Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Khí phách Quảng Nam (update)

KHÍ NGẠO XUNG THIÊN

Hôm nay, 14/7 Hội An tổ chức Hội thảo về Chí sĩ Trần Quý Cáp.
Trần Quý Cáp hiệu Thai Xuyên, người làng Bất Nhị, Điện Bàn, Quảng Nam.
Cụ thi đỗ Tiến sĩ năm 34 tuổi, mất năm 38 tuổi tại Khánh Hòa.

                                                            Lăng mộ cụ Trần (chụp từ sau)

Là một trong Quảng Nam tam kiệt, lãnh đạo phong trào Duy Tân: Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng. Là Tiến sỹ Nho học, nhưng sau đó ông vận đồ Tây, cắt búi, đi diễn thuyết, thúc đẩy phong trào học chữ Quốc ngữ, thay đổi sách vở, thúc đẩy Tân học khai sáng, ...

Tại sao là Hội An, trong khi ông là người Điện Bàn.
Trần Quý Cáp là tên của trường cấp 3 đầu tiên của cả nước, đổi tên của trường Hội An. Đến h là 60 năm. Để tổ chức lễ 60 năm Trường Trần Quý Cáp Hội An, Thành phố Hội An đã nâng cấp Hội thảo. Dương Trung Quốc chủ trì, có Nguyên Ngọc, có N Q.Thắng, có Phạm Văn Hạng, có Thy Hảo Trương Duy Hy và kẻ thù Nguyễn Sinh Duy, có PCT Điện Bàn, có tổng cộng 37 tham luận, kỷ yếu dày 8cm.


Một số điểm chú ý của Hội thảo:
- Nguyễn Q. Thắng và Trương Duy Hy cãi nhau, chửi nhau với Nguyễn Sinh Duy. Kẻ thù gặp nhau thì lúc nào cũng thế. Bác Hy và Chú Duy, mình từng ngồi với nhau, nhưng phong thái thì thấy Bác Hy nhích hơn.
- Phạm Văn Hạng: phát biểu, thứ nhất là phác thảo ảnh của cụ Trần chiếu trên slide, tôi chỉ cố làm được đến thế; thứ 2: thế hệ chúng tôi không tìm ra người có khí phách như cụ Trần, đề nghị Hội thảo xem thế nào để cho chúng tôi thấy thế hệ sau tìm ra một người như Cụ. Hết, chưa đầy 1 phút. Xuống đồi anh em cho phát biểu 10đ. He he
- Nguyên Ngọc: Phát biểu tâm đắc với ý kiến PHÁT TRIỂN DÂN TỘC, là tinh thần giáo dân và giáo dưỡng của Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp. Phát triển dân tộc dựa trên học tập theo lối giáo dục của người Âu - Mỹ, dựa vào tầng lớp tiến bộ của xã hội Pháp bấy giờ làm ngoại viện, khai sáng tinh thần của dân tộc, có thể tự cường đứng lên để sánh vai cường quốc. Nhưng tiếc thay, sai lầm trong giáo dục hơn 30 năm đến bây giờ, xem như chúng ta phải xắn tay áo, phát triển lại, học tập lại đường lối ấy, làm lại từ đầu, thì mới có cơ sở để PHÁT TRIỂN DÂN TỘC.

- Lưu Anh Rô: Chém ngang lưng, gọi là yêu trảm (quái, sao chém đầu gọi là trảm thủ, thủ ở sau từ trảm), là hình phạt tàn khốc nhất của chế độ phong kiến, mà từ xưa đến nay, chỉ có mỗi cụ Trần là dụng hình này. Chém ngang lưng, người vẫn sống, khi mất hết máu thì mới chết. Nạn nhân thường đau đớn kêu gào thảm thiết mấy chục phút sau mới chết hẳn. Dùng hình này, quan trên muốn làm tê liệt tinh thần Duy Tân của phong trào, của học trò cụ Trần. Nhưng tác dụng ngược, cụ Trần không tỏ ra kêu gào, khóc lóc mà miệng vẫn chửi rủa lũ tay sai đến khi chết, thể hiện khí phách của bậc anh hùng, làm cho dân chúng không sao cầm được nước mắt khâm phục.
- Con cụ Quách Giải (Từ Nha Trang ra): Lúc 3 ông vào Bình Định, làm náo lọan trường thi với bút danh Đào Mộng Giác với 1 bài thi và một bài phú. Thì cũng trong tháng 5/1905 đó, cụ Trần và cụ Huỳnh chia nhau dịch nghĩa 2 bài đó ngay tại nhà ông bây giờ, chứ không như trong sử liệu là sau khi 3 ông về lại Quảng Nam và cụ Huỳnh mới dịch 2 bài là không đúng.
- Nguyễn Đắc Xuân (Huế): Vụ án của Cụ Trần có tên là Mạc tu hữu. Nghĩa là, không định ra tội gì rõ ràng, mà cũng đem đi trừ khử. Nguyễn Đắc Xuân (Huế): Vụ án của Cụ Trần có tên là Mạc tu hữu. Nghĩa là, không định ra tội gì rõ ràng, mà cũng đem đi trừ khử. (*, Quái lạ, chắc mấy ông này sính chữ Tàu, chứ mình nhớ Ba mình - GV Văn Sử Địa- ngày trước nói vụ án của cụ là "văn tự địa đồ". Vụ án "Văn tự địa đồ", là lục sóat trong nhà Cụ ở Khánh Hòa [đang làm giáo thụ] một bức thư đang định gửi cho cụ Phan, tán khen phong trào xin xâu kháng thuế, và một bức bản đồ Việt Nam. Vậy căn cứ vào 2 vật chứng đó định ra tội). NĐX nói: tôi không trình bày tham luận ở đây, tôi chỉ nhắc lại cái đoạn kết luận tham luận thế này: Quan trường thối nát, kẻ bất tài, cơ hội luôn ghanh ghét người hiền nghĩa, nên có cơ hội là ra tay tàn độc. Và ý nữa, Quảng Nam nhiều nhân vật quá, đề nghị xây một khu lăng chung để cho du khách đến dễ tiếp cận, dễ học tập đầy đủ hơn là xây to rải rác.

..."Tuần phủ Khánh Hoà là Phạm Ngọc Quát đã ra lệnh bắt ông và làm án Trần Quý Cáp như sau: “Trên tường, y có treo một bức bản đồ thế giới, ngụ ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một bản Hải ngoại huyết thư (của Phan Bội Châu) thì sự việc đã rõ. Tuy việc mưu phản của y chưa thành, nhưng lòng phản thì đã sẵn. Đề nghị xử chém để những bọn mưu phản thấy đó mà làm gương”.

- Một vị về từ Sài Gòn: Tôi không quan tâm đến những điều mà các ông đang tranh cãi, tôi chỉ trăn trở một điều là sau Hội thảo này và nhiều Hội thảo mà tôi đang tham dự, thì các thế hệ trẻ biết gì về Trần Quý Cáp, biết gì về tư tưởng, về nhân cách, về khí phách Trần Quý Cáp để noi gương, để tự cường dân tộc.
(Tôi ngồi sau lưng ông, xong tôi bảo ông: Thưa Bác, hiện nay đang cấn chương trình Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bác ạh)


. . .

KHÍ PHÁCH của cụ Trần là điều được nhắc đi nhắc nhắc lại. Điều gì đã hun đúc nên một nhân cách lớn đầy khí phách oai hùng như vậy. Và họ muốn con cháu mình:
Những con người có tư duy của mình, có suy nghĩ độc lập chứ không phải là bầy dê cái, không phải là lũ cừu, càng không phải là đàn bò, đàn vịt lùa đi theo một định hướng xã hội mơ hồ mị dân không có thực.



Xem thêm  tiểu sử cụ Trần
Các phần mộ chí sĩ khác của Quảng Nam.
1. Mộ cụ Hoàng Diệu: Đi từ Nam ra Bắc, đến cách cầu Câu Lâu 300m về phía Nam rẽ trái, đi khoảng 4km, đến 1 đường rẽ phải BT, đi khoảng 1km thấy ngôi mộ tay phải, giữa đồng.
2. Mộ cụ Phan Thành Tài: Quốc lộ IA, ngay đầu Nam cầu Vĩnh Điện, rẽ đường BT tay phải 400m.

3. Mộ cụ Nguyễn Duy Hiệu: Trên đường từ QLI A xuống Hội An, rẽ đường đi Thanh Hà, độ chừng 2,5km, rẽ phải đường BT 600m. Mộ cụ sau nhà dân.
4. Mộ Cụ Trần Thuyết: (Tương truyền ông là thần Bổn xứ của khu vực Tam Kỳ), trên đường Thanh Hóa, cách với giao lộ đường Phan Chu Trinh chừng 200m (khu vực gần cầu 1 Tam Kỳ)
5. Mộ Cụ Trần Văn Dư: Cách phía Bắc Tam Kỳ 5km, trên Quốc lộ IA, ngay trước Tháp Chiên Đàn. Nhà lưu niệm cụ Trần thì đi tiếp thêm 2km, đến xóm quán nước mía võng bên tay trái thì rẽ trái theo đường BT xuống chừng 600m. Quán nước VÕNG trước đường QL IA là nhà cháu nội Cụ.
6. Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng: Trên đỉnh núi Thiên Bút, Tp Quảng Ngãi, từ Bắc cầu Trà Khúc xuống đường đi biển chừng 3km.
7. Mộ chung hai cụ Trần Cao Vân, Thái Phiên: Nằm trong khu vực đàn tế Nam Giao trên đồi Thiên Ấn - Tp Huế




Trước khi đọc thơ Cụ Trần, mời đọc Thời sự thơ Thái Bá Tân

MẮNG CON
Thái Bá Tân
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Hà Nội, 7. 7. 2012
[2] Trích bài Nói với cháu rể
Thái Bá Tân
Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?…

Trần Quý Cáp - Theo Lê Minh Quốc trong cuốn NHỮNG NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM

Một sự kiện long trời lở đất đã nổ ra ở Trung Kỳ năm 1908 cuộc chống sưu cao thế nặng – mà quan lại trong triều gọi là “giặc đồng bào”, còn thực dân Pháp thì gọi “giặt cắt tóc” Xin hãy nghe chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng – nhân chứng trong cuộc kể lại: “Vào khoảng thượng thuần tháng 2/1908 ở huyện Đại Lộc( Quảng Nam) có mấy bác hào lý cùng vài cậu học trò: Lương Châu, Trương Hoành, Hứa Tạo cùng ngồi ăn và chuyện trò trong một đám kỵ ở nhà nọ, đem chuyện “ sưu cao thuế nặng” ra nói, và bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các xã trong huyện, tới trình viên huyện chuyển đoạt lên tỉnh cùng toà sứ, xin giảm nhẹ sưu cùng món thuế kẻo nặng quá, dân không đóng nổi.
Ai nấy đều tán thành, làm đơn và đi lấy chữ ký mấy làng gần đấy, mới độ trên ba mươi lăm bác lý tổng ký, định đi lấy thêm nữa để “quan trên” thấy rõ nổi khổ chung của dân mà giải đi chăng, trong đám ký tên có tên lý trưởng làng La Đái lén đi lên báo viên quan huyện, thuật chuyện hào lý và sĩ dân đương làm...
Đến huyện, quan huyện đã biết trước, sai người ra truyền rằng: “Quan đã xuống tỉnh bẩm việc tụ tập đông người của các anh rồi.” Thế là mọi người ngơ ngác nhìn nhau, kẻ nói ra về, người bàn đứng đợi. Trong lúc bàn tán phân vân, có vài cậu học trò đứng ra xướng nghị:
Quan đã đem việc bẩm tỉnh rồi, dầu có kéo về cũng khó tránh khỏi tội tụ tập đông người liên doanh ký đơn, chắc sẽ bị tra tấn lôi thôi, mang lấy cực lụy vào thân. Chi bằng ta cứ vác đơn xuống tỉnh kêu xin, dầu không có kết quả tốt cũng còn có danh nghĩa tỏ cùng quan trên thấu rõ thực tình xin giảm thuế, chứ không có làm điều gì trái phép.
    Thế là họ kéo xuống tỉnh với khẩu hiệu: Xin sưu!
    Từ Đại Lộc xuống tỉnh, đường dài hơn mười mấy cây số, hai bên đường cùng làng xóm dân cư, nghe tiếng “xin sưu” và thấy kẻ đồn người nói, rủ nhau vào đoàn cùng đi, càng đi càng thêm người. Đến chợ Vĩnh Điện đã có đến năm, sáu trăm người.
    Vào tỉnh, quan tỉnh đã biết trước, cho lính truyền ra hỏi: dân chúng từ đâu tới và muốn làm gì?
    Họ đồng thanh đáp:
-         Dân Đại Lộc theo quan huyện xin sưu.
-         Quan huyện các anh đã báo rằng dân Đại Lộc tụ tập khởi ngụy, nay không có đây, đã xuống Toà công sứ báo rồi!
Ai nấy hoảng kêu lên: “Khởi ngụy! Báo cho toà sứ! Đúng là chuyện tày đình”. Muốn vào bẩm rõ mục đích cho quan tỉnh biết nhưng không được, thế là họ kéo thẳng xuống Toà sứ luôn. Từ tỉnh đến Toà sứ đường dài mười cây số, người ta nghe thấy đi xin sưu đông vui, lại gia nhập thêm mãi, đến gần ngàn người.
    Thấy dân đông quá, viên công sứ cho lính ra ngăn lại, chỉ cho mười người vào trong đó có Luơng Châu, Hứa Tạo, Trương Hoành( học trò làng Phiếm Ai và Hà Tân) đứng ra bày tỏ ý nguyện của dân xin giảm nhẹ sưu thuế. Viên công sư bảo xin gì thì cứ làm đơn gởi cho y, chứ tụ tập như vậy là làm loạn. Hơn nữa về việc giảm thuế thì y không có quyền, dân cứ giải tán. Sau này, y sẽ ra Phủ Toàn quyền và trièu đình Huế để xin có giảm thuế hay không thì sẽ trả lời sau...
    Nghe vậy, dân chúng không chịu về, một mực nài xin vụ thuế đã gần kỳ, dân không đảm đương nổi thuế nặng quá! Y hạ lệnh:
-         Dân không giải tán thì sẽ bắt giam những vị đại biểu!
Họ trả lời:
-         Mấy ngưòi ấy xin phần của họ, chứ ai cũng có nỗi khổ nấy, không ai xin thay cho ai được.
Thế Lương Châu, Hứu Tạo, Trương Hoành bị bỏ tù. Vì ba ngưòi này ứng đối thông hoạt có vẻ cương quyết. Viên công sứ lại truyền lệnh:
-         Nếu dân không giải tán mà cứ tụ hợp tại đây thì ba người này sẽbị đày đi Lao Bảo!
Dân vẫn không chịu, trái lại mỗi lúc lại kéo đến đông thêm. Thế là thành ra to chuyện”.
Từ Hội An - ngòi nổ của cuộc biếu tình vĩ đại nhất trong năm 1908 đã nổ ra. Và nó lan dây chuyền đến các phủ khác trong toàn tỉnh, rồi các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, sau đó tiếp tục vượt đèo Hải Vân lan rộng đến Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Đây cũng là năm mà anh hùng Hoàng Hao Thám – lãnh tụ phong trào kháng chiến Yên Thế - đã chủ trưong vụ “Hà Thành đầu độc”. Hoảng sợ trước cao trào cách mạng của quần chúng, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Trong lúc đó, chỉ sau mười ngày cuộc kháng thuế bùng nổ ở Quảng Nam, tại tỉnh Khánh Hoà có ngưòi nhận được thư nhà báo tin này đã sung sướng lấy bút phê vào sau thư bảy chữ: “ Ngô dan thử cử khoái, khoái, khoái” ( Dân ta làm thế sướng, sướng, sướng). Bảy chữ sảng khoái lạ lùng như reo như hát mà ông bị kết án, phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
    Người đề bảy chữ chính là Trần Quý Cáp - chiến sĩ tiên phong của phong trào Duy Tân tại Quảng Nam. Ông sinh năm 1870 tại thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn( nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn- tỉnh Quảng Nam), có hiệu là Thai Xuyên, tự là Dã Hàng, Thích Phu. Sinh ra từ gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, nhưng ông nổi tiếng là ngưòi học giỏi nhất trường tỉnh. Thế nhưng trong khoa cử, ông lại lận đận, mãi đến năm 33 tuổi, ông vẫn còn chân Tú tài trong khi đó, các đồng môn đã là Tiến Sĩ, Phó bảng. Dù vậy tiếng tăm của ông cũng van lừng từ Nam chí Bắc. Khoảng năm 1985, lúc chơi đậu thủ khoa, chí sĩ Phan Bội Châu đã đến Huế gặp Nguyễn Thượng Hiền, rồi tiếp tục vào Quảng Nam để tìm người cùng hội cùng thuyền bàn chuyện cứu nước. Khi lên đến Đèo Hải Vân, Phan Bội Châu gặp một người Quảng Nam đi ra. Người có gương mặt phương phi, phong cách chững chạc. Biết không phải là tay cầm thường, Phan Bội Châu mời vào quán nước ven đường nghỉ chân. Hai bên trò chuyện vu vơ như dò xét nhau, sau thấy tâm đầu ý hợp nên mới lan lal bàn sang chuyện quốc sự. Phan Bội Châu mạnh dạn ướm lời hỏi:
-         Theo tôn huynh thì trong đám sĩ phu ngày nay, ai là người được ngưỡng vọng nhất.
Người đó trả lời ngay:
-         Theo ngu ý, trong làng đại khoa thì một chín một mưòi, không có ai trội hẳn. Nhưng trong làng nho chỉ có ông Phan Bội Châu mới đáng là bậc cao sĩ.
Nghe nói vậy, Phan Bội Châu giật mình, lạnh toát cả xương sống, nhưng vẫn giữ nét mặt trầm tỉnh. Gây lát sau, Phan Bội Châu đứng dậy, nhìn xuống biển rộng mênh mông và cất tiếng đọc thơ sang sảng:
                       Từ biệt xuân thành sáu hạ mau,
                       Lại mài con mắt ngắm xưa sau.
                       Thân bằng: biển thẳm trời cao rộng,
                       Phong thuỷ: mây mù khói toả sâu.
                       Có rượu, có hoa, người chưởi rảnh,
                       Không mưa, không gió, khách thường râu.
                       Nhà ai thường đọc Tam đô phú,
                       Chiếm được hoa mai cũng bạc đầu

                                                          ( Lãng Nhân dịch)
   Hơi thơ hào sảng như thế ắt phải là người hiệt kiệt - nhất là nhắc đến bài phú Tam đô mà Tả Tư ở đất Lâm Tế đời tấn phải mất mười năm mới làm xong, thi đậu nhưng hỡi ôi, bây giờ thì đầu cũng đã bạc. Ý muốn phê phán lối học miệt mài văn chương đến khi chiếm bảng vàng thì cũng sức tàn llực kiệt, không giúp ích được gì cho xã hội. Phan Bội Châu vừa đứt lời, ngưòi bạn vội vàng chạy tới ôm và nói như reo:
-         Thôi, Phan tiên sinh ra đây rồi.
Phan Bội Châu gật đầu và hỏi lại:
-         Vậy quý danh của tôn huynh?
-         Trần Quý Cáp!
Phan Bội Châu cuời lớn:
-         A! Đúng ngưòi hào kiệt mà tôi đang tìm gặp đây!
Thế là Trần Quý Cáp bỏ chuyến đi ra Huế, đưa Phan Bội Châu về nhà mình, dẫn đi bắt liên lạc với ngưòi đồng tâm, đồng chí. Trước lúc Phan Bội Châu về Bắc thì Phan Bội Châu có tặng câu đối:
                  Bác tơi miền Nam, Vân Lĩnh, Hành Sơn cao vút,
                  Tôi nghe đất Bắc, Hồng Sơn, Lam Thuỷ hùng thay.

                                                                     ( Lãng Nhân dịch)
    Thật ra, Trần Quý Cáp lận đận trong khoa cử chỉ vì ông không muốn đi thi. Sớm được đọc Tân thư, nên ông chán ngán con đường  tiến thân bằng lối văn chương bát cổ. Trong lúc chờ thời, ông kiếm sống bằng nghề dạy học. Theo tài liệu của nhà văn Nguyễn Văn Xuân thì “ Lúc bấy giờ có ông Nguyến Mại, đương chức bố chánh tỉnh Quảng Nam, mời tiên sinh về dạy cho con được hai tháng. Thường  ngày tiên sinh thấy trống đánh ba hồi xong, quan ra ngồi chễm chệ giữa đường. Xã dân đến hầu thì mỗi người bưng một mâm lễ vật đặt ở dưới đất ngoài sân choquan ngó thấy rồi xếp hàng lạy. Đối với dân thì quan hầm hét: nào giăng nọt ra đánh, nào hăm doạ chặt đầu, gông cổ... Đã thế, nhưng điều đáng buồn cười thì khi nghe có Tây nào đến thì ôi thôi! Aó không kịp gài, giày không kịp mang, chỉ biết đứng nghe. Tên thông ngôn nói chi dạ nấy.Thấy thế, tiên sinh phát tức nổi nóng, mắng chưởi tàn tệ, làm cho ông bố phải ra lệnh nghỉ dạy và đem lòng căm tức tiên sinh từ ấy”
    Trong thời gian dạy học ở tỉnh nhà, Trần Quý Cáp đã đào tạo nhiều người thành đạt như Phan Bá Cảnh, Trần Thúc Tịnh, Lê Huân, Trần Tử Kính... Thậm chí những người ở tỉnh xa, nghe tiếng ông tìm đến thụ giáo như Huỳnh Thường Trung, Trương Trọng Cầu... cũng đều thành tài cả. Thế nhưng năm 1904, đã 34 tuổi nhưng vì vâng lời mẹ nên ông đành phải lai kinh ứng thí. Trong khoa thi này, ông đậu nhất giáp Tiến sĩ, trên cả Hội nguyên Huỳnh Thúc Kháng và Đình nguyên Đặng Văn Thụy. Vì vậy nên Đình nguyên Đặng Nguyên Phổ mới có câu đối mừng tân khoa( Nguyễn Q. Thắng dịch)
-         Đỗ tiến sĩ dễ ợt, đỗ cử nhân khó khăn, đè đè đỡ đỡ, muôn việc do quyền tạo hoá;
Đè Hội nguyên ở Đình, đè Đình Nguyên ở Hội, vinh vinh quý quý, cần gì phải chiếm khôi khoa.
Tuy đậu cao như vậy nhưng Trần Quý Cáp vẫn cương quyết không ra làm quan. Dù nhà nghèo, ông cũng chỉ thấy nghề dạy học làm vui. Đã thế, ông còn là người giao thiệp rộng, bạn bè đến nhà thì tiếp đãi chân thành, dù chỉ là cơm rau muối, còn món ngon vật lạ thì dâng lên nuôi mẹ. Ai cũng khen là người con chí hiếu. Bạn bè của ông là những tay hào kiệt anh tài như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Liệu, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đình Hiến...Những tác phẩm có sức thiết phục mãnh liệt khiến ông dốc lòng theo đuổi Tân học, chính là Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, Dân ước của J.J. Rousseau, Pháp ý của Montesquieu...dĩ nhiên là ông đọc qua bản dịch Hán Văn. Có người con thầy giáo họ Lê ngạc nhiên hỏi: “ Tôi cũng lấy làm lạ. Đầu óc tôi không hiểu từ bao giờ Tân học đã chiếm lĩnh,không còn chỗ cho bác cổ sinh hoạt nữa! Biết làm sao bây giờ?”. Có thể nói, Tân thư có sức hấp dẫn lớn  đối với sĩ phu nước nhà. Đang được bổ làm Thừa biện bộ Lễ, Phan Chu Trinh từ quan, còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cương quyết không ra làm quan. Họ căm ghét thậm tệ chốn quan trường, cho đó chẳng qua là nơi “túi áo giá cơm loàng xoàng vậy”. Năm 1905 cả ba ông rủ nhau làm một chuyến Nam du, tự nguyện làm những nhà “truyền giáo” để tuyên truyền tư tưởng Duy Tân và thu nạp các bạn đồng chí hướng bàn chuyện cứu nước.
    Khi đi qua tỉnh Bình Định, nhân gặp kỳ thi hạch hằng năm để tuyển sinh,cả ba ông mạo danh lẻn vào trường thi. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Cao Vân làm bài Lương Ngọc danh sơn, Phan Chu Trinh làm bài Chí thành thông thánh. Cả hai ký tên Đào Mộng Giác, ký tên này vì họ Đào là một họ lớn tại Bình Định và ông Đào Tấn quê ở Bình Định đang làquan lớn tại triều đình Huế. Vậy là không ai phát triển được. Hai bài thi ấy không khác gì tiếng sấm sét nổ ra dưói đường quang đãng! Bọn quan trường sửng sốt như chạm phải lửa, chúng tức tốc báo ra triều đình Huế và truyền lệnh truy nã anh chàng thư sinh có tên Đào Mộng Giác! Nhưng lúc đó, cả ba ông đã lên đường tiếp tục cuộc hành trình đã vạch ra. Không thể giấu kín được, hai bài này lan rộng trong đám sĩ tử, người này đọc, người kia chép, một truyền mười, mười truyền trăm! Thiên hạ điếng hồn khi đọc những câu thơ trong Chí thành thông thánh: “Muôn dân đang làm nô lệ trong ách cường quyền. Vậy mà các anh vẫn ngủ say trong giấc mộng của văn chương bác cổ”. Còn bài Lương danh sơn kêu gọi sĩ phu phải bỏ lối học “tầm chương trích cú” và khơi dậy ở lòng tự hào của dân tộc (Trần Quý Cáp dịch ra thể thơ song thất lục bát):
                       Sực thấy chữ tương lai mà sợ
                       Còn mơ màng giấc ngủ mhư không
                       Ai ơi đứng dậy mà trông
                       Nước ta một góc Á Đông kém gì
                       Trên Hồng Lạc dưới thì Trần Lý
                        Kể nhơn tâm sĩ khí ai bì
Sau đó, kêu gọi họ bằng những người đanh thép như viết từ huyết lệ:
            Cơ sự thế dại rồi đã vây
            Tai hoạ này không chạy cho mau
            Nào ai nghĩ thảm lo sầu
            Thì theo lối nghĩa chớ cầu đường danh
            Lại thốt những thơ sanh qua lại
            Rủ nhau là theo mái nhung hiên
            Hơi còn mạnh sức còn bền
            May ra đập phủ chìm thuyền có khi
            Sống vô ích, sướng gì cái sống
            Chết nên công, chết cũng nên đời
            Cớ sao ngày tháng giông dài
            Cầm như cái chuyện ở ngoài không nghe
            Lại vẫn giữ cái nghề hủ kiệt
            Đành say mê sống chết với thân
            Khác nào như kẻ phụ nhân
            Đã cam sĩ nhục muôn phần thế thôi
            Lại chẳng chi đời lính lệ
            Đằng bôn xu như thể tôi đòi
            Than ôi cũng một giống người
            Và câu kết thúc như rút ra từ gan ruột:
            Một lời như khóc, như than
            Thôi còn Lương Ngọc danh sơn làm gì!
Cũng trong chuyến đi này,khi đi qua Nha Trang, nghe đồn ở vịnh Cam Ranh có tàu chiến của Nga hoàng đang náu ở đó, cả ba ông liền tìm đến. Mấy ông trố mắt bảo nhau:
-         Vậy Á Châu mình có thua gì Âu Châu! Nhật Bản có mấy trăm hòn đảo chênh vên ngoài biển mà còn dám đánh nhau với Nga - một đế quốc hùng cường ở Âu Châu – thì tại sao Việt Nam ta không dám ngóc đầu lên đánh đuổi bọn Pháp lang - sa?
    Chiến hạm này là do đô đốc Rodjestvensky chỉ huy, náu ở vịnh Cam Ranh từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 14/5/1905. Cả ba ông liền trải trang làm cu li bán hàng, mỗi ngưòi bưng một thúng cá, tôm, cua, sò...xuống tàu chiến để bán. Thực ra, họ quan sát thử xem nền văn minh khoa học và lực lượng của Âu Tây như thế nào. Do không cùng ngôn ngữ, cả ba ông không hỏi han được gì thêm. Chỉ biết rằng nước ta và văn minh Âu Tây còn cách xa nhau như trời với vực.
Trong chuyến đi này, tại Bình Thuận, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu lập “Thơ xã” tại đình Phú Tài để giảng dạy, phổ biấn tư tưởng mới của Tân thư và chủ xướng “Thanh niên thể dục” lấy tên là “Dục Thanh” tại nhà chí sĩ Nguyễn Thông - mà người đứng lập là ông Trương Trọng Lợi để dạy học theo tinh thần mới. Sau đó, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp quay về lại Quảng Nam, còn Phan Chu Trinh bị bệnh phải nằm điều trị tại Phan Thiết. Trở về quê nhà, Phan Bội Châu có khuyên Trần Quý Cáp nên sang Nhật Bản, nhưng phải vì còn phụng dưỡng nên ông từ chối: “Ngưòi ta chỉ sợ không có ý chí độc lập, nếu có thì hà tất phải đi Đông, đi Tây!”. Qua năm sau, năm 1906, có lệnh bổ Trần Quý Cáplàm giáo thọ huyện Thăng Bình. Ban đầu ông không chịu đi, nhưng vì gia đình nghèo, phải nuôi mẹ già nên đành chấp nhận. Từ đó, với cương vị của mình, Trần Quý Cáp vẫn tiếp tục hoạt động không mệt mỏi để mở mang dân trí. Ông đã mở hàng loạt trường dạy học ở các xã, huyện tại Quảng Nam như Điện Phong, Phước Bình, Phú Lâm, Phước Quảng...rồi khởi xướng “Thượng hội” ở Hội An. Ngoài ra, ông còn phát động phong trào khai khẩn đất hoang, tạo nên những cánh đồng màu mỡ ở Cẩm Nê (Duy Xuyên), Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Bửu Sơn (Đại Lộc)...góp phần quan trọng cho sự nghiệp Duy Tân sau này. Dấu ấn của tư tưởng canh tân nằm rất rõ trong những bài thơ ông đã viết để tuyên truyền quần chúng. Với bài chiêu hồn nước hay còn gọi là bài Khuyến học, nay ta đọc lại thấy những chủ truơng của ông không khác quan điểm của trường Đông Kinh Nghĩa Thục sau này mở tại Hà Nội:
            Đấng làm trai ở trên trời đất
            Phải làm sao mở mặt non sông
            Kìa kìa, những bậc anh hùng
            Cũng vì buổi nhỏ học không sai đường
            Cuộc hoàn hải liệt cường cạnh tranh
            Mở trí khôn giàu mạnh dường bao
            Nước ta học vấn thế nào
            Chẳng lo bỏ dại, lẽ nào đặng khôn
            Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước
            Phải đem ra tỉnh trước dân ta
            Sách Âu Mỹ, sách Chi-na
            Chữ kia chữ nọ dịch ra tinh tường
            Nông, công ta trăm đường cùng thế
            Á Âu chung lại một lò
            Đúc nên tư cách mới cho ra người
            Một người học muôn người đều biết
            Trí đã khôn, trăm việc phải hay
            Quyền lợi đã nắm trong tay
            Có ngày tân hoá, có ngày văn minh
            Chuông độc lập vang đình diễn thuyết
            Trống hoan nghênh dội bể đại dương
            Nghểnh xem khoa cử mấy chàng
            Kìa vì khôn dại rõ ràng chẳng sai
    Không chỉ đổi mới phương thức học tập mà phong trào Duy Tân còn chủ trương phải tự lực tự cường. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nước có manh thì mới đủ sức đánh giặc ngoại xâm. Nếu trong thương trường, ông cổ vũ người dân trong một nước phải biết đoàn kết lại, cũng bỏvốn ra để hùn hụt làm ăn:
            Hiệp bãi cát gây nên non Thái
            Hiệp ngàn dòng nên cái biển Đông
                                      ( Bài ca khuyên hiệp thương)
Thì trong sản xuất, ông viết bài ca trù Khuyến nôngvới quan điểm mới- khác hẳn tư tưởng của những hủ nho “nhất sĩ nhì nông” và khẳng định sự tự hào “Mặc dầu ta nông phố vẫn phong lưu”. Sau này, khi chí sĩ Phan Bội Châu được lãnh tụ Hoàng Hoa Thám nhương đất ở đồn Phồn Xương để khai khẩn, canh tác hoa màu – nghĩa binh Yên Thế gọi là đồn Tú Nghệ - thì cũng chính là thực hiện chủ trương Duy Tân giống như Trần Cao Vân đã viết. Với những câu thơ tràn đầy nhiệt huyết, với tài hùng biện hiếm có, Trần Cao Vân ròng rã đi tuyên truyền trong quần chúng.
    Trong tác phẩm Việt Nam nghĩa liệt sử do Phan Bội Châu và các chiến sĩ của phong trào Đông Du viết và xuất bản ở Hải Ngoại  năm 1917, có kể lại những hoạt động sôi nổi của Trần Cao Vân năm tháng này: “Ông đi khắp thôn quê thị thành, mưa nắng không nài để nói chuyện với dâ chúng. Lúc thì kể chuyện Đông sang Tây, từ nhỏ đến lớn, vạch rõ các tập tục hủ lậu của nước ta, ngu hèn yếu đuối của dân ta và tỏ lòng đau xót. Ông nói như hát như khóc, như cười như mắng. Xét về kết luận  thì công kích cựu học, khuyến khích dân tộc, khai thông dân trí đề xướng dân quyền, chỉ mấy việc ấy thôi, lúc đầu ông diễn giải, nhân dân người ta ít vui lòng nghe, có lúc họ cho ông Bất Nhị đã phát điên, (Bất Nhị là tên làng và cũng là tên tự của ông). Nhưng ông là một ngôi sao trong học giới có danh vọng lúc bấy giờ, một người quân tử, nên càng được quần chúng tín ngưỡng. Ông đã trở thành người chuyên đi tuyên truyền, giải thích không mệt mỏi để mở mang dân trí nên càng ngày nhân dân ta càng hoan nghênh ông. Vì thế các cuộc nói chuyện càng lâu càng đông người nghe. Ông càng nỗ lực làm việc. Có lúc đang giữa trưa, đi chân khônglún dưới bùn, đứng dưới trời nắng chang chang mà vẫn nói chuyện, thao thao bất tuyệt, mồ hôi đầm đìa mà vẫn không dùng quạt. Nhờ ông diễn giải nhiều nên các danh từ “dân quyền”, “công lý” rộng khắp dân gian, ngưòi Pháp rất là căm ghét. Chúng cho mật thám lẫn lộn trong quần chúng để nghe ông nói những gì rồi tìm cớ buộc tội. Nhưng ông khong nói điều gì phạm đến Chính Phủ cả, cho nên Pháp không thể buộc vào đâu được. Có tên mật thám rất tức tối nói với người Pháp: “- Không giết ngưòi này, vài năm nữa, nhân dân Nam Ngãi không thể trị được nổi!”. Người Pháp vẫn sẵn muốn giết ông, nhưng ông không có cớ gì. Bây giờ, nghe lời tênmật thám kia thì rất mừng mà nói rằng: “Nay hãy đổi hắn đi nơi xa để hắn không làm gì được, rồi hãy tìm cớ mà giết đi. Tôi cho anh cùng đi với hắn, khéo dò xét hắn, thì tính mạng hắn chỉ nay mai lsf xong đời” (Bản dịch Tôn Quang Phiệt – NXB Văn Học 1972).
    Để thực hiện âm mưu thô bỉ và thủ đoạn hèn hạ như thế, năm 1907, chúng tìm cách đổi Trần Quý Cáp vào Khánh Hoà. Tuy nhiên, dù ở xa nhưng ông vẫn bí mật liên lạc với các đông chí trong phòng trào Duy Tân. Và khi nổ ra cuộc biểu tình chống sưu thuế năm 1908, thì sự việc đã diễn ra như ta đã biết. Tuần phủ Khánh Hoà là Phạm Ngọc Quát đã ra lệnh bắt ông và làm án Trần Quý Cáp như sau: “Trên tường, y có treo một bức bản đồ thế giới, ngụ ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một bản Hải ngoại huyết thư (của Phan Bội Châu) thì sự việc đã rõ. Tuy việc mưu phản của y chưa thành, nhưng lòng phản thì đã sẵn. Đề nghị xử chém để những bọn mưu phản thấy đó mà làm gương”. Bộ Hình của quan lại Nam triều -  thật ra mọi quyền hành đều nằm trong tay giặc Pháp – đã chuẩn theo y án.
    Ngày 17/5/1908, tại bãi sông Cạn, huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Trần Cao Vân bị chém ngang lưng. Trước lúc chém ông, tay cai ngục vốn kính phục nhân cách của ông bèn nói:
-         Tôi vì lệnh cấp trên giao mà thi hành nhiệm vụ, thấy ông hoạn nạn lâm nguy  như thế này lòng tôi đau như cắt. Nếu ông cần gì xin cứ nói, tôi gắng hết sức.
Trần Quý Cáp trả lời:
-         Chí hướng của tôi thế nào thì ai cũng rõ. Dẫu sống hay chết cũng mặc. Chỉ xin cho tôi mặc áo lễ, đặt hương án tại đây để tôi làm lễ cáo biệt cùng đồng bào, đồng chí.
Tay cai ngục làm theo lời, vài giờ sau thì lễ phục và hương án đã đem đến. Trần Quý Cáp đã ăn mặc chỉnh tề, nét mặc vẫn không thay đổi, hỏi tay cai ngục:
-         Đến giờ chưa?
-         Thưa ông, còn năm phts nữa.
Ông đĩnh đạc thắp nén nhang, hướng về Bắc lạy năm lạy rồi nói lớn:
-         Quý Cáp bất tài, không giúp được một tay cho nước, đồng bào lầm than còn biết dến bao giờ? Tôi nay thoát khổ một mình, tôi rất có tội, xin lấy chết tạ tội.
Nói xong ông ngoảnh lại phía tay cai ngục:
-         Việc của tôi đối với dân, với nước đã xong rồi! Nhưng tôi còn mẹ già, lẽ nào tôi không tạ tội?
Quay mặt về phía hương án, ông lạy bốn lạy và  nói:
-         Mẹ ơi! Con xin lấy cái chết để tạ tội với mẹ.
Giây lát sau, lưỡi gươm oan nghiệt đã kết thúc cuộc đời của Trần Quý Cáp. Lúc đó, ông mới vừa 38 tuổi. Từ hải ngoại, nhận được hung tin, chí sĩ Phan Bội Châu đã khóc bằng câu đối thống thiết:
-         Tin lại tin thế sao, trời đất phong trần bao cuộc biến;
      Buồn gì buồn hơn nữa, non sông hào hiệp mấy ai còn.
Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng lúc này đang bị giam trong nhà lao Hội An cũng khóc bằng câu thơ:
            Gươm sách xăm xăm tách dặm miền
            Làm quan vì mẹ há vì tiền.
            Quyết đem tân học thay nô kiếp,
            Ai biết dân quyền nảy hoạ nguyên.
            Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
            Nha Trang cỏ đã khóc hòn thiêng.
            Chia tay chén rượu còn đang nóng,
            Đà Nẵng trông nhau lúc xuống thuyền.
    Chí sĩ Phan Châu Trinh sau này hoạt động ở Pháp cũng ngậm ngùi nhắc đến cái chết oanh liệt của Trần Quý Cáp. Còn những đồng chí khác gửi tiếc thương dứt ruột trong câu đối:
        Đàn anh phải tân học, bỗng mất một tay, muôn dặm mịt mù, bạn trẻ trông sau rền rỉ khóc;
        Đời thọ với danh thơm, khó toàn hai ngả, một nho quan nhỏ, mẹ già dựa cửa xót xa đau.
Mãi đến năm 1925, môn đệ của Trần Quý Cáp là Trần Huỳnh Sách mới đưa hào cốt ông về an táng tại quê nhà. Ngày 11/5/1991 UBND huyện Điện Bàn đã ra quyết định số 65/QĐ- UB thành lập Ban vận động xây dựng lại mộ danh nhân Trần Quý Cáp. Hiện nay tại Hội An có tượng đài và trường học mang tên danh nhân đã làm rạng rỡ quê hương mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét