Dương Thu Hương
Báo Nhân Dân chủ nhật ngày 28-3-1999 đăng ở trang 8 lời phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam như sau : "... Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Bất kì việc làm của một nước nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế...". Tất thảy những người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước đều biết mười mươi rằng chính phủ Trung Quốc đã ngang nhiên cho quân đội tấn công Trường Sa, Hoàng Sa và ngay sau chuyến thăm của ông Lê Khả Phiêu đã ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá vào tháng 7 và tháng 8 năm nay, 1999. Vậy tại sao người phát ngôn của Bộ ngoại giao lại ám chỉ mập mờ : Bất kì việc làm của một nước nào... Một thông báo ấp úng ỡm ờ như thế hẳn không đem lại chút danh dự nào cho chủ nhân của chúng.
Báo Nhân Dân chủ nhật ngày 28-3-1999 đăng ở trang 8 lời phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam như sau : "... Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Bất kì việc làm của một nước nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế...". Tất thảy những người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước đều biết mười mươi rằng chính phủ Trung Quốc đã ngang nhiên cho quân đội tấn công Trường Sa, Hoàng Sa và ngay sau chuyến thăm của ông Lê Khả Phiêu đã ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá vào tháng 7 và tháng 8 năm nay, 1999. Vậy tại sao người phát ngôn của Bộ ngoại giao lại ám chỉ mập mờ : Bất kì việc làm của một nước nào... Một thông báo ấp úng ỡm ờ như thế hẳn không đem lại chút danh dự nào cho chủ nhân của chúng.
Thắp lên 1 que diêm nhưng không phải để cầu nguyện!
Từ ngày 30-4-1975 đến nay, hai mươi
bốn năm qua. Xấp xỉ một phần tư thế kỉ nhưng những người nông dân mặc
áo lính vẫn đứng dưới ruộng bùn. Bóng cuộc chiến tranh đổ xuống ngôi đền
cho bọn cướp bóc trú ngụ, còn đám người ngu ngơ nhát nhúa vẫn sống bởi
ánh hồi quang của những chân trời đã mất, bởi niềm tự an ủi " sống khổ
nhục còn hơn là chết ". Và như thế, nền dân chủ càng bị đẩy lui về phía
xa, cơ hội xây dựng một xã hội văn minh càng mờ mịt. đó, trái cây nhiệt
đới sót mùa, hậu hoạ vô hình và khủng khiếp nhất, dai dẳng nhất của
chiến tranh nơi xứ sở chúng ta. đó mới chính là sự què cụt tinh thần, là
quái thai trong đời sống tâm linh của một dân tộc.Ở đâu con chim bồ câu trứ danh của Picasso ?Ở
một phương trời khác, nơi tổ quốc của những con người khác, những con
người biết tôn trọng chính mình, biết quý trọng máu mình đã đổ, biết giá
trị đời sống của bản thân và của đồng loại. Trên quê hương họ, sau
chiến tranh mười năm tiếng dương cầm đã vang lên trong khung cửa sổ, lấp
đầy không gian những hoàng hôn.Con chim
thơ mộng kia chưa bay tới xứ sở của chúng ta, những kẻ yên tâm lội dưới
bùn, những kẻ thờ ơ với chính máu mình đổ ra, ngoan ngoãn chịu đựng mọi
sự cướp bóc, hài lòng với bát cơm chan nước mắm cua đồng, chưa bao giờ
dám mở to mắt để ngắm nhìn và ước ao cuộc sống như một giá trị đáng phải
có... Những con người có thói quen lim dim mắt trước cuộc đời hiện tại
và chỉ ngây ngất với ánh hồi quang của những chân trời đã mất.Sau
chiến tranh ngót một phần tư thế kỉ, trên dải đất này vẫn chỉ nghe rõ
tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen trên các nghĩa địa nối dài từ bắc vào nam,
từ nam ra bắc.Con chim ngậm cành ô-liu kia còn lẩn khuất nơi chân trời mù sương nào đó. Trên dải bờ xa xôi. Và chờ đợi bình minh.
Hình đoàn người Biểu tình tại Hồng Koong tháng 9/2014
Hà Nội, 5.1999
Toàn văn tại đây!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét