Nói về nguyên nhân tử vong của Nguyễn Công Nhựt, bác sĩ pháp y Nguyễn
Văn Giáp cho biết: Qua khám nghiệm hiện trường Nguyễn Công Nhựt treo cổ bằng dây cáp điện thoại để
bàn; khám nghiệm tử thi, phần bên ngoài không phát hiện có sự tác động của ngoại
lực; qua giải phẫu tử thi, qua xét nghiệm độc chất, vi thể cũng không phát hiện
độc chất.
Bác sĩ Phan Thị Thu Lan, Trung tâm Giám định pháp y, Sở Y tế tỉnh
Bình Dương khẳng định: Nguyễn Công Nhựt chết là do tự tử. Dấu vết chứng minh là vết hằn ở
vùng cổ biểu hiện của một dây thắt gây nghẹt đường thở và mạch máu cấp, không hồi
phục dẫn tới chết. Trả lời phóng viên xung quanh nghi vấn về việc tay, chân tử
thi bầm tím? Bác sĩ pháp y cũng cho biết thêm, qua giám định vi thể: gan, não,
thận, tinh hoàn không có tổn thương; bao tử, ruột không có độc tố đã loại trừ tử
vong do tác động ngoại lực hoặc đầu độc.
Vấn đề trên cơ thể tụ máu gây thâm tím, từ trong chuyên môn giám
định y khoa xác định đó là vết "Hoen tử thi" trong những trường hợp
chết do treo cổ. Bởi vì, khi cơ thể không còn tuần hoàn máu, theo lực hút của
trái đất, máu sẽ tích tụ về hướng thấp nhất của chi trên và chi dưới. Do vậy,
khi anh Nhựt treo cổ tự tử, khi tắt thở tuần hoàn máu không còn hoạt động thì từ
khuỷu tay đến bàn tay, từ đầu gối đến bàn chân máu tích tụ gây thâm tím là
đương nhiên.
Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao cũng cho biết thêm, công tác giám định
chữ viết theo trưng cầu giám định của cơ quan điều tra tại Phân viện Khoa học
hình sự, Bộ Công an và Cơ quan Giám định Tư pháp Trung ương, Bộ Y tế đã có kết
quả: Chữ viết, chữ ký trong thư gửi vợ; thư gửi anh Phu, anh Phú, chị Phượng;
đơn tố giác tội phạm; Bản cam kết đề ngày 21/4/2011 khi đối chiếu với chữ viết
của Nguyễn Công Nhựt trên sổ sách tại Công ty Kumho (bản tiếng Anh tại Công ty
Kumho có đóng dấu treo và bản tiếng Việt từ lúc học phổ thông) đều do một người
viết ra… Qua đó khẳng định việc anh Nhựt viết thư tuyệt mệnh là hoàn toàn có thật.
Sau đây là một số nghi vấn cá nhân:
1. ông Giáp: hiện trường ông Nhựt treo cổ…
về mặt khách quan hiện trường, phải diễn đạt là: chết trong tư thế treo cổ. Ai
treo cổ ông Nhựt (có thể là ổng, nếu là tự tử, có thể là người khác, nếu ông Nhựt
bị giết).
- Tiếp tục khám, là ổng treo cổ khi còn sống
hay là khi đã chết? (bị giết, dựng hiện trường giả).
- Còn sống, treo cổ chết sẽ có những biểu hiện
gì? Són phân, són tiểu, són tinh dịch? Có vết cào xước do nạn nhân dãy giụa trước
khi chết và một số biểu hiện khác.
- Nếu chết rồi mới bị treo (dựng hiện trường
giả) thì sẽ không có những biểu hiện trên.
Dấu vết chứng minh là vết hằn ở vùng cổ biểu hiện của một dây thắt gây
nghẹt đường thở và mạch máu cấp, không hồi phục dẫn tới chết. Cái biểu hiện này không nhất định là tự nạn nhân làm
(tự tử), mà người khác cũng có thể tác động lên nạn nhân. Về cái chết treo cổ,
không nhất thiết là như phim ảnh, sách báo, nguời treo cổ thường chết treo trên
cây, xà nhà, hỏng chân… chỉ cần 1 lực ép vào dưới sau mang tai, làm tắc 2 động
mạch đưa máu lên não, thiếu oxy trong vòng vài phút sẽ dẫn đến tử vong. Nạn nhân
có thể đứng tựa vào tường, quàng dây điện thoại qua song sắt, ngả người hoặc trì
người. Thiếu oxy lên não, cái chết đến từ từ êm ái hơn là bị ngẹt thở qua đường
hô hấp. Trong trường hợp này, bản năng sinh tồn vùng vẫy hầu như không có, nhưng
pảhi là chuyên gia, chuyên nghiệp và am hiểu sâu thì mới có thể chọn cách này để
tự tử.
khám nghiệm tử thi, phần bên ngoài không
phát hiện có sự tác động của ngoại lực; có tác động ngoại lực ở đây là gì? Là ông Nhựt không bị đánh đập ép
cung hay là không có ngoại lực (mà tự ông Nhựt) giúp ông Nhựt treo cổ. Chưa đạt
đến 1 suy luận có tính logic mà ngay từ đầu đã khẳng định “hiện trường Nguyễn Công Nhựt treo cổ” thì khám làm gì (?)
qua giải phẫu tử thi, qua xét nghiệm độc
chất, vi thể cũng không phát hiện độc chất. Câu này chắc là để nói không phải là chết do uống thuốc
độc. Nhưng giải phẩu tử thi phải xét nghiệm thêm phổi và não để xem bị treo cổ
và cái chết là do thiếu oxy lên não hay là hết oxy trong phổi. Nếu không, thì
hoặc là nạn nhân bị chết trước khi treo cổ chẳng hạn.
2. Bà Lan: khẳng
định NC Nhựt chết là do tự tử, Dấu vết chứng minh là vết hằn ở vùng cổ biểu hiện
của một dây thắt gây nghẹt đường thở và mạch máu cấp, không hồi phục dẫn tới chết.
Tức là có vết hằn ở vùng cổ, nên
suy luậ và kết luận là ông ta tự tử. Ông ta có nhờ người thắt vết hằn giúp thì
sao? Hay là có người cưỡng ép sơi dây vào cổ ông ta, hay là ông ta chết xong người
ta mới làm vết hằn.
Về vấn đề “hoen tử thi”, là một
thuật ngữ pháp y chỉ những trạng thái tụ máu bầm, sẽ khác với những vết bầm nếu
như bị đánh đập. Trong trường hợp này cũng cần phải công khai một số hình ảnh
cho luật sư hoặc gia đình biết để yên tâm. Nhớ về “Luật về quyền được thông
tin” hay là “Luật tiếp cận thông tin” mà Việt Nam đã đưa ra soạn thảo từ năm 2006
đến nay vẫn chưa được thông qua và áp dụng.
3. Một vấn đề khác là kết luận
pháp y phải xác định nạn nhân đã chết bao nhiêu h đồng hồ rồi? đủ thời gian để
người ta bàn bạc, sắp xếp để dựng 1 hiện trường giả.
4. Một ông Phú không thể nào
vừa rãnh gọi đt, tiếp vợ nạn nhân trong khi chồng bà ta đã chết. Vậy thì cái chết
này còn liên quan đến 2-3 điều tra viên nữa.
5. ông Phú viết cam kết, được
tự do đi lại trong trụ sở, cụ thể là được đi từ đâu đến đâu? Sao ông Nhựt không
đt cho vợ con, không gặp vợ lên cơ quan CA mấy lần? ăn uống, quần áo thế nào?
Tôi đặt 1 giả thiết hình nộm để
từ đó mà phản bác.
-
Theo số liệu, phần
ông Nhựt biển thủ 1.000 lốp, giá trị một tỷ đồng.
-
Ngoài ra, ông Nhựt
còn tiết lộ là còn giấu … 1 số lượng lốp ở kho đâu đó mà chưa ai biết.
-
Ông Nhựt dùng tiền
đó mua 1 mảnh đất, đồng thời có chôn 1 số tiền tại khu đất đó.
-
Vấn đề này đã kích
thích lòng tham của điều tra viên, bịt đầu mối và ôm trọn.
-
Nếu như vợ ông Nhự
khôngghi âm thì có ai đi tin cô ta, vì vu khống công an… Vậy thì những điều trên
đều có khả năng xảy ra.
Bản tin này tôi đã đọc tối thứ
6 ngày 06/5 nhưng chán quá (vì không logic như trên), hôm qua 8/5 đọc bài của
GS Tuấn, http://nguyenvantuan.net/health/2-health/1267-chuyen-bin-laden-va-anh-nhut
nhưng GS chỉ nói về nhận dạng chữ viết, nên tôi
viết những dòng này, ngõ hầu có thể giúp cho Luật sư Triển có một vài ủng hộ
trong lập luận biện hộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét