Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Nghị quyết 56/2014 trái với đạo Luật gốc là "Pháp lệnh Phí và lệ phí" 2001 thế nào?

MỘT NGHỊ QUYẾT CHÍNH PHỦ TRÁI VỚI PHÁP LỆNH (LUẬT) MÀ NÓ TRIỂN KHAI. Là Là Nghị định 56/2014 với Pháp lệnh Phí, lệ phí 2001.

Sau khi tìm hiểu: XUẤT PHÁT CỦA VIỆC TĂNG PHÍ là từ 1>>Thông tư 133/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. 

Thông tư 133 ĐƯỢC hướng dẫn dắt dây từ 2>>> Nghị định 56/2014, 2> chỉnh sửa từ  3>>NĐ 18/2012. 3> là triển khai dắt dây từ Luật gốc là >>>4. Pháp lệnh Phí 2001 và >>> 5. Luật Giao thông 2008.


Đi từ 5> Luật Giao thông 2008: Chương III - Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
NHƯ VẬY, TRONG LUẬT GIAO THÔNG CÓ NÓI QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ  là 1 KHÁI NIỆM
Việc xây dựng thì không nói ai chi tiền, nhưng bảo là tư nhân có thể khai thác ( đường dân sinh, thì đảng và chính phủ phải lo rồi). Xem ở đây.
 
Chuyển sang đọc 4> Pháp lệnh Phí và lệ phí 
http://www.luattienphong.vn/chi-tiet-tin/phap-lenh-phi-va-le-phi-nam-2001
PHÍ LÀ KHOẢN TIỀN PHẢI TRẢ CHO DỊCH VỤ CUNG CẤP


Chỉ dừng lại đến thế, Pháp lệnh (1 dạng trước Luật) không giải thích gì thêm về Phí đường bộ thu thế nào, sử dụng mục đích gì/ Do vậy, cần phải đọc tiếp. Tại sao có Pháp lệnh Phí và Lệ phí 2001 này? 

Thì ra là Nó nằm trong Nghị quyết 42/2000/QH 10
http://vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=11756&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText=
Nhưng tại sao là Nghị Quyết, rồi là Pháp lệnh nữa, thì phải

Xem lại điều 84 Hiến Pháp 1992 viết gì:
Thì ra là Pháp lệnh này chỉ cần UB TV Quốc Hội thông qua là xong. Cứ thế mà thu phí.


Điểm lại trình tự theo dõi và lần tìm các văn bản, chúng ta có thể thấy quy trình có cái thu phí xe máy đi như sau:
Quốc Hội khóa 10, kỳ họp thứ 8, căn cứ và Tờ trình của UBTV QH ra Nghị quyết 42/2000, trong đó yêu cầu là kế hoạch làm Luật năm 2001 phải có 1 Pháp lệnh Phí và lệ phí <4>. Nhưng tại <4> chỉ giải thích thế nào là phí, thu phí sử dụng mục đích gì? Còn không quy định là bao nhiêu, thu thế nào! Vậy, ta hiểu là Luật quy định thu phí sử dụng vào mục đích gì. Ở đây, đó là
PHÍ LÀ ĐỂ TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP 1 DỊCH VỤ. PHÍ - KHÔNG - DÙNG - CHO - VIỆC ĐẦU - TƯ.

Tiếp theo, chúng ta tìm được văn bản Bộ Giao thông nói gì?
 http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=90&catid=1670&articleid=14204
Như vậy, tại Văn bản của Bộ Giao thông, cũng 1 lần nữa khẳng định, phí dùng cho Quỹ bảo trì đường bộ, cũng dùng để bảo trì đường bộ, là chi phí người dân phải phải cho dịch vụ bảo trì, chứ KHÔNG - DÙNG - CHO - ĐẦU - TƯ - CÔNG.

Nghị định 18/2012 khẳng định là PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ CHỈ SỬ DỤNG CHO VIỆC BẢO TRÌ (bảo trì, duy tu, bảo dưỡng KHÁC với việc nâng cấp, mở rộng, làm mới) 

ĐẾN ĐÂY MỚI LÀ CHỖ SAI NGHIÊM TRỌNG:

Khi Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/05/2014 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

Theo đó, thay vì quy định toàn bộ phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ bảo trì đường bộ của địa phương đó như trước đây, Nghị định này chỉ rõ, kể từ ngày 20/08/2014, phần phí  này sẽ được nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào Quỹ địa phương.

Như vậy, từ Pháp lệnh (1 dạng Luật), quy định Phí là khoản phải trả cho việc cung cấp dịch vụ (ở đây là dịch vụ Bảo trì)/ Chính phủ cho ra Nghị định 18/2012, đồng ý tuân thủ Phí sử dụng đường bộ cho Quỹ bảo trì, NHƯNG tại Nghị định 56/2014, Chính phủ vi phạm quy định Luật do Quốc hội ban hành (Pháp lệnh Phí) khi chuyển từ bảo trì sang việc đầu tư!!!! PHÍ LÀ TRẢ CHO VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ, PHÍ KHÔNG DÙNG ĐỂ ĐẦU TU.

Có thể tất cả mọi người dân đều bắt đầu cảm thấy khó chịu, với người có ô tô khi buộc  nộp phí sử dụng Giao thông đường bộ khi phải dán tem, bị truy thu, từ 01/1/2013 dù xe có chạy hay không chạy. Và với người đi xe máy khi Phường đế nhà thu tiền mỗi xe 50k. Và bây giờ, lại tăng phí thu khi vẫn còn sử dụng các Trạm thu phí, trái với cam kết tại Nghị định 18/2012 của chính phủ và giải thích văn bản pháp luật từ Bộ Giao thông.

Quy trình ra 1 loại phí có vấn đề khi TÔI CHẮC CHẮN mỗi đại biểu Quốc hội đều không biết có loại phí này, và không biết nó được sử dụng như thế nào, bắt đầu khi Quốc hội ra 1 Nghị quyết về việc phải có Pháp lệnh Phí, và UBTVQH đã đã ra một pháp lệnh, trong đó chỉ có 1 hàng chữ về Phí sử dụng đường bộ mà không có giải thích gì thêm (chỉ cần 1/2 UBTVQH ~ 25-30 người thông qua dòng chữ Phí sử dụng đường bộ này  và sau đó là 90 triệu người phải đóng tiền, mà không ai thắc mắc gì thêm nữa: Tại sao có loại phí này? có để làm gì? không có được không? thu bao nhiêu là đảm bảo việc bảo trì? việc đầu tư mới là phải sử dụng Thuế,...). Xem NĐ 56/2014


Kết luận: hầu như toàn thể đại biểu Quốc hội không ai biết việc này, và Nghị định 56/2014 sửa đổi NĐ 18/2012 về "Quỹ bảo trì đường bộ" của Chính phủ là trái Luật.










                                        Tam Kỳ 3/11/2014 Thích Nhất Huy



BÀI ĐỌC THÊM:

>>>Ngô Thế Triệu là thằng nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét