Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Tính nghiêm túc trong xây dựng NTLS Tỉnh Quảng Nam.


Đăng ngày: 09:39 02-07-2011
Thư mục: Tổng hợp


Xem 4 bản vẽ của Cico của PA được chọn ngày 21/6/2011



Giới thiệu 5 bản vẽ in khổ Ao của cty Hải Gia http://www.haigiaquangnam.com





        


Im lặng đáng sợ

Posted by basamnews on 02.09.2011

Im lặng đáng sợ

Nguyễn Văn Tuấn
01-09-2011
Một trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …
Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.
Hình như các quan chức trong các cơ quan công quyền có văn hóa im lặng. Các nhân sĩ gửi thư đề nghị giải thích về tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến chuyến đi của đặc phái viên Hồ Xuân Sơn. Đáp lại sự quan tâm đó là một sự im lặng dài từ Bộ Ngoại giao. Rồi đến phần lớn các kiến nghị của nhân sĩ cũng rơi vào … không khí. Thư từ thắc mắc của người dân cũng thế: rơi vào im lặng. Có lần nói chuyện với một cựu đại biểu Quốc hội, chị gọi đó là “im lặng đáng sợ”. Đáng sợ hay không thì tôi không rõ, nhưng thái độ đó chẳng những khó hiểu mà có khi còn gây tác hại.
Tác hại thì đã xảy ra. Chúng ta còn nhớ câu chuyện Vietnam Airlines (VNA) thua kiện chỉ vì sự im lặng. Khoảng 5 năm (?) trước, tòa án Ý buộc VNA phải bồi thường cho luật sư Maurizio Liberati gần 5 tỉ lia và đồng thời thanh toán chi phí luật sư gần 60 triệu lia. Sự việc xảy ra chỉ vì VNA khinh thường tòa án, không cử người tham dự phiên tòa. VNA làm ngơ án lệnh. Sự việc dẫn đến tòa án Paris ra lệnh phong tỏa tài khoản VNA. Chẳng biết kết cục câu chuyện ra sao, nhưng đó là một bài học đắt giá cho sự xem thường luật pháp quốc tế.
Hôm qua, đọc được một tin đáng chú ý khác về tai hại nghiêm trọng của văn hóa “im lặng đáng sợ”. Tác giả Nguyễn Duy An (làm việc tại tạp chí National Geographic của Mĩ) thuật lại câu chuyện đằng sau vấn đề bản đồ Hoàng Sa làm tốn nhiều giấy mực và công sức của người Việt vào năm ngoái như sau:
“Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”
Đọc những dòng chữ trên, tôi thật sự sốc. Thật khó tưởng tượng nổi tại sao những người có trách nhiệm quá vô cảm trước một vấn đề trọng đại như thế! Với những quan chức vô cảm như thế này thì nguy cơ mất mát và thua thiệt ngoại bang sẽ còn dài dài trong tương lai.
Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao có văn hóa im lặng. Có lẽ không ai biết đích xác lí do tại sao các quan chức ta tiết kiệm lời lẽ, nhưng có thể nghĩ đến một số lí do sau đây:
Thứ nhất là vô cảm. Nhiều quan chức trong nước chẳng quan tâm đến chủ quyền biển đảo. Tôi đã gặp quan chức cấp tỉnh thậm chí còn chẳng biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Thật ra, cũng không trách họ vì họ thiếu thông tin. Những gì báo chí đưa tin không đầy đủ, và những gì phổ biến trong Đảng thì chưa chắc là những thông tin đa chiều. Trong bối cảnh như thế, nếu một quan chức nhận một công văn từ nước ngoài về Hoàng Sa và Trường Sa, có thể họ nghĩ đó là chuyện của … Trung Quốc.
Thứ hai là ngạo mạn và khinh thường. Nhiều quan chức Việt Nam xem người dân như cỏ rác. Thử nhìn qua các quan chức ngồi vào ghế nói chuyện với người dân thì biết. Họ chẳng thèm nhìn mặt dân. Ngôn ngữ thì quát nạt hơn là nói. Có khi còn dùng cả ngôn ngữ tay chân. Còn nhớ một ông phó bí thư (?) tát một bạt tay vào mặt bà cụ khi bà nhờ ông này mua vé. Lại có quan chức nghĩ rằng VN có luật của VN, nên bất chấp luật quốc tế. Có lẽ chính vì suy nghĩ này mà VNA phớt lờ tòa án Ý và phải lãnh đủ hậu quả.
Thứ ba là văn hóa làm thuê. Người làm thuê chỉ nghĩ đơn giản làm cho xong việc và việc đáng với đồng lương. Một suy nghĩ rất phổ biến trong giới quan chức là trả lương đến đó thì làm việc đến đó. Họ không suy nghĩ gì ngoài chuyện cơm áo gạo tiền. Họ không cần phấn đấu (mà phấn đấu có khi lại nguy hiểm vì bị đồng nghiệp dèm pha) và chỉ làm việc như cái máy, cứ như đến hẹn lại lên. Tôi gọi đó là văn hóa làm thuê, và kẻ làm thuê thì chẳng cần quan tâm đến chuyện công chúng, vì đối với họ đất nước này ai quản lí chẳng thành vấn đề; vấn đề là có cơm ăn áo mặt cái đã. Đối với những quan chức loại này thì không mong gì họ có lòng với quê cha đất tổ và sự im lặng của họ hoàn toàn có thể hiểu được.
Thứ tư là do sợ trách nhiệm. Trong bối cảnh chức vụ đi đôi đặc quyền và đặc lợi, thì có thể hiểu được các quan chức cần bảo vệ chức vụ của mình. Một cách an toàn là không phát biểu gì đụng chạm, hay tốt hơn nữa là … im lặng. Đó là chưa kể tình trạng chồng chéo về trách nhiệm và quyền lực. Một cơ quan có thủ trưởng nhưng cũng có bí thư. Nếu hai người này là một thì thủ tục còn tin giản, nhưng nếu là hai người khác nhau thì có khi cũng phiền phức. Nếu một quan chức muốn phát biểu họ phải xin phép cấp trên, và cấp trên lại xin phép cấp trên, cấp trên xin phép Đảng ủy, và cứ như thế chẳng ai dám nói gì.
Thứ năm là đá bóng. Nhìn qua cách hành xử của các cơ quan công quyền, họ có xu hướng “đá bóng”. Người này tìm cách biện minh không nằm trong quyền hạn hay trách nhiệm của mình, rồi đề nghị qua người khác; người khác cũng có lí do để nói không thuộc trách nhiệm của mình. Nhất là vấn đề liên quan với nước ngoài, người ta càng dè dặt, dè dặt đến nổi cuối cùng chẳng ai có động thái gì.
Lại có một loại quan chức nghĩ chuyện quốc gia đại sự là chuyện của lãnh đạo, để cho lãnh đạo giải quyết. Còn lãnh đạo thì nghĩ đó là chuyện của lãnh đạo cấp cao hơn. Cuối cùng thì chẳng có ai hành động. Thay vì hành động thực tế thì Việt Nam có những đề nghị và chỉ thị (rất nhiều chỉ thị). Mà khi đã có hàng tá đề nghị lên và chỉ thị xuống thì sự việc coi như “đã rồi”, chẳng còn cứu vãn được tình thế.
Thứ sáu là vấn đề tiếng Anh. Phải ghi nhận rằng các quan chức rất kém tiếng Anh. Do đó, đứng trước một văn bản tiếng Anh, họ không hiểu, hoặc hiểu nhưng không tốt lắm, và ngay cả hiểu nhưng không biết cách soạn thảo một văn thư trả lời. Ngay cả quan chức Bộ Ngoại giao cũng hạn chế tiếng Anh thì khó trách các bộ và ngành khác. Từ hạn chế về tiếng Anh dẫn đến thiếu tự tin, và hệ quả là … im lặng.
Dù là vô cảm, ngạo mạn, vô trách nhiệm, đá bóng, hay tiếng Anh (hay bất kể lí do gì) thì văn hóa im lặng đáng sợ là không thể chấp nhận được. Ngày nào cái văn hóa đó còn tồn tại thì ngày đó hệ thống hành chính chưa văn minh, người dân vẫn còn khổ, và chủ quyền quốc gia còn bị đe doạ. Người ta có thể cười đùa với quan chức im lặng, nhưng im lặng trước vấn đề chủ quyền tổ quốc bị xâm phạm là một sự phản bội (và người đó không xứng đáng làm người Việt) chứ không phải chuyện đùa được.
Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn


THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN DỰ THI CỦA CÔNG TY HẢI GIA
PHẦN 1. TỔNG MẶT BẰNG
 I.                  Yêu cầu thiết kế.
1.     Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào về quê hương.
2.     Thể hiện nét riêng của Quảng Nam
3.     Quy mô bố trí khoảng 3000 mộ, không gian hoành tráng, thẩm mỹ.
4.     Hài hoà, liên hoàn với Khu Tưởng niệm Mẹ VN Anh hùng.
II.               Phân tích SWOT
1.     Điểm yếu: đồi dốc, càng vào sâu càng cao.
2.     Điểm mạnh: Chênh cao hơn khu Mẹ VN anh hùng trung bình 2m
3.     Thách thức: Khối tượng Mẹ VN anh hùng quá lớn
D-R-C (68-33-18)m có khả năng lấn át mọi Khối tích Đài tưởng niệm đưa vào đây.
4.     Cơ hội: Tận dụng độ dốc của sườn và đỉnh đồi.
Liên kết với Khu Tượng đài Mẹ V N anh hùng thành một quần thể hài hoà và thống nhất chứ không là 2 công trình riêng biệt đơn độc.
 III.           Các ý tưởng bố cục mặt bằng Tổng thể PA chọn.

1.     Ý tưởng 1: Chọn hình dạng bản đồ Nước Việt Nam làm nền cho Tổng thể mặt bằng Khu Nghĩa trang liệt sỹ Tỉnh.
Lý do chọn ý tưởng: Quảng Nam có điểm đặc biệt về vị trí, là trung độ của đất nước. Khu tượng Mẹ VN anh hùng bên cạnh một khu mộ Liệt sỹ hình bản đồ nước Việt Nam là một tổng thể liên hoàn có tính nhân sâu sắc. Chọn lối vào theo đường cong để tránh cho sự lặp lại vào ra cứng nhắc theo trục dọc của Khu Tượng Mẹ.
Khai triển ý tưởng: Tỷ lệ không biến dạng, đảm bảo điểm Hà Nội trên bản đồ nằm ở vị trí hợp lý với sân tập kết lối vào chính; điểm TP Hồ Chí Minh nằm ở điểm cao nhất của khu đồi núi Cấm để tạo điểm nhìn từ vị trí này ra cổng cũng như đặt cột mốc đánh dấu chiến thắng 30/4/1975.
Ý nghĩa: Giáo dục địa lý địa danh cho thế hệ trẻ, khơi dậy tự hào Quê hương. Mượn đường cong chữ S của bản đồ VN để tổ chức trục giao thông kết nối các điểm bố trí tượng đài.
 2.     Ý tưởng 2: Chọn 3 điểm bố trí 3 biểu tượng với vị trí Quảng Nam trên hình bản đồ làm nơi đặt Đài tưởng niệm và sân hành lễ.
Lý do chọn ý tưởng: Hà Nội là thủ đô, là đầu não cũng là trái tim cả nước, nơi xuất phát mệnh lệnh chiến dịch Nam tiến để thống nhất đất nước; Tp HCM với mốc lịch sử Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975 là chiến thắng toàn vẹn lãnh thổ cũng là cột mốc ghi công cho anh hùng liệt sỹ; Quảng Nam là nơi đây các anh yên nghỉ, vị trí khoảng ngang gần với khu tượng Mẹ.
Khai triển ý tưởng:
-         Lối vào chính tiếp cận sân đón tại vị trí Hà Nội làm điểm xuất phát, tạo một sân tập trung với biểu tượng chính giữa là mô hình trái tim, hồ nước hình ngôi sao 5 cánh, hồ trồng sen.
-         Sân trung tâm chọn vị trí tại Quảng Nam làm điểm dừng sửa soạn, tạo một hành lang cong như lưỡi liềm ôm một cụm tượng chiến sĩ với lá cờ chiến thắng 24/3/1975 - giải phóng Quảng Nam. Trục không gian hành lễ chính tổ chức trên biểu tượng Búa - Liềm, từ sân vị trí Quảng Nam với chiến thắng 24/3 dẫn đến sân hành lễ với Đài tưởng niệm là một công trình với biểu tượng Búa, trong biểu tượng búa liềm, cờ của Đảng vinh quang. Đài tưởng niệm là một khối vững chắc mọc lên từ đất Mẹ. Vị trí đặt tượng tương ứng gần ngang trên với khối tượng đài Mẹ VN. Từ sân hành lễ sẽ hướng mặt hành lễ về đài, và cũng là về phía khối Tượng Mẹ. Cos sân hành lễ là 17m (cao hơn 2,6m so với mặt sân khối Tượng Mẹ).
-         Vị trí TpHCM trên bản đồ sắp xếp cho tương ứng với đỉnh cao nhất của Núi Cấm, đánh dấu một cột mốc lịch sử với mô hình là xe tăng, nòng súng hướng về phía Biển Đông, cùng hướng với vai phải của khối tượng Mẹ (hơi chếch 450) về trước. Cao độ nền chọn 30m so với cos tự nhiên là 36m. Đỉnh tượng Mẹ (cao 18m) là cos 33m.
Ý nghĩa của việc chọn vị trí Tp HCM trùng với đỉnh cao nhất:
Sau khi đi hết 1 vòng từ khởi điểm lên đến đỉnh cột mốc 30/4. Nhìn trở ra cổng chính, sẽ nhìn thấy hầu như một bản đồ Nước Việt Nam thống nhất với cảm xúc dâng trào.
3.     Ý tưởng 3
-         Mở rộng ranh giới (đề xuất) khu đất bề sâu tương ứng với bề sâu khu đất Tượng Mẹ (cạnh tiếp giáp là Tây Bắc) là 480m (khoảng 1,3ha)
-         Mở rộng ranh giới khu đất theo triền đồi Núi Cấm từ phía Tây Nam, Nam, Đông Nam theo triền đồi hình cánh cung đến giáp vệt dân cư đường 616 (khoảng 1,7ha) và đến khoảng vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế trên bản đồ TMB.
-         Tổng diện tích theo đề xuất tổng thể sau khi mở rộng khoảng 11ha.
Ý nghĩa: một Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ không thể không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc mở rộng triền đồi này sẽ tạo nên một ý nghĩa sâu sắc về quá trình giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.
4.     Ý tưởng 4.
Mở lối cổng phụ rộng 5m (dành cho đi bộ leo dốc) từ đường ĐT 616 vào triền đồi mở rộng, tiếp cận tại vị trí Quảng Nam vào sân hành lễ.
Ý nghĩa: Tăng tính tiếp cận và giao tiếp trong việc quảng bá tuyên truyền về công trình cũng như tạo thuận lợi hơn trong cơ hội tiếp cận công trình theo nhiều cách đa dạng.
          IV. Bố trí Mộ      Mộ được chia bố trí làm 3 khu chính.
          1. Khu I: trên đoạn từ Sân Hà Nội đến Sân Quảng Nam, bố trí 4 ô mộ, quy mô 4 đại đội 704 mộ. ( Mộ chia hàng 11 theo tiểu đội, bố trí 4 hàng làm một ô trung đội 44; 4 trung đội 1 ô lớn tương ứng đại đội 176). giống như 4 đại đội chiến sỹ đang bồng súng chào về hướng tượng đài Mẹ.
          2. Khu II: sau tượng đài trung tâm, bố trí Mộ các Mẹ VN anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, liệt sỹ mới quy tập, quy mô 230 mộ.
          3. Khu III: Vành đai triền đồi bố trí khoảng 1800 mộ đầu hướng về tượng đài trung tâm, dọc theo vị trí từ Bình Định đến Cà Mau.
          Diện tích mộ và đường đi trung bình 3,2m2 cho mộ liệt sỹ.
          Mộ Mẹ VNAH, lão thành cách mạng quy mô 5,4m2
           V. Cây xanh, đường đi và xử lý mặt bằng hình bản đồ Việt Nam:
1.     Cây xanh:
Chọn cau ta làm đường viền chủ yếu trên hình dạng đường bao bản đồ VN.
Cỏ: cỏ chỉ, cỏ lá gừng, cúc quỳ, hoa mười giờ.
Cây hoa:                    - Mắt nai lá tím, Gấm đỏ, Ngũ sắc, Trang đỏ, Mào gà…
     Cây bụi cắt tỉa:  - Dâm bụt hồng, Chè tàu
- Cây cùm rụm
               Cây thân gỗ:     - Cây dầu
                                      - Phượng vỹ
                                      - Xà cừ
                                      - Bằng lăng tím
                                      - Đôla
                                      - Osaka
                                      - Vừng
                                      - Thông Caribe
                                      - Tre ngà
 Trồng cây lá màu kết hợp cây bụi thấp cắt tỉa ven triền đồi, dưới các ô mộ.
2.     Đường đi: Lối đi bộ rộng 3m, nối 3 điểm sân 3 miền, lát đá
3.     Các ô vùng địa danh trên bản đồ VN: xử lý bằng trồng cỏ, có roan lối đi 1,2 tạo đường ranh giới cho các tỉnh. Mỗi ô vùng tỉnh được trồng một cây, ghi bảng tên tỉnh. Cây chọn từ các loại cây cảnh cổ thụ hoặc cây bóng mát, vị trí trồng không che chắn khuất tầm nhìn của các điểm nhấn chính. Vị trí Hoàng Sa và Trường Sa được tổ chức các địa danh đảo bằng khối đá thô Granit khắc tên từng đảo chủ quyền VN.
   VI. Bố trí công trình phụ:
1 Bãi đỗ xe ô tô: bố trí một nhà xe mái che 100m2 và một sân đỗ xe 1000m2 phía tay phải lối vào, ngang với bãi đỗ xe Khu Tượng đài Mẹ.
2. Nhà Quản trang, tiếp khách và khu vệ sinh công cộng.
Bố trí tiếp theo sau bãi đỗ xe, đấu lưng với khối công trình phụ Khu Tượng đài Mẹ. Bố trí diện tích sân có mái che, nhà tiếp khách, nhà ở quản trang, khu vệ sinh công cộng
3.  Bố trí các lối mòn lên sân hành lễ, bố trí các nhà chòi nghỉ chân dọc triền.
4.     Bố trí lối thông với Khu Tượng Mẹ theo quy hoạch vị trí dãy hành lang của Khu Tượng Mẹ để thuận tiện cho khách viếng và khách tham quan.
5.     Tổ chức 1 lối vào rộng 5m cho xe phục vụ phía tay trái lối vào chính, tiếp cận đến Sân Quảng Nam phục vụ cho công tác chuẩn bị. Bố trí thêm một nhà vệ sinh và một nhà kho chứa trang thiết bị.
6.     Dọc theo lối xe tiếp cận tay trái lối vào chính, bố trí một mặt vát, trồng cúc quỳ làm nền, cùm rụm cắt tỉa tạo chữ Nghĩa trang liệt sỹ Quảng Nam.
 VII. Phương án bố trí Tổng mặt bằng so sánh.
Dựa trên ý tưởng trục chính Đài tưởng niệm và không gian hành lễ của Phương án đề xuất trên, nhóm tác giả đưa ra Phương án so sánh. Các ý tưởng chính là:
-         Trục Không gian hành lễ và Đài Tưởng niệm về hướng Đông Bắc,
-         Tiếp cận gần cổng chính và theo môtíp đăng đối theo trục chính.
-         Giữ lại hầu như toàn bộ các đề xuất vật thể kiến trúc trừ khối tượng đài trái tim.
-         Mộ được bố trí hai bên lối vào chính và phía sau tượng đài.
-         Đỉnh đồi Núi Cấm vẫn giữ tượng đài xe tăng, trồng cây bóng mát và không bố trí mộ.
Phương án kết hợp triền đồi và đuờng nét mặt bằng khu tượng đài mẹ VNAH tạo ra không gian kiến trúc vuông vức, sử dụng liên hoàn hợp khối tổng thể. Mặt bằng phân khu chức năng của phuơng án 2 đối xứng qua trục chính, các ngôi mộ hướng vào đài tuởng niệm và mở rộng tầm nhìn ra trục đuờng AN HÀ QUẢNG PHÚ, nghĩa trang liệt sỹ thể hiện sự tĩnh lặng, uy nghiêm.
Phuơng án bố trí khoản 3.000 ngôi mộ, giao thông nội bộ đi được đến từng cụm mộ. Cote cao độ tổng thể được giữ tương đương theo mặt bằng Khu Tưởng niệm Mẹ và gần như tương ứng.
Vẫn giữ đúng trục không gian hành lễ gồm nhà chờ hình lưỡi liềm, cụm tượng chiến sĩ, trục kết nối và không gian quảng trường hành lễ, Đài tưởng niệm, hồ nước, khu Mộ Mẹ và cán bộ lão thành cách mạng.
Phương án so sánh thể hiện sự đơn giản trong thiết kế, mang dáng dấp các mô hình bố cục chuẩn về không gian tổ chức nghi lễ, tính khả thi và hiệu quả cao.
 Kết luận:  Để tránh cho việc tổ chức một trục trang nghiêm đối xứng như khu Tượng Mẹ bên cạnh, sẽ làm cho quy hoạch cứng nhắc, đơn điệu và gây cảm giác nhàm chán cho khách viếng, khách tham quan (vào ra mỗi trục thẳng gần 200m). Nhóm tác giả đã mượn hình bản đồ Việt Nam làm nền cho tổng thể quy hoạch như phân tích trên là một ý tưởng mang tính nhân văn sâu sắc.
          - Hướng của bản đồ, hướng Hà Nội là hướng Bắc, gần đúng hướng. Đồng thời khi đi đến cuối của khu quy hoạch, lên đến điểm cao độ vị trí TpHCM, nhìn ra lại quãng đường đã đi, thấy được 1 tổng thể hình ảnh Việt Nam.
          - Khu Tượng Mẹ VIỆT NAM Anh Hùng bên cạnh một hình ảnh bản đồ VN.
          - Việc quy hoạch đã đảm bảo tính kết nối không gian, tầm nhìn với Khu Tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng nhưng cũng đồng thời đảm bảo được sự độc lập, trang nghiêm cần thiết cho một công trình tưởng niệm.
PHẦN II. THUYẾT MINH TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM
 Tượng đài tưởng niệm được tổ chức dựa trên một trục tưởng niệm gồm các quần thể không gian và hình khối kiến trúc điêu khắc liên hoàn dựa trên ý tưởng từ biểu tượng Búa - Liềm, cờ của Liên minh giai cấp Công – Nông đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Không gian tưởng niệm bắt đầu từ một sân tập hợp,
Sân chờ - Tượng kỷ niệm chiến thắng 24/3 – Nhà chờ hình lưỡi liềm vòng cung - Trục đi đến sân hành lễ - Sân hành lễ - Đài Tưởng Niệm có Tháp chuông và Tháp trống hai bên.
Có một trục chính liên kết các không gian và một trục ranh giới Âm – Dương. Có phần tượng để kỷ niệm chiến thắng giải phóng Quảng Nam 24/3. Có một phần ĐÀI với cấu trúc Thiên – Nhân - Địa hợp nhất.
A.   Đài tưởng niệm:
1. Ý nghĩa:
Đài tưởng niệm là một cột mốc, đánh dấu sự thắng lợi vẻ vang của dân tộc, là sự tưởng nhớ công lao của cha anh đã hy sinh mất mát vì quê hương, đất nước,  là ngôi đền thiêng cho những người anh hùng. Đồng thời mở ra một bước ngoặc lớn cho dân tộc trong thời đại xây dựng, phát triển đất nước.
Bố cục được tạo dựng theo khối hình lập phương vững chãi, gồm khối đế, phần thân và phần đỉnh nhỏ dần về trên. Phần thân của đài tượng trưng cho Nhân trong cấu trúc Tam Tài (Thiên Địa Nhân), là phân đoạn về quá khứ với bốn vòm cửa nhìn về bốn hướng (miền Bắc hậu phương, miền Nam tiền tuyến, Trường Sơn máu lửa, hải đảo yêu thương), nơi mà bao nhiêu người con anh dũng đã ngã xuống để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thân yêu, như lời thấu hiểu, mời gọi cùng về đây bên áng hương trầm, dưới ngôi nhà nhỏ bé này nhưng chứa đựng niềm vinh quang to lớn. Phần đỉnh Thiên là một ngọn tháp mang hình búp sen sắp nở vươn mình lên không trung, như lời thách thức với thời gian và cũng là dự báo về một tương lai huy hoàng đang và sẽ đến với quê hương Đất Quảng.

2. Hình thức kiến trúc: Đài gồm một khối kiến trúc 3 phần: Khối đế, phần Thân Đài và phần Đỉnh đài như là một cấu trúc Địa – Nhân – Thiên hợp nhất.
- Hình thức kiến trúc toả 4 mặt theo 4 phương vị Đông – Tây – Nam - Bắc
 a) Khối Đế (Phần Địa) là với tổng thể là một hình vuông kích thước ?m, gồm 3 tầng bậc cấp. Tầng 1 là 6 cấp để lên một sân chuyển tiếp, tầng 2 là 5 cấp để lên vị trí đặt lư hương, tầng 3 gồm 4 cấp lên, tiếp cận với phần Thân Đài.
Tại khối đế đặt 2 ram dốc dành cho người khuyết tật, người sử dụng xe lăn để di chuyển với độ dốc ram là 12%, có thể lên đến vị trí sân đặt lư hương.
b) Phần thân Đài (Nhân) để vinh danh.
Gồm 4 cụm trụ 4 góc bao bọc một trụ lõi. Trên bề mặt trụ lõi có khắc tên các liệt sỹ và có thể đi vòng quanh để xem mà không cần di chuyển ra ngoài các trụ góc. Cụm trụ 4 mặt chừa lối vào theo 4 hướng.
Cửa vào 4 mặt có hình vòm tam giác, tạo hướng vút lên cao, vừa trang nghiêm, vừa có tính oai hùng. Trên phần bề mặt của khung cửa có chạm lõm 2 đường bông lúa làm viền.
Phần thân 4 mặt có lối vào, cửa vòm mang biểu tượng như một ngôi đền thiêng, ngôi đền bên trong có đặt bia vinh danh những người con của quê hương đã hy sinh thân mình vì cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.
 c) Phần Đỉnh (Thiên) là phần giao tiếp tâm linh tưởng niệm.
Có những mộ liệt sĩ đã quy tập vào đây, và có những liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, những linh hồn anh hùng bất tử đang bay lượn trong bốn phương trời. Đài là nơi vinh danh những người tìm thấy, cùng là nơi để tưởng niệm chung cho những người chưa tìm thấy.
Gắn chữ Tổ Quốc Ghi Công theo chiều dọc, bên trên có hình Sao vàng trên mặt Đông và mặt Tây (Từ Khu Tưởng niệm Mẹ nhìn sang).
4 mặt diện trên phần đỉnh được xử lý khác nhau và đối xứng theo từng trục, Mặt Chính trục Đông-Tây, và mặt bên trục Nam-Bắc.
 d) Về Tổng thể:
Có sự chuyển tiếp tinh tế giữa Đế - Thân - Đỉnh bằng các chi tiết kiến trúc. Ở Đế lên Thân, đó là tam cấp để đi vào xem bia tại Phần Thân. Từ Thân lên Đỉnh đó là chi tiết giật chuyển ở 4 góc và 2 mặt bên.
Về tỷ lệ giữa cao và ngang đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để hình khối đạt được tỷ lệ vàng tiêu chuẩn trong kiến trúc. Đó là sự áp dụng liên hoàn các hình chữ nhật tiêu chuẩn tỷ lệ với cạnh ngắn/cạnh dài = 0,618 hay cạnh dài/cạnh ngắn = 0,618. Có thể xem hình hệ thống liên hoàn các hình chữ nhật vàng dùng để cân tỷ lệ kích thước khối Đài tưởng niệm. (xem hình)
Về bố cục, lấy trục tâm giữa 2 mặt bên Đài làm đường ranh giới Dương - Âm, trở về trước là sân hành lễ, ở hướng Đông là phần Dương. Từ trục tâm ngang về sau là hồ nước và khu Mộ các Mẹ VN Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng là Âm phần.
3. Kích thước:
a) Phần Đế 3 tầng.
- Tầng 1 kích thước 26m x26 m, cao 0,65 m, gồm 5 bậc cấp. Tổ chức ram dốc 2 bên hông
- Tầng 2 kích thước 19m x 19 m, cao 0,42 m, gồm 4 bậc cấp. Tổ chức ram dốc trên cạnh chính diện.
- Tầng 3 kích thước 13m x 13m, cao 0,78m gồm 6 bậc cấp.
b). Phần Thân:
- Kích thước của Đế (Thân) là 8 m x 8 m , gồm 4 cụm trụ 4 góc chụp quanh 1 lõi vuông có kích thước 3,6 m x 3,6m. Chiều cao từ mặt nền (Thân) đến đỉnh của phần Thân là 22m.
- Trụ lõi để ghi tên Liệt sỹ trên 4 mặt. Mỗi mặt được chia 7 cột dọc với chiều cao 3,3m. Chiều cao dùng ghi tên là phần còn lại tính từ chân lên 0,8m. Phần ghi tên có kích thước mỗi cột dọc là 0,4 x 2,5 m, ước ghi khoảng 100 dòng, cỡ chữ 2cm x 7 x 4 = 2.800 dòng (tương đương 2800 tên, thông tin liệt sĩ).
c) Phần Đỉnh
d) Tổng thể:
Chiều cao từ sân hành lễ đến đỉnh tượng là 24m
Thân tượng và Đỉnh tượng cao 22m

4. Phương vị và bóng đổ.
Phương vị Đài Chính lệch về Nam so với chính Đông khoảng 7 0. Hướng nắng Mùa Hè lệch về Bắc so với Tượng khoảng 270, hướng nắng mùa Đông lệch về Nam so với Tượng khoảng 170.
Có khoảng trống để di chuyển giữa các trụ vây và trụ lõi, tạo bóng đổ trên bề mặt sân và khối đế giật cấp, gây nên hiệu quả ánh sáng thẩm mỹ.
Hồ nước sau Đài cũng tạo nên hiệu quả ánh sáng hắt lên tượng một cách lung linh khi mặt nước gợn sóng trong ánh nắng chiều đến mặt sau và mặt hông của Đài trong tầm nhìn từ Khu Tưởng niệm Mẹ VN Anh hùng.
 5. Kết cấu và hoàn thiện:
Đài kết cấu BT cốt thép, xây vỏ bao che bằng đá sa thạch khổ 40x60 dày 10 tạo mạch vữa 20. Với các góc tam giác, xây chuyển mạch dừng để tạo phương vị song song với cạnh nghiêng.
Ngôi sao làm đồng phủ sơn  bóng, chữ Tổ Quốc Ghi công bằng kim loại ốp Mica màu Đỏ huyết dụ.
 B. Về Tượng: 
          1. Ý nghĩa bố cục:
Cụm tượng được bố cục như hình viên kim cương năm cạnh, với bốn nhân vật bố trí từ thấp đến cao theo hình dích dắc hướng lên không trung, tạo nên sự vững chãi, kiên cường, bất khuất, không gì có thể lay chuyển, thể hiện tiềm năng và vật lực của Quân - dân Quảng Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước.
Xuất phát từ đề tài chiến tranh cách mạng, với nội dung là cuộc kháng chiến oai hùng, nhưng cũng chịu nhiều đau thương, mất mát. Chính vì thế mà cụm tượng vừa mang sắc thái hào hùng, vẻ vang nhưng cũng khắc ghi những giây phút khó khăn, bi tráng hoài niệm. Nghệ thuật điêu khắc sử dụng ở đây với ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc cổ điển – tả thật, pha lẫn hiện đại. Những khối tròn căng hòa lẫn những mảng cắt gọn, dứt khoát tạo cho cụm tượng trở thành một chỉnh thể thống nhất như một ngọn đuốc đang bừng cháy, vừa đảm bảo tính quảng đại quần chúng, vừa phù hợp với nội dung, bố cục, chất liệu.
Ngày giải phóng Quảng Nam 24/3 được khắc ghi dưới chân tượng để những thế hệ sau nhớ mãi phút giây tự hào và khắc ghi công ơn các anh hùng liệt sỹ.
2. Kích thước:
Cụm tượng là một bộ phận cấu thành của trục không gian tưởng niệm gồm Tượng chiến thắng 24/3, Nhà chờ vòng cung, sân hành lễ, tượng đài, nên tỷ lệ và kích thước nằm trong bố cục tổng thể đã sắp đặt.
Chiều cao của cụm tượng và lá cờ nằm trong tính toán tầm nhìn, có đối chiếu với độ dốc địa hình, chiều cao tượng đài, chiều cao khối nhà vòng cung để đảm bảo các góc nhìn hợp lý từ dưới lên, từ trên sân tượng đài nhìn xuống.
Chiều cao từ bệ tượng đến bộ phận cao nhất của bức tượng là 3,7m không kể cán cờ và lá cờ. Tượng được chế tác với kích thước cao khoảng 2m, tỷ lệ 1,2-13 so với người thật.
Phần bệ và đế nằm trong bán kính khoảng 1,5m (đường kính 3m)
3. Phương vị.
Tượng chính quay về hướng chính Đông. Đảm bảo hướng ánh sáng mùa Đông và mùa Hè không gây chói. Vai trái của cụm tượng quay về hướng đoàn người khi vào sân chuẩn bị.
4. Kết cấu, chất liệu:
Đề xuất chất liệu sử dụng là bằng đồng. Tượng được đúc đồng từng thân tượng, sau đó ráp nối tại công trường.
 C. Nhà chờ hình cánh cung:
Đây là không gian chuyển tiếp để kết nối Cụm Tượng chiến thắng 24/3 vôiSaan hành lễ, Đài tưởng niệm.
Đây là không gian chờ, cũng là sảnh đón tiếp, không gian chuẩn bị trước khi ra sân hành lễ.
Đây là nơi trú nắng, trú mưa khi thời tiết bất thường, là nơi đặt ghế ngồi nghỉ chân và đặt các phù điêu khắc ghi những hình ảnh chiến công, những hình tượng mang tính giáo dục về truyền thống dân tộc từ thời Hùng Vương đến nay. Đề cử một số hình ảnh như: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng cỡi voi xung trận, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30/4 …
Kết cấu bêtông, mái bêtông, trần gỗ, tường hoa một số đoạn (không bịt kín)
Đường kính đường cung nhỏ: 14m
Đường kính đường cung lớn: 20m (bề ngang nhà 6m)
Diện tích: 188m2
           D. Sân hành lễ:
          Kích thước hình vuông nền (bao cả hồ hồ nước sau Đài Tưởng niệm) là 80 x 80 m. Khoảng cách từ mép sân đến bậc cấp đầu tiên của khối đế là 27m. Sân hành lễ chính nằm trong khuôn bao 20 x 40 m = 800m2, có thể mở rộng lên đến 25 x 60m = 1500m2

Phần trình bày Thuyết minh Phương án dự thi về Quy hoạch Tổng mặt bằng và Thiết kế - Điêu khắc Đài tưởng niệm đến đây xin tạm ngừng.
Nhóm tác giả chúc cho cuộc thi Phương án Nghĩa trang liệt sỹ Quảng Nam thành công tốt đẹp./.                                                                   
Ghi chú: Có thể xem đoạn pim mô hình 3D (bản demo chưa update) của cty Hải Gia về phương án trên tại http://www.haigiaquangnam.com



Một số hình ảnh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét