Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Hiếp Pháp




Không nên c tham vọng suy nghĩ nhiều một cách toàn diện về một bản Hiến pháp hoàn chỉnh. Vì rằng Hiến pháp là văn bản trí tuệ từ toàn thể dân chúng mà từ nó, h/chúng ta trao quyền cho Nhà Nước, điều hành lãnh đạo đất nước. Từ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm được giao này, Nhà Nước lập ra pháp luật, tiến hành các biện pháp thực thi pháp luật và phán quyết những kẻ vi phạm pháp luật. Luật pháp và Nhà nước được thành lập để bảo vệ kẻ yếu hơn trước kẻ mạnh, khác với quy luật sinh tồn trong tự nhiên: luật của sư tử hổ báo hay luật dưới biển, cá lớn hiếp cá bé. Ở đây xuất hiện hai vấn đề cơ bản, đó là con người sinh ra đều bình đẳng trước Chúa (ví dụ này là dễ hiểu hơn là trước Tạo hóa), những kẻ yếu ớt hiệp nhau lại, tạo ra luật quy ước để phân công và bình đẳng với nhau và luật lệ đó dùng xử lý kẻ mạnh uy hiếp thành viên của mình. Vấn đề thứ 2 là cơ chế phân lập 3 quyền trên để kiểm soát tránh cho quyền lực bị lạm dụng, bị mất sự khống chế.
          Hiến pháp được dự thảo, công bố trong vòng 2 tháng để lấy ý kiến nhân dân là một thời gian quá ngắn quá gấp gáp một cách qua loa. Một Hiến pháp muốn được góp ý, thực sự dân biết, dân bàn, dân kiểm tra thì cần một khoảng thời gian 2-3 năm. Đưa dự thảo vào chương trình học của 8 cấp học: tiểu học, trung học, phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Để cho xã hội cùng nhai - ngủ - khóc với nó, Bố Mẹ tranh cãi, giúp con làm bài về Hiến pháp, nam nữ cãi nhau về Hiến pháp, Giáo sư cãi với nghiên cứu sinh về nó. Đối chiếu nó với Hiến pháp nước Mỹ, nước Anh, nước Pháp, nước Nga, nước Trung để xem có gì hay, có gì dở, cái gì cần thay đổi, cái gì hợp lý nhất. Lâu nay cứ nói ra rả “Sống và làm việc theo Hiến pháp và PL” mà cho đến Đảng viên kỳ cựu cũng chưa hề biết mặt mũi cái Hiến pháp ấy thế nào huống hồ là các ông bà giai cấp.
            Công dân 14 tuổi để được cấp giấy chứng minh thư phải vượt qua kỳ thi về Hiến pháp.
      Thêm không bằng bớt. Hiến pháp 1992 nên bỏ bớt chữ, (càng nhiều càng tốt, không cần thêm chữ nàođảo lại thứ tự vị trcác chương mục.Đoạn trên còn có thể bỏ thêm 16 chữ nữa.
 “Ngang, sổ , phẩy, mác họp lại thành chữ. Chữ ghép vào với nhau thành ra câu. Câu trộn lộn với nhau thành ra chương. Trẻ con 5, 6 tuổi phải dậy nó biết chữ, biết chữ rồi phải dạy nó chắp chữ thành câu. Chắp 5, 6 chữ thành câu rồi phải dậy nó sắp câu thành chương: Trước hết hãy dạy sắp 5,6,7 câu thành một chương, kế dạy đến sắp mười câu trở lên làm một chương! Khi đã sắp được hơn mười câu thành một chương rồi, lại dạy cho sắp 5 câu hay 4 câu thành một chương, 3 hay 2 câu cho đến 1 câu thành một chương. Khi đã hiểu sắp 1 câu thành 1 chương thì đưa cho nó vở Mái Tây nó đọc” (Truyện Tây Sương Ký, tr 500).
     
  Nếu hiểu Hiến pháp như trên thì Quốc hội hiện nay không đủ quyền để soạn thảo Hiến pháp. Quốc hội hiện nay là Quốc hội lập pháp, hoạt động dựa trên cơ sở bản Hiến pháp cũ. Quốc hội hiện nay có nhiều thành phần là do cơ cấu (vùng miền, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi, giới tính) nên chưa hẳn là tinh hoa của các tầng lớp dân chúng, và mặt khác, hầu hết họ – đang - cùng - thuộc – một - tổ - chức, tổ chức đó chỉ chiếm 3/86  dân số. Bản Hiến pháp cũ hay bản dự thảo mới có quá nhiều điều, từ ngữ xa lạ với phong tục, truyền thống, lối sống của người dân lao động Việt Nam như: giai cấp, tư bản, ánh sáng chủ nghĩa Marx… Do vậy, cần phải có một Quốc hội lập Hiến, trao quyền cho Nhà Nước những quyền mà nó đủ để quản lý xã hội Việt Nam.
         Sau khi dự thảo Hiến pháp Mỹ được Quốc hội lập Hiến thông qua, cần phải có 8/13 bang của nước Mỹ đồng ý thông qua thì mới thực thi. Do vậy, tại mỗi bang đều có những tranh luận công khai, nẩy lửa và kéo dài trong nhiều tuần lễ với từng chi tiết, điều khoản. Và Hiến pháp Mỹ đã được thông qua với điều kiện phải bổ sung thêm những Tu chính án. Những điều khoản, từng từ, từng chữ được phân tích mổ xẻ trên các diễn đàn, trên các mặt báo để đảm bảo nó được mỗi thành bang ủng hộ tư tưởng tiến bộ, hướng về điều tốt đẹp hơn cho xã hội Mỹ khi bản Hiến pháp mới được thông qua.
            Hiến pháp mới của Việt Nam có nên quy định 64 tinh thành như cũ hay nên chia thành 3 miền ( Bắc Trung Nam), 10 vùng 3 thành phố (Đông Bắc, Tây Bắc, Hà Nội, Bắc Bộ) (Bắc Trung Bộ, Trung Bộ, Đà Nẵng, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên) (Đông Nam, Tây Nam, Cửu Long, Sài Gòn). Mỗi vùng có thể là một hoặc vài tỉnh. Ví dụ Trung Bộ chỉ nên có: Bình Trị Thiên, Nam Ngãi, Tuy Khánh, Bình Kon Gia, …
            Nói cho vui, chứ điều 4 còn nằm đó khác nào hiếp pháp. Tướng Vịnh mới đăng đàn bảo dân chúng không nên biểu tình chống Trung Quốc, làm rối loạn trật tự xã hội, làm rối thêm đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước. "Đảng và NhNước không bao giờ bán nước". Từ khi Hiến pháp xuất hiện điều 4, đó là những lộng ngôn. Từ trước năm 1932 trở về đến thời Hai Bà Trưng và trước đó nữa, từ năm 2013 trở về sau này, kẻ nào được phép tự quyết định bán hay không bán từng cỏ cây ngọn cỏ, tấc đất của tiền nhân để lại. Có thể tin vào những Ích Tắc, Chiêu Thống, có thể nào tin rằng có 40 tướng lĩnh Đài Loan làm gián điệp cho Trung Cộng??? Hãy tin vào Đảng, điều này làm nhớ đến dụ ngôn hang động của Platon, 427-347 TCN, trước cả thời Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa.
Hình dung loài người là một bầy tù nhân bị trói chặt trong một hang động, quay mặt vào vách đá ở đáy động. Vì bị trói chặt, đám người không thể ngoái nhìn ra cửa hang, cũng không thể đi ra ngoài hang. (Hệ thống dây trói này có nhiều kiến giải, hoặc những hạn chế của thể xác với hệ thống giác quan của nó, những trói buộc về tư tưởng, phong tục tập quán v.v.) Bên ngoài cửa hang là cả một thế giới được Platon cho là chân, thiện, mỹ gọi là các Ideas,đều tuyệt đẹp và vĩnh cửu, bất biến.
Các vị thần là những sinh linh hay siêu nhân có thể ra ngoài thế giới tự do đó, và biết tất cả những ideas đó. Thương loài người bị cầm tù, các thần làm một số bản copy của một số ý tưởng đó để mang vào hang cho loài người xem. Những bản copy này có thể được coi như những con rối, hay búp bê, làm theo hình mẫu ngoài thế giới vĩnh hằng. Những con rối này được làm bằng các loại vật liệu nào đó, vì thế, chúng có tính vật chất, tính “thực” của chúng, (nhưng đó là cái thực của con rối, vẫn khác với cái thực của hình mẫu lý tưởng). Từ một ý tưởng mẫu có thể làm ra muôn vàn con rối khác nhau, bằng những vật liệu khác nhau.
Tuy nhiên, do trong hang tối om, và quá nhiều người tù bị trói, nên muốn cho mọi người cùng xem các con rối, các thần làm một hệ thống chiếu phim, giống như hệ thống xem rối bóng hay projector của ta bây giờ. Họ làm một bức tường đằng sau các người bị cầm tù, đặt các con rối lên đó, rồi đốt một đống lửa đằng sau, để cho bóng của các con rối được hắt lên tường. Đống lửa này có thể coi như mặt trời mà ta biết. Nhờ ánh sáng của nó mà ta thấy được bóng của các con rối. 

Có thể tóm tắt một hệ vũ trụ quan 3 bậc của Platon:

-         Thế giới vĩnh hằng (thay bằng XHCN)với các idea chân thiện mỹ, vĩnh cửu, là mẫu mực của mọi sự vật trong tự nhiên.

-         Thế giới tự nhiên (thay bằng XHTB), vật chất với những con rối, objects được các thần copy từ các idea

-         Thế giới của các cái bóng của những con rối (ngu dân Việt Nam), là hình ảnh về những sự vật khách quan theo cảm nhận chủ quan của con người.

Theo Platon, mọi sản phẩm nghệ thuật, cho dù nó được mô phỏng trực tiếp từ idea lý tưởng, hay được đúc rút từ những hình bóng vô thường trên vách đá, thì nó vẫn chỉ như những con rối có thể rất giống thật nhưng không phải là thật. Có nghĩa là nghệ thuật chuyển tải được phần nào cái đẹp, nhưng không chuyển tải được tính chân và thiện của lý tưởng.  Muốn biết thế nào là thực sự đẹp thì chỉ có cách tháo xiềng xích, tự ra đó mà nhìn. Cái đẹp này tựa như cái đẹp mà Phật nói PHẢI TỰ MÌNH CHỨNG NGỘ. (Đảng và Nhà Nước không thể làm thay, mà hướng cách quản lý xã hội về việc chuyển đổi nâng cao nhận thức để người dân tự mỗi người chứng ngộ)

Ngoài ra, thế giới vĩnh hằng còn biết bao điều khác, vô vàn ideas khác không thể được mô phỏng hết. Vì thế, cách duy nhất cũng là mục đích duy nhất của mọi nỗ lực là phải ra được khỏi hang, chứ không phải là làm các mô hình đẹp hơn.

Điều nguy hiểm nhất của nghệ thuật chính lại vì những sản phẩm của nó là những mô hình quá nét, quá đẹp, khiến người ta mê say và an tâm với chúng, và từ đó mất đi cái mong muốn được giải thoát, được ra ngoài hang động, để nhìn thấy cái thực vô biên và vĩnh hằng ngoài cửa hang. Những kẻ say mê sản phẩm nghệ thuật là những kẻ mông muội khó thuyết phục nhất về tình trạng ếch ngồi đáy giếng của họ và ít nhu cầu nhất về việc tìm tới cái chân thiện mỹ, vì sản phẩm nghệ thuật họ chiêm ngưỡng có những vẻ đẹp đã đủ thỏa mãn họ.


Từ nhận thức về mối nguy hại đó, Platon xem những lời giải thích, minh họa gần đúng không những không có tác dụng, thậm chí còn có tác hại như thuốc phiện làm mê tâm. Cách hiểu của ông tương tự như khái niệm về các công án trong thiền môn trong quan điểm nhà Phật, cho rằng muốn đạt tới Niết bàn hay thiền thực thụ phải giải thoát khỏi “mọi” trụ chấp. Còn dính vào hình, vào lời, dù tinh tế đến đâu, đúng đắn đến đâu, vẫn là đang  ở trên thuyền chứ chưa lên bờ.

           Vì vậy, theo Platon, một nghệ thuật chân chính không phải là nỗ lực thể hiện gần đúng vẻ đẹp của một idea, mà là làm cách nào để thức tỉnh nhân loại là thế giới chân thiện mỹ còn ở ngoài cửa hang, và tất cả mọi thứ họ làm, họ thấy đều chỉ là những cái bóng của các con rối thôi (*).



 Chú thích:
(*) color Phần Bài giảng TS.KTS. Phó Đức Tùng
[Platon] Trong hệ thống Hy lạp, ba thày trò Socrates, Platon và Aristote đóng vai trò đặc biệt. Nền tảng văn minh phương Tây nói chung và nghệ thuật phương Tây nói riêng có liên quan rất chặt chẽ tới Hy Lạp cổ đại. Socrates không viết và những điều ta biết về ông đều qua lời Platon. Vì thế, Platon đặc biệt quan trọng.
  [Tướng Vịnh]: “Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì yêu nước nhưng Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Và với những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam” 
 [Ohbama]: Sức mạnh của tự do
 Ngay cả khi chúng ta đến từ những nơi khác nhau, chúng ta vẫn chia sẻ cùng ước mơ: được lựa chọn lãnh đạo của mình, được chung sống trong hòa bình, được học hành và có cuộc sống tốt, được yêu thương gia đình và cộng đồng. Đó là lý do tại sao mà tự do không phải là thứ mơ hồ – tự do chính là điều giúp cho nhân loại đạt được tiến bộ – tiến bộ không chỉ ở thùng phiếu mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ là Franklin Delano Roosevelt kêu gọi thế giới hãy tôn trọng bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do trước nhu cầu và tự do trước nỗi sợ. Bốn quyền tự do này bổ trợ cho nhau. Chúng ta không thể hoàn toàn thực hiện một quyền mà không có được các quyền còn lại. Đó là tương lai mà chúng ta phấn đấu cho chính chúng ta và cho toàn thể người dân.
Điều không thể nghi ngờ là quốc gia các bạn sẽ trở nên hùng mạnh hơn nếu phát huy được sức mạnh của toàn thể người dân. Và để bảo vệ quyền tự do của tất cả người dân, những người cầm quyền phải chấp nhận bị kiểm soát.  Tôi, với tư cách là tổng thống Mỹ và tổng tư lệnh, tôi phải chịu trách nhiệm trước người dân của tôi. (không phải trước Đảng)
Là tổng thống, tôi không thể áp đặt ý mình lên Quốc hội mặc dù đôi lúc tôi cũng ước gì mình có thể làm được. Nhánh lập pháp có quyền lực riêng và đặc quyền riêng nên họ kiểm soát và cân bằng quyền lực của tôi.
Tôi chỉ định các vị thẩm phán nhưng tôi không thể chỉ đạo họ phán quyết bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ, từ một đứa trẻ bần hàn cho đến chính bản thân tôi, tổng thống, đều bình đẳng trước pháp luật. Và các vị thẩm phán có thể phán quyết liệu tôi có tuân thủ pháp luật hay vi phạm pháp luật hay không. (không phải là Bộ Chính Trị)







BÀI VIẾT LIẾN QUAN:

Sửa Hiến pháp Kỳ 4 - Quyền lực Chủ tịch Nước

Sửa Hiến pháp. Kỳ 3, dàn bài tổng quát (đề cương)

Sửa Hiến pháp. Kỳ 2. Điều 4

Sửa Hiến pháp kỳ 1. Bắt đầu từ đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét