Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Lệnh cấm tàu bè, Luật Biển Việt Nam và Tổ Tiên tôi



  Luật BIỂN Việt Nam có hiệu lực từ 1-1-2013
Lệnh cấm tàu thuyền qua Biển Đông, Trung Quốc có quyền khám xét được thực thi vào 1-1-2013

Luật Biển đụng lệnh cấm, trong khi Luật Biển khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, là những vùng tranh chấp.

Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Và những ngư dân của Việt Nam vẫn không muốn từ bỏ ngư trường mà tổ tiên của họ đã trăm năm khai phá!




 Trong khi đó, tướng Nguyễn Chí Vịnh gọi những người biểu tình là gây rối loạn trật tự. Hãy chờ xem ông ấy đối phó thế nào với Lệnh cấm, hay là quay lại cấm ngư dân ra biển.



Phẫn nộ về những tuyên bố của Trung Quốc, ông Trần Tá (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) nói: “Biển Hoàng Sa, Trường Sa là vùng biển của Việt Nam, là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Mấy năm qua, phía Trung Quốc đã có rất nhiều hành động gây khó khăn cho chúng tôi. Giờ đây họ lại ngang ngược đòi kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn chúng tôi đánh bắt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đời ông cha tôi cho đến đời tôi, đời con, đời cháu tôi đã và đang bám vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa để mưu sinh, các ngư trường đó chính là lẽ sống của chúng tôi. Dù phía Trung Quốc có những mánh khóe nào chăng nữa thì họ không thể làm chúng tôi chùn bước được. Chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi”.

"... Ngư dân Trương Đình Nhân (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) bình thản nói: “Tui chỉ nghĩ đơn giản là hàng trăm năm qua cha ông vẫn đi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa, đây là vùng biển của mình thì không lý do gì mình lại bỏ biển. Biển của ta, ta cứ đi làm ăn, vừa khai thác hải sản, vừa giữ đất nước, quê hương mình”. 


 
TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT

1.     Tôi là một người dân Việt, sinh giữa nơi đất nước của tổ tiên tôi. Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ biển cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh lam thắng cảnh trang hoàng. Dân tôi là một giống dân hiền lành nhưng quả cảm, kiên nhẫn mà kiêu hùng, một giống dân giàu cảm tình và nhân đạo.

2.     Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tộc tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng vô bờ, thiêng liêng cao cả, vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, vì dân tôi đã biết giữ gìn đất nước của tôi.

Tôi sống trên mảnh đất tổ tiên tôi đã sống, tôi thở không khí của tổ tiên tôi đã thở, những đồi núi sông ngòi, những cỏ cây hoa lá, đâu cũng phảng phất in hình dấu vết tổ tiên tôi.

Những buổi bình minh quang đãng, nghe tiếng chim kêu ríu rít trên cành, ngắm đàn bướm lượn quanh trên đám cỏ, tôi như cảm thấy hồn thiêng của tổ tiên trở lại, cùng chia những vui mừng với chúng tôi…

Nhưng những đêm mưa gió sụt sùi, lặng nghe tiếng gió than trong lá, tiếng dòng nước thở dài, tôi ngỡ như muôn hồn của tổ tiên tôi uất hận, căm hờn gào khóc non sông.

3.     Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tộc tôi, tôi tôn kính vong hồn của tổ tiên tôi, nên một cành cây, một tấc đất của non sông hoa gấm này, tôi đều coi là những báu vật thiêng liêng không một ai được quyền xâm phạm.
 (HOÀI SƠN, Việt ngữ độc bản, lớp Nhất)
 














































BÀI LIÊN QUAN:

>>> THẤY GÌ QUA NHỮNG PHÁT NGÔN?

>>> Cụm từ (cái gọi là "Thành phố Tam Sa") và Quảng - Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét