngoài hưởng 80%, còn phía Việt Nam chỉ 20%. “Ngoài vốn pháp định do các bên góp; Công ty phải vay vốn để hoạt động. Việc vay
vốn được phía nước ngoài thu xếp giúp. Vì vậy, doanh thu sau khi trừ chi
phí, các khoản nộp ngân sách (thuế) và nợ vay, còn
lại chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn. Bên nước ngoài khi chuyển lợi
nhuận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
sẽ phải nộp 5% thuế trên tổng số lợi nhuận chuyển ra” – ông Trần Hà Tiên giải
thích thêm. Khai thác trong ngần ấy năm, Công ty vàng Bồng Miêu đã thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (bao gồm các loại thuế: môn bài, tài nguyên,
VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân…), cùng với tiền thuê đất, phí bảo
vệ môi trường là hơn 79,418 tỉ đồng…
Những
tưởng, khi giao cho liên doanh với nước ngoài khai thác bằng công nghệ hiện đại
thì sẽ mang lợi ích cho xã hội, mang lại nguồn thu cho Nhà nước. Thực tế lại
không phải như vậy.
Những “ẩn số”
Nhiều
năm qua, vấn đề tài chính của công ty này vẫn là “ẩn số” khi công ty liên tiếp
báo… lỗ. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2008 là 131,7 tỷ đồng nhưng chi phí lên đến 168,7 tỷ đồng (lỗ
hơn 37 tỷ đồng).
Tổng
số tiền nộp ngân sách nhà nước năm 2008 là 14,994 tỷ đồng,
nộp
thuế tài nguyên 4,019
tỷ đồng;
thuế
môn bài là 3
triệu đồng.
Đặc
biệt là thuế thu nhập cá nhân mà công ty này nộp năm 2008 hơn 3,128 tỷ đồng.
Phân
tích bản báo cáo tài chính sẽ thấy nhiều điều vô lý: Công ty mấy năm liền báo
lỗ (năm 2008 lỗ đến hơn 37 tỷ đồng) nhưng tiền thuế thu nhập cá nhân của CB-CNV
nộp lên đến 3,128 tỷ đồng, xấp xỉ tiền nộp thuế tài nguyên.
Không
những thế, mấy năm qua, dựa cớ hàm lượng vàng tại mỏ Hố Gần thấp, công ty nhiều
lần “ra điều kiện” với UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu được chở quặng vàng tại Đăk
Sa (Phước Sơn) về chế biến tại nhà máy Bồng Miêu. Từ cuối năm 2008 đến ngày
1-7-2009, dù được phép chở quặng về chế biến tại Bồng Miêu, nhưng công ty vẫn…
báo lỗ vì cho rằng hàm lượng vàng thấp.
Theo
báo cáo, nửa năm 2009
(tính đến ngày 25-6), tổng doanh thu của công ty là 9,358 tỷ đồng. Tiền thuế
công ty này nộp cho tỉnh Quảng Nam
gồm:
Tiền
thuê đất: 0
đồng;
thuế tài nguyên: 1,5 tỷ đồng;
thuế thu nhập cá nhân: gần 400 triệu đồng
và thuế môn bài 3 triệu đồng.
Một
cán bộ công tác tại Sở Tài nguyên - Môi trưởng tỉnh Quảng Nam, cho biết: Cơ
quan chức năng không kiểm soát được lượng vàng khai thác được. Do vậy, việc nộp
thuế dựa vào việc tự kê khai của doanh nghiệp. Đồng thời, việc kiểm soát chi
phí sản xuất của doanh nghiệp này các cơ quan chức năng cũng không thể kiểm
soát được. Như thế cũng có nghĩa, nếu doanh nghiệp này cố tình khai khống,
“đẩy” chi phí sản xuất lên cao để “rút ruột vàng”, các ngành chức năng cũng
không thể kiểm soát được (!?).
Không
thể kiểm soát chi phí của công ty?
Liệu
công ty này có kê khai thực lượng vàng khai thác được để nộp đủ thuế cho Nhà
nước? Tại sao một năm công ty này lỗ trên 37 tỷ đồng mà thuế thu nhập cá nhân
của công ty này nộp lên đến 3,128 tỷ đồng, trong khi tiền lương công nhân trực
tiếp sản xuất nơi đây chỉ trên dưới 100 USD/tháng?
3. TỈNH QUẢNG NAM ĐƯỢC GÌ?
Chú giải: Nhân
việc này lại phải BÀN lại đến KHÁI NIỆM SỞ HỮU TOÀN DÂN và SỞ HỮU QUỐC GIA. Sở
hữu toàn dân, giao quyền cho những quan chức trục lợi, mang danh Nhà Nước đi
giao đất, giao rừng, giao cát, giao titan, … mang tiếng là phát triển, đầu tư
nhưng không tách rời lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Sau nhiệm kỳ, Quốc gia này
còn gì để sở hữu chung, con cháu thế hệ gì còn gì để khai thác, để sở hữu. Do đó,
Khái niệm Sở hữu Quốc gia còn bao gồm tính kế thừa, truyền thống, thời gian …,
nó rộng lớn hơn sở hữu toàn dân khi một số kẻ lợi dụng danh nghĩa toàn dân để
mặc cả và thâu tóm lọi ích cá nhân. Khái niệm Sở hữu Quốc gia đem
lại cho người dân một quyền lực giám sát rộng hơn, khi giám sát cho sự phát
triển bền vững cho tương lai, vì lợi ích của cộng đồng địa phương - quốc gia và
cho thế hệ con cháu mai sau.
Ông
Tiên cho hay: Dự án khai thác vàng Bồng Miêu có tổng vốn đầu tư đăng ký là 40
triệu USD. Riêng về vốn góp của các nhà đầu tư là 3 triệu USD, trong đó phía
nước ngoài 2,4 triệu USD và phía Việt Nam là 600 nghìn USD.
Do
đó, việc ăn chia, phía nước ngoài hưởng 80%, còn phía Việt Nam chỉ 20%.
Nhà
máy vàng Bồng Miêu được xây dựng với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, trong đó
phía Thái Lan (Bong Mieu Holdings Limeted) góp 80%; phía Việt Nam góp 20%
(MINCO: 10%; MIDECO: 10%). Theo giấy phép, công ty này được phép khai thác lộ
thiên tại mỏ Hố Gần (xã Tam Lãnh) với công suất thiết kế 150.000 tấn quặng/năm,
hàm lượng 2,98g/tAu.
Chú giải: Nói thế
này tưởng Nhà Nước Quảng Nam
được 20%, nhưng không phải. Công ty Minco Quảng Nam chỉ có cổ phần 10%, Nhà nước sở hữu 51% trong 10%
này, vị chi là 5,1%
lãi. Nhưng lãi là gì? Sau khi trừ chi phí, trả tiền vay vốn sản xuất? Rồi dem
tiền này vào những hoạt động nhăng nhít, tiêu cho hết tiền mà thôi. Cái này cũng
xem như tiền tư nhân.
Ai trục
lợi?
- Tài
nguyên như thế, mà Quảng Nam
được lợi gì mà móc lên bán vậy? Ai quyết đinh, ai có lợi trong việc này? Hội đồng
nhân dân có quyền hỏi không? Có quyền đề nghị ngưng hoạt động đến khi giải
thích rõ cho nhân dân Quảng Nam
và con cháu đời sau hiểu rằng nếu không khai thác thì có hại gì không?
- Có ông
nào có cổ phần trong đoàn xe chở quặng không?
- Có ông
nào hưởng lợi từ việc cấp phép quota cho cyanưa, mìn phá đá không?
- Bao
nhiêu ông ngậm tiền mà Vàng bị đào lên lấy đi mà không phản ứng gì?
4. Nhân
công và Cư dân địa phương tại chỗ được gì?
“… Dẫu
biết việc khai quặng được cơ giới hóa, tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy lượng công
nhân ở đây quá ít. “Phần khai thác, vận chuyển quặng từ mỏ về NMTV được khoán
hẳn cho Công ty Tân Nhật Minh. Ở đây, CTKTVBM chỉ lo phần kỹ thuật, giám sát
với sự giúp việc của một số ít người...”, Henry Hollinger - quản lý bảo vệ của
CTKTVBM - cho biết.
Dây
chuyền sản xuất của NMTV Bồng Miêu là những cơ xưởng tọa lạc trên khu đất chừng
hơn hecta. Công nhân ở đây cũng ít, ai cũng chăm chắm cho công việc, rất ít
tiếng trò chuyện.
Anh
Sâm, 43 tuổi, một công nhân mỏ quê ở Quảng Trị, cho biết công việc ở đây không đến nỗi vất vả lắm,
anh được công ty cung cấp bữa cơm trưa, lương tháng 2,7 triệu đồng.
Còn anh
Lai, 42 tuổi, quê ở Tam Lãnh, cho rằng niềm vui của người dân địa phương là
được làm công nhân của CTKTVBM vì ở gần nhà, mức lương khá.
Với hệ
thống hầm lò được cải tạo, xây dựng theo tiêu chuẩn mới cho qui trình khai thác
cơ giới hiện đại, lượng công nhân hầm lò được sử dụng đến khoảng 200 người, sẽ
ưu tiên cho người địa phương, HUỲNH VĂN MỸ Thứ năm, 17 Tháng tám 2006, http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=156400&ChannelID=89
Với hệ thống hầm lò được
cải tạo, xây dựng theo tiêu chuẩn mới cho qui trình khai thác cơ giới hiện đại,
lượng công nhân hầm lò
được sử dụng đến khoảng 200 người, sẽ ưu tiên cho người địa phương, thời gian
khai thác sẽ kéo dài không dưới 50 năm, như lời ông Barclay nói. Mỏ Núi Kẽm,
phần chính cho trang mới của Bồng Miêu, cũng chính là nỗi đợi trông của người
dân nơi vùng mỏ vốn chịu quá lâu sự khó nghèo, hiu hắt này.
(ĐCSVN) - Bên cạnh hoạt động khai thác mỏ, Công ty TNHH khai thác vàng
Bồng Miêu đã có nhiều hỗ trợ, đóng góp cho người dân của huyện Phú Ninh (tỉnh
Quảng Nam).
…ngoài
việc ưu tiên tuyển dụng hơn 600
lao động là người địa phương, đào tạo nghề, Công ty khai thác vàng Bồng
Miêu còn tài trợ hơn 2,7 tỷ đồng xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, trạm
xá. Những hoạt động này đã giúp cải thiện đáng kể cuộc sống dân sinh, giảm bớt
nạn khai thác quặng bừa bãi làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và
môi trường.
…tặng 10 con bò lai sind cho 10 hộ nông dân…
Ngoài việc hỗ trợ bò lai sind, Công ty còn hỗ trợ 40 con heo rừng và 1,000 con gà cho các hộ nghèo
…tặng 10 con bò lai sind cho 10 hộ nông dân…
Ngoài việc hỗ trợ bò lai sind, Công ty còn hỗ trợ 40 con heo rừng và 1,000 con gà cho các hộ nghèo
Hiện
nay, công ty có tất cả 423 CB-CNV, lương bình quân của công nhân trực tiếp sản
xuất khoảng 100 USD/tháng.
Chú giải:
- 600 lao động địa phương là xạo, vì theo “báo mới” ngay
trên, tổng lao động chỉ có 423 người. Dân địa phương thì làm công nhân hầm lò.
Còn công nhân kỹ thuật cao nộp thuế thu nhập cá nhân trên 3,2 tỷ đồng là dân
nào?
- 1050 con vật trên khi mưa lũ, nước tràn mấy hồ
chưa nước thải, không chết thì mới lạ???
Trưởng
thôn Trà Sung, xã Tam Lãnh, ông Ung Văn Long, cũng phản ánh: “Thôn Trà Sung có
tất cả 99 hộ dân với 298 khẩu, từ khi Nhà máy vàng Bồng Miêu đi vào hoạt
động đến nay, thôn này gần như trở thành “làng ung thư”.
Ông
Mai Ngọc Tuyến, Trợ lý Tổng Giám đốc cho biết, Công ty đã đầu tư hệ thống hồ
chứa gồm có 2 hồ được nối thông vói nhau, hồ số 1 với diện tích hơn 1 triệu m3,
hồ nhỏ có diện tích là 120 nghìn m3 (hồ số 3). Các hồ chứa nước thải
được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh việc thẩm lậu vào dòng
chảy ngầm, đáp ứng yêu cầu bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sinh
thái. Mỗi hồ đều có hệ thống các cửa xả. Toàn bộ lượng nước thải qua khâu xử lý
hóa chất sẽ giảm nồng độ cyanua xuống dưới mức 0,005ppm (là tiêu chuẩn cho phép
với các hóa chất độc hại), sau đó được bơm ra hồ chứa. Lượng nước dùng trong
quá trình cyanua hóa này sau khi xử lý tại nguồn, một phần sẽ được tái sử dụng
cho sản xuất của Công ty. Phần nước thải còn lại chảy qua hệ thống dây chuyền sản
xuất của Công ty đến ho số 3 (hồ số 3 co màng lọc ngầm để lọc các hóa chất
trong nước thải), khi đó các cửa xả ở hồ số 3 được đóng lại và nước thải được
lun trữ tại đây trong vòng một tuần rồi tự phân hủy. Trong quá trình xả thải,
Công ty đều mời đại diện ban, ngành có liên quan trên địa bàn đến chứng kiến
việc lấy mẫu nước thải của Công ty như: Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, Phòng
TN&MT huyện Phú Ninh, Mặt trận Tổ quốc xã Tam Lãnh và đại diện thôn 9 (thôn
nằm phía dưới cửa xả).
Chú giải: Hồ thì ngon, nhưng nước thải mỗi tháng bao nhiêu? mỗi năm bao
nhiêu? Dự án 50 năm thế có chứa hết không? Mỗi khi mưa lũ về thì hồ có tràn không?
Từ
dấu hiệu cá chết hàng loạt sau mỗi trận mưa lớn tại Suối Lò, khu vực cầu Trà Ly
trên sông Bồng Miêu, người dân thôn Trà Sung (xã Tam Lãnh) gửi đơn khiếu kiện.
Trước bức xúc đó, Chi cục Bảo vệ môi trường miền Trung - Tây Nguyên đã 3 lần
kiểm tra tại công ty và lưu vực sông Bồng Miêu. Tháng 12.2008, Cục Kiểm soát ô
nhiễm (Tổng cục Môi trường) chính thức công bố kết luận, hé mở sự thật kinh ngạc: chất thải từ nhà máy vào đập 3 có 14/22
thông số đo đạc vượt TCVN 5945:2005, trong đó hàm lượng cyanure vượt TCVN đến
687 lần! Tại đập số 1, hàm lượng cyanure cũng vượt 11,1 lần...
5. Báo
chí bốc thơm, bốc thối
Gõ vào
Google.com “15 tấn quặng”, ra 202.000 kết quả. Vào ngày 15/6/2011, hàng
trăm người dân vào lấy đi khoảng 15 tấn quặng
Hiện Công ty đang đứng trước nguy cơ phải
ngừng sản xuất. Nếu tình hình này còn tiếp tục, Công ty phải xem xét đến tình
huống xấu nhất là tuyên bố phá sản, đóng cửa mỏ và nhà máy.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=271580#ixzz1eRQtoplS
http://www.xaluan.com/
Chú giải:
Và cái câu “phá sản, đóng cửa mở” … này nó có thật thì nên mừng.
Mỗi ngày công ty nó công suất 500 tấn quặng, mất bao nhiêu đó mà phá sản thì cho nó phá sản
luôn đi. MỪNG vì VÀNG BỒNG MIÊU CÒN ĐÓ CHO SAU NÀY CON CHÁU CHÚNG TA KHAI THÁC
CÒN HƠN BÂY GIỜ ĐỂ CHÚNG NÓ KHAI THÁC, BÁO LỖ, NUÔI LŨ THAM - QUAN - Ô - LẠI
Mà có phải
ngày nào cũng mất? Và tại sao 400 người đó lại xông vào đập phá công ty vậy? Lý
do đã bị bịt. BỊT BỊT BỊT
Bài cập nhật Vàng Quảng Nam 10-2012:
Quảng Nam đào vàng, ‘cả làng’ xôn xao
-
Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài “Quảng Nam: Đào được hơn 4,5 tấn
vàng”
(http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/93973/quang-nam--dao-duoc-hon-4-5-tan-vang.html).
Nhiều bạn đã gửi emaikl phản hồi về Báo VietNamNet.
Đào 4,5 tấn vàng, nộp thuế 663 tỷ, có đủ bảo vệ môi trường?
Với giọng ‘xót của’, email vietdung@yahoo.com đặt câu hỏi: Khai thác hơn
4,5 tấn vàng và 1,6 tấn bạc, thu về ngân sách cho tỉnh Quảng Nam 663 tỷ
đồng thuế tài nguyên và các khoản thu khác. Không biết số tiền ấy được
sử dụng vào những việc gì, trong khi đó lượng lớn tài sản quốc gia đi
về đâu?
Câu hỏi tương tự của email laphtk@gmail.com: Nộp ngân sách 663 tỷ đồng,
số tiền đó liệu có đủ để làm cho môi trường sạch như ban đầu?
Chánh Bình, email thanhtam10986@yahoo.com phụ họa: Thu ngân sách 663 tỷ
đồng, số tiền này có đủ để bù vào những thiệt hại về môi trường do khai
thác vàng gây ra hay không?
Phan Văn, email vbinh952@yahoo.com.vn dẫn xhứng cụ thể: Ngày xưa dòng
sông Thu Bồn nước trong xanh, thấy tận đáy, cá bơi lội rất nhiều.Bây giờ
xin các vị có trách nhiệm hãy theo dòng sông mà xem, nước luôn luôn đục
ngầu, màng màng nổi trên mặt sông và hầu như không bao giờ thấy bóng
dáng con cá nào! Thật kinh khủng!
Bui Quang Minh, email quanminhbvla@yahoo.com.vn thì ‘nói mát’: Thật là
‘bó tay’ với cách liên doanh của tỉnh Quảng Nam. Với cách phân chia lợi
nhuận như thế này, tài nguyên quốc gia đã đi về đâu?
Nguyễn Hiếu, email ueihtn@gmail.com tiếc nuối: Thu được 663 tỷ trên
4,5 tấn vàng thì thà để cho dân khai thác còn có lợi cho đất
nước hơn!
Tính toán của Tuấn Nam, email: tuannam45@gmail.com: Chỉ tính riêng số
vàng khai thác được là 4,5 tấn, chưa tính bạc và các loại khác. Tính
theo giá vàng khoảng 46 triệu đồng/lượng hiện nay thì số tiền quy đổi từ
4,5 tấn vàng tương đương 5.500 tỷ đồng. Theo Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp thì thuế thu nhập đối với các loại tài nguyên quý hiếm dao động
từ 32-50%. Điều này là chưa kể các loại nguồn thu nộp ngân sách khác.
Tại sao tỉnh Quảng Nam chỉ thu số tiền thuế 663 tỷ như vậy?
Liên hệ của email tuhien_bkau@yahoo.com với giọng ngậm ngùi: Tỉnh Quảng
Nam được xem là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó khoáng sản
vàng được cho là lớn nhất toàn quốc. Nhưng nếu ai có dịp về vùng B huyện
Đại Lộc, trước đây là vùng căn cứ cách mạng, sẽ thấy trước tiên là con
đường nhựa chắc ở Việt Nam hiếm có con đường xuống cấp như thế này, rồi
còn mục sở thị nhiều thứ khác nữa nói lên cái nghèo. Đọc bài báo mà thấy
tội cho nhân dân ở đây và chính quyền sở tại.
Sao không tiêu thụ trong nước, đỡ tốn ngoại tệ nhập khẩu vàng?
Trăn trở của email tienvaotui@gmail.com: Quảng Nam giỏi thật, mới 8
năm mà khai thác hơn 4,5 tấn vàng (!) tại mỏ Bồng Miêu và mỏ
Đăk Sa. Chuyện này giống như tận thu gỗ khi mở một con đường
giao thông, nhưng thực chất rừng hai bên con đường đó cũng bị
tàn phá nặng nề. Qua 8 năm việc khai thác vàng đã làm không
biết bao nhiêu cánh rừng bị tàn phá, các dòng sông, suối thì
lúc nào nước cũng đục ngầu, lũ lụt ... ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, đời sống của người dân. Vậy số tiền thuế đó
có đủ bù đắp?
Hoàng Thanh Phong, email thanhphong@yahoo.com tán đồng: Không thấy con
số thống kê sự hủy hoại môi trường là bao nhiêu, rừng mất bao nhiêu, bao
nhiêu dòng sông suối bị ô nhiễm? Cũng như các dự án khoáng sản ở phía
Bắc, chỉ thấy nói thu được bao nhiêu. Nhưng người ta đã tính, nếu hoàn
thổ trả lại được như ban đầu thì số tiền bỏ ra gấp trăm lần số thu được.
Email nguyenluc168@yahoo.com băn khoăn: Tôi nghĩ số lượng thực tế khai
thác được trong 8 năm còn cao hơn nhiều con số 4,5 tấn vàng, 1,6 tấn
bạc. Với lượng vàng, bạc như thế tỉnh Quảng Nam ít nhất đã có thể cải
thiện tình trạng nghèo đói, chậm phát triển của tỉnh. Có lý nào công
nghệ khai thác của VN kém đến mức tỉnh phải liên doanh với nước ngoài
khai thác để xuất khẩu thay vì phân phối lợi ích cho người dân? Dân giàu
thì nước mạnh và đời con, đời cháu sẽ cảm ơn cha ông biết làm giàu cho
người dân, quê hương, đất nước.
Còn email codonminhanh05101983@yahoo.com thì thắc mắc: Thật không thể
tin được rằng chúng ta không tự khai thác được, mà phải liên doanh với
công ty nước ngoài để khai thác, không lẽ cả đất nước của chúng ta lại
không mua nổi máy móc để tự khai thác sao? Liên doanh như thế liệu có
đảm bảo quản lý được số vàng khai thác không?
Email thubon.nguyen@gmail.com phụ họa: Từ thời Pháp, họ đã tìm kiếm và
khai thác mỏ vàng này. Đến tận bây giờ lẽ nào chúng ta không thể tự khai
thác vàng làm tài sản Quốc gia hay sao mà phải liên doanh, để phải chia
sẻ lợi nhuận với nước ngoài nhiều như vậy? Không khai được thì để đời
con, đời cháu khai thác, chứ không thể để mất nhiều tài sản quí như thế
này được.
Ý kiến của email nghiant.bd@mbbank.com.vn: Quá lãng phí cho đất nước khi
quản lý chỉ biết trước mắt không biết lâu dài, chỉ biết xay thóc lấy
cám mà bỏ đi hạt gạo ngon cho kẻ khác. Thà người Việt khai thác bán
trong nước thì dù có lọt sàng còn xuống nia, đằng này xuất ngoại với hơn
4.500 tỷ mà thu về được 663 tỷ đồng.
Email lovingyou@123yahoo.com.vn chất vấn: Tại sao khai thác được nhiều
vàng như vậy lại không để trong nước tiêu thụ mà xuất khẩu hết, rồi nhà
nước lại phải dùng ngoại tệ nhập vàng?
“Giá vàng trong nước lúc nào cũng cao hơn thế giới mà lại cho khai thác
xuất khẩu và đóng thuế thì ít, tóm lại là mất mát tài nguyên đất nước,
môi trường những nơi khai thác bị hủy hoại. Tỉnh Quảng Nam cần xem lại
hoặc có chính sách chấn chỉnh tình trạng này, kẻo khoảng 10 năm nữa là
đất nước hết tài nguyên”, đó là ý kiến của e mail
truong190@yahoo.com.vn.BÀI CŨ HƠN:
Bản Kiến nghị về tình hình đất nước
Đặt tên tự cho Huy
Tam Kỳ và phong thuỷ Tam Kỳ
Dự án siêu tỷ đô - Cái đầu của nhà lãnh đạo
Tính nghiêm túc trong xây dựng NTLS Tỉnh Quảng Nam.
Điểm báo tháng 7
Một bài viết chép từ BBC
Cãi lấy được
Phóng viên CAND là củ chuối hay là Bác sỹ pháp y làm sai lệch vấn đề.
Viết 1 bài báo khoa học!
Bôxít, bauxite và một Tây Nguyên chết!
Tổ cha thằng nói bậy
Nhân chi sơ, tính bổn ... THAM
Họ đã làm người đại biểu nhân dân thế nào?
Biết khó - làm dễ
Con Sãi ở chùa
Hiệp thương là gì?
Khiếu nại đến UB Thường vụ Quốc Hội vì Hiệp thương lần 3 Tỉnh Quảng Nam
Nếu tôi LÀ Đại biểu Quốc hội
Chấn hưng tinh thần dân tộc vì một Nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng.
Phần 1 VOA/Tieng Viet/ Cảm nghĩ về bầu cử Quốc Hội
Phần 2 VOA/Tieng Viet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét