Tôi buồn vì vẫn có nhiều sự học vô mục đích
(Copy bài từ)http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/448853/Du-hoc-Tu-chuyen-ca-nhan-den-chuyen-dat-nuoc.html
(Copy bài từ)http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/448853/Du-hoc-Tu-chuyen-ca-nhan-den-chuyen-dat-nuoc.html
Ở tuổi thất thập, thầy NGUYỄN ĐỨC HÒE - hiệu trưởng
Trường Nhật ngữ Đông Du - vẫn nói: “Tôi sẽ phải thay đổi tư duy”. Điều
ông nói đến là câu chuyện phía sau một cơ đồ không mấy ai làm được: đưa
trên 1.000 học sinh đi du học miễn phí.(Nhưng đó là một thất bại đối với ông vì đó là 1.000 giá áo túi cơm)
Ông Nguyễn Đức Hòe - Ảnh: Khổng Loan |
* Chúng tôi mới phỏng vấn nhiều học sinh muốn đi du
học và nhận được trả lời “đi du học vì thích, vì đại học trong nước quá
dở, vì cha mẹ có tiền cho đi”. Thầy nghĩ sao về chuyện này?
- Đó là một tâm thế du học hơi tùy tiện và cũng là mối
khủng hoảng tinh thần của tôi những năm qua. Đây là một vấn đề giáo dục
lớn của đất nước bây giờ. Tôi làm về du học hơn 40 năm, năm nào tuyển
học trò đưa đi đều thấy sự xuống dốc: xuống dốc về trình độ khoa học,
kiến thức chung, tinh thần và tư duy cũng xuống. Tôi cứ băn khoăn tìm
cách sửa.
Mùa thu năm ngoái, một giáo sư Đại học Kinki vùng Osaka
(Nhật Bản) sang VN tìm tôi. Vị giáo sư này được Bộ Giáo dục Nhật Bản ủy
thác đi tìm hiểu tình hình sinh viên VN. Ông đã gặp sáu sinh viên và
sau khi trò chuyện với họ, ông nói với tôi “như vậy thì không có kết
quả”. Trong cuộc phỏng vấn, những em đã tốt nghiệp không trả lời được vì
sao chọn ngành học đó.
Hỏi “tốt nghiệp xong em sẽ làm gì?”, câu trả lời chung
là “kiếm một công ty trả lương cao”. Vị giáo sư ấy nói: “Tôi thấy sinh
viên VN học rất xuất sắc nhưng đều là học hoàn toàn trong sách, lại
không định hướng được cuộc đời mình, hiểu rất ít về xã hội, về con
người. Những sinh viên ấy hỏi về nước Nhật cũng không rành, hỏi về VN
cũng ú ớ. Họ về VN sẽ làm được gì đây?”.
Tôi nghĩ câu hỏi ấy là câu hỏi chung của đất nước ta.
Bố mẹ sai lầm không định hướng cho con, Nhà nước không định hướng cho du
học sinh, nhiều em đi học chỉ vì mảnh bằng rồi nghĩ mảnh bằng ấy sẽ
giúp em cả đời, giống như cách đi thi để làm quan ngày xưa. Cách nghĩ
sai lầm ấy làm hỏng các em.
Học là phải gắn liền với tư duy thực tiễn. Nhưng bây
giờ bằng cấp và tiền bạc chi phối. Tôi đã nhiều năm đưa học trò đi du
học mà không để ý điều này, chỉ thấy em nào học giỏi mà nhà nghèo là
giúp các em đi du học. Giờ là lúc thay đổi tư duy, nếu không học trò của
tôi “không dùng được” - như ông giáo sư Nhật Bản ấy nói - học xong
không dùng được ở ngoài đời, không dùng được ở Nhật Bản, chẳng dùng được
ở VN, chỉ cầm được mảnh bằng về, có khi còn huênh hoang khoe khoang.
Đây là vấn đề của VN và tôi cho rằng chính chúng ta
phải giải quyết. Mình làm giáo dục, muốn sản phẩm của mình có thể thay
đổi được xã hội, hữu ích cho xã hội thì phải thay đổi tư duy ở nhiều
khâu. Thay đổi cách dạy, nội dung giáo dục, hướng giáo dục đã đành, quan
trọng nhất là thay đổi con người, giúp học trò thay đổi.
* Theo thầy, căn nguyên trực tiếp của những lệch lạc trong chọn lựa đi du học ấy là từ đâu?
- Căn nguyên lớn nhất chính là một lề thói dùng người
theo bằng cấp, tức quyền lợi đi theo bằng cấp. Bố mẹ khuyên con học lấy
bằng, đương sự cũng nhìn thấy chỉ có một con đường: phải có bằng mới
được tuyển dụng, bổ nhiệm. Xã hội giờ cũng trọng người có bằng, ai có
chức danh, bằng cấp thì nhiều người nghe, không biết rằng giữa bằng cấp
và cái thực biết là hai thứ khác nhau. Tâm lý vọng ngoại còn rất nặng.
Đất nước mình cần rất nhiều kỹ sư, chuyên viên để phát
triển đất nước, chúng ta đâu cần nhiều tiến sĩ như vậy. Nhà nước đổ tiền
vào đào tạo tiến sĩ, bổ nhiệm chuyên viên cũng vậy, ai có lắm bằng cấp
thì dùng. Không thể trách nhân dân được vì họ thấy con đường ấy là duy
nhất cho con em họ.
* Theo thầy, VN cần điều chỉnh vấn đề này ra sao?
- Sự hội nhập mang đến một lối làm giáo dục phi tổ quốc
của nhiều quốc gia phương Tây, đào tạo những con người quốc tế, không
thuộc dân tộc nào cả. Thanh niên tiếp nhận toàn những giới thiệu màu
hồng khi du học, về lối sống sung sướng và tự do cá nhân.
Vấn đề của VN là phải làm cho thanh niên thấy được
những vấn đề lớn của đất nước này: mối nguy về xâm phạm chủ quyền, nghèo
đói, lạc hậu, vay nợ… Không thể chỉ dạy họ niềm tự hào về độc lập, ấm
no, thịnh vượng. Phải nói thẳng cho thanh niên rằng “đất nước đang gặp
nhiều khó khăn”, cần các em góp sức và thể hiện trách nhiệm.
Một cán bộ Bộ Nội vụ nói với tôi: “Tôi rất ngạc nhiên
vì sinh viên của anh đều về, trong khi Nhà nước đưa đi 10 người thì 6-7
người ở lại nước ngoài”. Tôi nói với ông ấy: Hãy vạch cho các em thấy VN
cần các em, VN chính là nơi các em thể hiện tốt nhất sở học của mình.
Nhà nước phải tự tin nói với các sinh viên VN về điều này.
Tôi nghĩ cần giúp thanh niên định hướng cuộc đời mình:
Học cái gì? Đạt được gì? Gánh vác những trách nhiệm gì? Thấy được sự
tương quan giữa cá nhân họ với gia đình, với cộng đồng, với xã hội và
đất nước của họ, điều chỉnh những kế hoạch đời họ để sống có ý nghĩa,
sống có trách nhiệm. Nhà nước phải có một ngọn đuốc thắp lên để thanh
niên trông vào đó đi theo.
Tháng 6 vừa rồi, tôi gặp lại ông giáo sư nọ. Ông ấy nói
nhiều đại học Nhật Bản đã mở một môn học mới về tư duy. Tư duy lại về
mục đích học tập, làm học trò có động lực học, hứng thú khi học tập và
làm việc; giúp các em hiểu được học cái đó sẽ dùng nó ở đâu, tùy cơ ứng
biến.
Học cao, học kỹ nhưng khi làm việc thì hoàn cảnh nào
cũng làm việc được. Nếu tất cả sinh viên du học đều nhận thức sâu sắc
được điều đó…, chúng ta tin rằng những lệch lạc hiện thời trong câu
chuyện du học sẽ được khắc phục.
CẨM PHAN
Mấy chục năm đưa học sinh đi du học, tất cả học trò tôi
đều thành đạt, nhưng là cá nhân các em thành đạt. Các em được đi ra
nước ngoài, có bằng cấp, các công ty nước ngoài mời làm việc, kiến thức
mở rộng… Người duy nhất thất bại là tôi. Vì mục đích tôi đề ra là đào
tạo những con người biết nghĩ đến đất nước, dấn thân vào chỗ khó để thay
đổi, sửa chữa, vun đắp. Cụ Phan xưa đưa được 200 người đi, tôi đưa được hơn 1.000. Nhưng mục đích du học bây giờ lại trở thành cá nhân. Cho nên tôi nghĩ nếu tiếp tục cách làm như vậy thì hoàn toàn vô nghĩa. Tôi phải thay đổi tư duy mới hi vọng đạt được điều mình mong muốn. Nhìn rộng ra, chúng ta phải thay đổi tư duy, đất nước này cần thay đổi tư duy. Mỗi sự đầu tư cho học tập đều là để khai thác được tinh thần, trí tuệ của người VN, bộ óc của người VN được dùng đúng sẽ giúp chúng ta làm chủ vận mệnh của mình. |
Lời
bình: Ông là một con người đáng kính trọng vì công việc đã làm, nhưng
có sai sót ngay từ khâu đầu tiên nên không thể so sánh với cụ Phan. Lời
của ông tuy muộn, nhưng cũng giúp ích trong việc nhìn nhận lại cái sự
học ngày nay, của việc học sử, của nhận thức của ông Phạm Vũ Luận- Tân
bô trưởng Giáo dục. Họ thích những con số như 70.000 tỷ, số %, mức lương
tính theo đô, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp... ai ngồi chăm chút tâm hồn cho
một gánh chè, một tô Mỳ Quảng ngon... trong một xã hội kim tiền thời
hiện đại. Cần phải làm gì đầu tiên nếu không phải là thay đổi, lật đổ,
phá nhào một điều gì đó đã gây nên tất cả điều này????
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét