https://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/preview?pli=1
Mới đọc đến trang 163 của ĐÈN CÙ mà tôi (blog) đã muốn gầm lên: đảng Cộng sản đã lừa dân tộc Việt Nam, HÃY TRẢ LẠI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM SỰ THẬT, HÃY TRẢ LẠI CHO DÂN VIỆT NAM NHỮNG GÌ CỦA CEASER!
"Kỳ Vân hay đọc sách Tàu. Trên bàn nứa của anh một cuốn sách
chữ Hán mỏng. Tôi hỏi, anh nói: - À, Mao nói về quan hệ chính trị và văn nghệ.
- Hay không? - tôi hỏi.
- Cha này siết văn
nghệ chặt như Lê-nin. Nhưng văn cha hay. Thì Tàu nó có truyền thống văn chương
nghị luận từ Xuân Thu Chiến quốc, Lã Bất Vi còn gì. Đâu có như ta? Ta không có
văn xuôi. Toàn chỉ là đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang
mà về; đàn kêu tích tịch tang tề, công chúa đã về rồi lại hoá câm..., cứ ê a vần
vò cốt sao sướng lỗ nhĩ và dễ thuộc. Cái cần nói ra bèn hóa thành thứ yếu, cái giúp
người ta nhớ thì thành ra quan trọng... Không có văn tự, phải truyền khẩu nên
nghịch đảo như thế... (Trang 39)
Đoạn trên TRẦN ĐĨNH VIẾT VỀ KỲ VÂN (Gia nhập 1936, QĐ vào Đảng
6/1940 do Hoàng VănThụ ký)
... Nhưng hơn hết, tôi muốn cho anh hiện lên như tiêu biểu cho một
lớp người không hiếm trong đảng cộng sản. Ông nội tri phủ, ông ngọai tri huyện,
bố mẹ chủ nhà đất và ruộng nhưng anh khao khát tự do. Đọc thấy con đường mang
biển dẫn tới tự do thế là hăm hở đi vào. Rồi nhận thấy tự do này là nhằm cho
lòai người do đó nó phải giam tự do của cá nhân anh vào trong cái lồng tập thể
đúc bằng kỷ luật thép mang tên chế độ tập trung dân chủ. Thế là cả cuộc đời liền
bị giằng xé 42 ÐÈN CÙ giữa hai thứ tự do đối chọi nhau vô cùng nước lửa… Để không
chóng thì chầy tất nhiên đi tới chống đảng, cái tổ chức độc quyền tất cả: bao cấp
toàn bộ độc lập, tự do, chính nghĩa, đạo đức, nhân dân, đất nước, chân lý, quy
luật rồi miếng ăn, chỗ ở, hôn nhân, ma chay, quyền sống, phận chết đã được đảng
thiết kế cho mỗi hạng người, mỗi con người. (trang 42)
.... Nhưng cuối cùng phải nói sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy
đuợc một điều khôn lớn nhất: hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do
đó hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe
sai phái. Do đó dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng... Cái đó nhờ phong
trào phái hữu - mà tôi say sưa, sung suớng chứng kiến - phủ nhận chủ nghĩa xã hội,
độc quyền lãnh đạo, những mỹ tự có tính bùa phép khiến một lớp người ít ỏi bỗng
trở thành thần thánh. Phong trào chống sùng bái cá nhân ở Liên Xô tôi 154 ÐÈN
CÙ tiếp nhận tại Bắc Kinh. Rồi kế theo là phong trào đòi dân chủ của phái hữu
Trung Quốc. Trong ngoài giáp công, có thể nói. Cảm ơn… Cảm ơn...
https://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/preview?pli=1
Trang 197. Những quay phắt lại với hôm qua đã được xem như
chiến thắng của chân lý cách mạng. Chỉ một thời gian ngắn, bao nhiêu người phản
lại chính bản thân. Tôi bắt đầu nhận ra những bộ mặt xúm lại đẩy cỗ xe Nhất
Trí. Người ta tự bào chữa rằng người ta trung thành với cách mạng. Bò rạp quỳ xuống may lại được coi là đang vươn lên tầm cao mà cách mạng cần!
...
...
Chuẩn bị đại hội văn nghệ lần thứ hai, Tố Hữu triệu tập vài
chục nhà văn, nghệ sĩ và nhà lý luận mở hội thảo dài ngày mấy vấn đề văn nghệ. Một
vấn đề được quan tâm: tính người. Có hay không có tính người? Vào thảo luận, đa
số ngả về không có tính người mà chỉ có tính giai cấp. Câu nói thường được đưa
ra làm nền cho quan điểm này là câu của Marx: con người là tổng hòa các quan hệ
xã hội. Căn cứ vào nó sổ tọet luôn tính người. Tôi bức bối nghĩ : Chữ tổng hòa đã hầm bà làng
béng hết các giai cấp lại rồi mà còn cứ cãi không có tính người? Nhưng nếu nói
ra thì tôi sẽ không chống nổi một đa số áp đảo chỉ chực phê phán để chứng tỏ long
trung kiên với một cá nhân - Mao – mà người ta ngỡ là bậc nhất cách mạng .
Trang 215.
Nhưng đến nay, bây giờ khi viết những dòng này, tôi lại hình
dung thấy tất cả phe cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn nhưng đã ngầu đục bị
Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió và bên trong chậu đó các anh hùng hảo hán, các kẻ
vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau. Trong sóng gió tối tăm ấy của cộng sản
(thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ) lập loè một tín hiệu Mao gửi Mỹ: mi
không thấy là ta đánh kẻ thù số một của mi đấy ư? Có chìa tay ra với ta không?
Tôi
đầu bạc, cái râu bạc và đảng dột tứ bề rồi tôi mới thấy Bắc Kinh đã góp phần
chính làm tan phe cộng sản và chấm dứt chiến tranh lạnh! Nhưng mà tốn máu Việt
Nam quá.
Đọc dòng “ngày này mình đi căng” tôi lần đầu tiên phát hiện
ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí
còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì
ranh giới giữa yêu nước và phản động vô cùng mong manh.
Trang 229 Tại hội trường Ba Đình, tháng 1 - 1964, trước các
cán bộ cao và trung cấp học tập nghị quyết 9, Trường Chinh tuyên bố đại ý: Đảng
ta và Nhà nước ta về cơ bản thống nhất với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng
Cộng sản và nhà nước Trung Quốc.
Tôi nghe Nguyễn Thành Lê thông báo tin này ở cơ quan mà tưởng
sụp đổ. Ngỡ như Nguyễn Thành Lê chủ yếu chỉ nhằm bảo điều đó với riêng tôi. Sau đó tôi gặp Trần Châu. Anh nói hôm qua
Hoàng Minh Chính bảo anh là Chính đã có phát biểu bác bỏ tại chỗ ý của Trường
Chinh. Tôi liền thốc ngay tới Chính. Anh cho hay tại hội nghị phổ biến Nghị quyết
9 ở trường Nguyễn Ái Quốc, Trường Chinh giới thiệu nghị quyết, Hoàng Minh Chính
đã đứng lên bác lại. Vặn ngay Trường Chinh: Hội nghị trung ương 9 không đủ tư
cách xóa nghị quyết đại hội 3 năm 1960. Phải
là một đại hội đảng mới bỏ được đường lối xây dựng hòa bình ở miền bắc, chiếu cố
miền nam. Chính nói đánh Mỹ sẽ là cưỡi lưng cọp dữ chứ không phải cưỡi cọp giấy
đâu. Kể lại với tôi Chính còn cười: - Thế
không phải cưỡi lưng cọp dữ thì là cưỡi bò đi chơi à? Mao bảo toàn thế giới
căng đế quốc Mỹ ra mà đánh nhưng Mao cấm dân Trung Quốc đổ máu, người ta khôn
thế chứ đâu dại như… ta.
Tôi bắt tay Chính rất
chặt và nói: - Đúng, đâu có phải là cưỡi bò. Mao rất giỏi dụ âm binh. Lò gang
thép này, làm công xã này, diệt chim sẻ này, đều cả nước rầm rộ làm… Nhưng đánh
Mỹ thì bảo đứa khác. Cũng như hiếu chiến thì lại chửi Mỹ phá hoại hòa bình. Nay
nơi dễ xúi cho choảng nhau hơn cả 229 TRẦN ÐĨNH là Việt Nam sẵn có hai miền và
đêm không ngủ ngày không Lúc ấy có một
chỗ kẹt ghê gớm. Đảng hết sức bí mật chuẩn bị chiến tranh, ngay Nghị quyết 9
cũng có hai phần, phần hai mới nói về đánh Mỹ nhưng tuyệt mật chỉ phổ biến đến
một bộ phận nhỏ cán bộ cao cấp cho nên chúng tôi không thể vô bằng vô cớ đùng
đùng kêu lên phản đối chiến tranh! Ai chiến tranh? Đảng bảo vệ hòa bình cơ mà?
Có đánh Mỹ đâu mà đảng tranh luận với chúng tôi chuyện nên hay không nên đánh.
Đảng chỉ chống chủ nghĩa xét lại, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê
thôi! Rồi nữa, nếu có chủ trương đánh thật thì sao anh lại biết được “bí mật
Nhà nước “? Anh thế là tỏi rồi. Trong
khi hết lời ca ngợi phản chiến ở Mỹ thì tại sao trừng trị chúng tôi ác nghiệt đến
thế và đặc biệt trước sau không bao giờ nêu tội danh phản chiến của chúng tôi
ra? Kìa, nêu ra để mà lộ ý định phát động chiến tranh hay sao? Hơn nữa, để cho
tia lửa phản chiến của chúng tôi có cơ lan nhanh đi khắp đất nước ư? Chụp cho
chúng mày cái tội tay sai lật đổ hèn hạ là hay nhất.
Tôi bảo Chính tôi quá
thất vọng về Trường Chinh. Chính hơ hơ cười: - Mình thất vọng hơn ấy chứ. Chính
ông ấy nhờ mình viết cho ông ấy diễn văn đọc ở Đại hội 22 ca ngợi chungsống hòa
bình mà. Lúc đứng lên ở giữa hội trường bảo đánhMỹ là cưỡi cọp dữ chứ không phải
cọp giấy, mình nhìn xoáy vào ông ấy thế này như định hỏi: “Sao hôm nay đồng chí
nói khác?”
- Thế nét mặt ông
sao?
- Ông ấy nhìn lại…
Ông ấy thì kín lắm…
Trang 233 Giữa năm 1963, Nguyễn Chí Thanh có bài đăng trang
nhất báo Nhân Dân kêu gọi tiết kiệm lương thực. Hợp tác xã cha chung không ai
khóc, năng suất thấp, thóc gạo thiếu, biện pháp duy nhất thích hợp là bóp miệng
lại, Thanh nay liệt bún vào bảng xa xỉ phẩm. Viết hẳn: Tại sao phải ăn bún? Lúc
Tố Hữu mở bữa thịt chó khao in tiểu sử Cụ, chưa Hợp tác hóa nông nghiệp, bún ê
hề, Thanh ca ngợi thiên tài bếp núc dân tộc thể hiện ở tổ hợp bún, thịt chó, mắm
tôm. Từ ngày hợp tác hoá nông nghiệp, quản lý hết thóc gạo thịt thà, kể cả chó,
thiên tài bếp núc gần như tiêu ma. Một cá nhân bèn dám lớn tiếng truy hỏi dân tộc:
“Sao phải ăn bún?” và nổ bộc phá vào nền móng thiên tài ẩm thực dân tộc!
Sau phải có chế độ đổi tem gạo lấy bún để duy trì tổ hợp thiên
tài.
Đọc xong bài báo của
một cá nhân dám lên tiếng truy hỏi dân tộc: “Sao phải ăn bún?” tự nhiên tôi
sang buồng Thợ Rèn, hỏi lại chuyện dạo nào Thợ Rèn theo thư bạn đọc làm một bài
“chuyện lớn chuyện nhỏ “phê một xe hơi chở mấy cậu ấm chạy chơi trên bãi biển Sầm
Sơn đang buổi tắm đông người.
Bài có chú thích hẳn số xe hơi. Đu ng ho m ba o đa ng, hai
anh co ng an đe n ga p Thơ Re n ho i ta i sao anh đa k ch ca i xe co biển số
kia. Ro i cho bie t ca i xe đo la cu a anh Thanh. Phải cảnh giác bọn phản động
bôi nhọ lãnh tụ. Chu ng to i đem thư ve nghie n cư u bu t t ch t m ke to ca o.
Năm 1964, tôi đi với hai nhà báo Trung quốc Luo Lie và Xi Hong
Shi vào Vĩnh Linh. Khi trở ra, tôi đến Nguyễn Tuân. Anh hỏi thăm ông chủ nhiệm
Nhà giao tế Đồng Hới còn không. Rồi hạ giọng hỏi: - Ông hay gần các ông to, tôi
xin hỏi ông là có thật anh Thao (Nguyễn Chí Thanh) thanh đạm như vẫn đồn không?
Tôi nói tôi không rõ ông này. Tuân bèn nói: - Lần ấy mình dẫn Pierre Abraham của
tờ Nouvelle Critique vào trong 234 ÐÈN CÙ đó. Đến Nhà giao tế, nhòm vào tủ rượu,
mình thấy hai chai săm - banh Moet & Chandon thì mừng quá bèn khen xừ chủ nhiệm
chuẩn bị đến cho cả rượu ngon của Pháp cho khách quý Paris. Xừ chủ nhiệm bèn
nói không, đây là dành cho anh Thao, anh Thao ngày nào cũng hai chai. Sa ng sau
sa p le n đươ ng đi tie p, xuo ng nha a n tha y hai ca i tho i to ke sa t va o nhau
bày đầy món ăn rất ngon, mình lại nhanh nhảu khen tay chủ nhiệm khéo chuẩn bị
cho ông khách quý Paris có cái ăn trong mấy ngày ở Vĩnh Linh. Xừ chủ nhiệm lại
nói: Dạ thưa bác, hôm nay gia đình anh Thao lên núi đi săn với thường vụ tỉnh ủy,
các cái này là phục vụ các anh ấy đấy ạ! Ke đe n đa y, Tua n nha nh mo m ra cươ i đa nh
kh mo t ca i ro i nghie ng ngươ i đa t tay le n đu i ga t gu , như tươ ng” Người
suy tư “cu a Rodin nhưng cha n đơ i.
Hai năm sau, 1966,
chuyện cũng dính đến ô tô. Hôm ấy, Mỹ
ném bom Phú Thượng, quãng ngã ba đường Bưởi. La m vie c vơ i anh chi em tu
trong Nam ra ơ K 15 Nghi Tàm, năm giờ chiều Nguyễn Khải và tôi về. Th nga p va
o đa m đo ng ba con lu lươ t cha y ve Ha No i nghe n he t ca đươ ng. Chợt một
Volga đen từ Hà Nội nhích từng vòng bánh lên phía Phú Thượng. Trên xe ba đứa
con trai nhảy từ ghế trên xuống ghế dưới. Và Nguyễn Chí Thanh lặng ngắm Hồ Tây
đỏ tía ánh chiều tà trước khi tới tham quan nơi bị bom Mỹ. Tôi nói: - Đang Buồn trông cửa biển chiều hôm
kìa. - Ông ấy nên đeo khăn tang, - Khải
nói.
Trang 241 Sau này, đọc nhà báo Mỹ Stanley Karnow, tôi mới biết
lần sang Việt Nam đó, Lưu đã đẩy tình hình ở Việt Nam tiến lên một bước phát
triển quyết định. Lưu cam kết: các đồng chí phát động chiến tranh thì Trung Quốc
sẽ tình nguyện làm đại hậu phương lo lắng hậu cần chu tất cho Việt Nam. Nếu cần
thì chu toàn cho cả khâu binh lính nữa! Lưu nhận sẽ viện trợ vũ trang không
hoàn lại cho 230 tiểu đoàn bộ binh của “quân nổi dậy “ở miền Nam.
1961, Bắc Kinh chưa
muốn nổ chiến tranh lớn thì Diệp Kiếm Anh sang nói các đồng chí đánh với cỡ tiểu
đoàn như mấy trận Bình Giã, Vạn Tường vừa qua là phải. Lúc ấy việc Mỹ gửi cố vấn
sang được gọi là “chiến tranh đặc biệt.” Đến 1963, bị ba bề Tây Tạng, Ấn Độ,
Đài Loan ép mạnh, Bắc Kinh cần cho nổi lửa lớn ở Việt Nam để bắt Mỹ đem quân
vào làm “chiến tranh đặc biệt” tạo nên “cuộc đại loạn toàn thiên hạ cho Trung
Quốc được nhờ.” Dĩ nhiên trăm tội đổ hết vào đầu thằng Mỹ nó kéo bè lũ tay sai ở
Đông Nam Á xâm lược Việt Nam.
Nên biết qua về sự giúp đỡ quân sự của Trung Quốc. Từ 1950 đến
1954, Trung Quốc đã giúp Việt Nam 116. 000 khẩu súng các loại, 420 khẩu pháo,
nhiều khí tài thông tin và công binh. Năm 1956, Trung Quốc ưu tiên viện trợ Việt
Nam 50. 000 khẩu tiểu liên và súng trường nửa tự động vừa định hình sản xuất,
chưa kịp trang bị cho quân đội Trung Quốc. Từ năm 1953 đến 1963, Trung Quốc đã
giúp Việt Nam xây dựng 6 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh, 1 trung
đoàn cầu nổi, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn máy bay tiềm kích, bổ xung nhiều
vũ khí trang bị quân sự khác. Trung Quốc còn giúp 90. 000 khẩu súng máy và súng
trường để triển khai 240 ÐÈN CÙ chiến tranh du kích ở miền Nam. Nhằm lôi kéo Việt
Nam ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Liên Xô, Mao cử Đặng Tiểu Bình
sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp Việt Nam 20 tỉ Nhân Dân Tệ, tương đương 20%
thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài chính của Trung Quốc năm 1963. Mao Trạch
Đông nói với Cụ Hồ: “Chúng ta là một nhà, cần người có người, cần vật tư có vật
tư, cần bao nhiêu có bấy nhiêu.”
Ngoái lại đoạn lịch sử
này, tôi hay nghĩ tới một vỉa hè được người ta bỏ tiền ra thuê làm bãi bán cao
mãi võ và anh chủ mảnh vỉa hè bỗng hóa đàn anh đàn yêng.
Phải nói Chế Lan Viên đọa không đến nỗi quá lâu. Rồi anh lại
đã viết “chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ. Thế nhưng anh vẫn ngồi
vào bàn cùng bè bạn. Cầm lên nhấm nháp. Chả là nếu anh từ chối. Chúng sẽ bảo
anh phá rối… Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn. Như không có gì xảy ra hết. Và những
người khác thấy anh ngồi. Họ cũng ngồi thôi. Nhai nhồm nhoàm. (Bánh Vẽ)
Tóm lại theo thì được
hít bã mía là ngồi vào bàn cùng nhai và không bị chụp cho tội phá rối. Được gọi
bất cứ ai là chúng. Cũng nên nói khi đọc “Di cảo,” tôi rất thương Chế.
Vậy Chế là người đầu
tiên cho tôi biết đảng “theo Mao.” Còn người đầu tiên cho biết Nghị quyết 9 đã
ra đời là Kỳ Vân. 256 ÐÈN CÙ Tôi vừa leo
cầu thang trời lên đã thấy anh đứng chờ ở cửa, nụ cười hơi cưng cứng trên môi.
- Thông qua rồi đấy, anh nói!
- Thông qua? Sao lại
thế? Lạ nhỉ? Đại hội 3 đề ra ưu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và do
đó chiếu cố miền nam thôi.
- Duẩn theo Mao hẳn
hoi rồi. Có cậu bảo tớ là ở Hội nghị 9 đã phổ biến ý Duẩn nói tư tưởng Mao Trạch
Đông là tư tưởng Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La.
Tôi văng ngay ra: -
Thế thì ra cái đếch gì nữa chứ!
- Mình nghĩ thấy chuyện
ấy đúng đấy. Theo Mao đứt đuôi rồi. Phát động chiến tranh đánh Mỹ rồi. Sẽ tuồn
người với súng ống vào Nam ghê gớm hơn… Phần hai tối mật của Nghị quyết 9 là
nghị quyết chiến tranh! Theo Mao, chủ trương vũ trang để thống nhất đất nước của
Duẩn, Chí Thanh đã thắng.
Trường Chinh đầu hàng Duẩn là cánh chủ hòa qụy. Chie n tranh
th se a p du ng ch nh sa ch co ng sa n thơ i chie n, he t da n chu .
Tôi chợt mệt tưởng như có thể khuỵu xuống. Vốn đã biết Nghị
quyết 9 là nhằm chuẩn bị đánh Mỹ nhưng nghe Kỳ Vân, tôi ngỡ nghe thấy lần đầu.
Không muốn hỏi thêm nữa. Mới nhận thấy vì quá sợ, quá ghét cái triển vọng bom đạn
ùng oàng nên lâu nay tôi cố tin hết từ Trường Chinh, Cụ Hồ đến lương tri của
Trung ương để rồi nay thì chiến tranh nó đang lù lù ở trước mặt. Một cuộc chiến
tranh mà người ta đã đem trang hoàng như cỗ xe hoa lộng lẫy trong hội lễ hóa
trang carnival… với bầu khí quyển khủng bố mà bọn chúng tôi đang được nếm trước.
Ở tôi lúc này trùm lên trên tất cả là
tâm trạng thua. Đúng hơn, một không gian thua, một trận địa thua, một đời vét 257
TRẦN ÐĨNH sạch cho thua, thua nhẵn, thua nhục, thua rã rượi mênh mang toàn diện
và nó đang dìm tôi ngập lút vào trong nỗi tự ái cay đắng. Tôi thấy tôi bơ vơ,
côi cút trong đêm đen ngòm ở giữa một sa mạc hoang vắng là thế giới hung hãn
khát máu này.
Sao hoa b nh, da n chu kho ng lay đo ng no i lương tri ngươ
i ta? Tôi thở dài.
- Cụ Hồ không bỏ phiếu,
- Muo n đơ to i, Ky Va n no i. Anh đa u
ngơ to i la i ca ng muo n đo sa p xuo ng v ngươ i ma to i hy vo ng cuo i cu ng
the la cu ng thua no t: thua đám con em của Cụ trong cơn nguy cấp ầm ầm sấm sét
này. Thì ra thường là Cụ thua. Cụ đã từng thua những Trần Phú, Hà Huy Tập. Và có
lẽ cả Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Cái án Stalin quàng vào Cụ nó vẫn lơ lửng
trên đầu Cụ và Cụ chiến đấu với đằng lưng hở toang hoác…
Hai chúng tôi ngồi im
lặng. Như một phút tưởng niệm. Tưởng niệm cái gì không rõ? Có thể vô thức báo
trước là nên tưởng niệm quãng ngày ngây dại ú ớ đã qua và chấm dứt mãi mãi từ
nay... Lúc ấy tôi đâu thấy về khách quan mà nói, nhờ Mao đánh xét lại mà thế giới
sẽ sang một vận hội mới, hết phe và chiến tranh lạnh. Hết cả quan hệ phên giậu,
môi răng…
Thật ra tôi đang bị
hai nỗi sợ ám dữ: chiến tranh sắp nổ ra và tới đây tôi sẽ bị như thế nào nên đầu
óc tôi gần như mụ mị. Kỳ Vân nói: - Cụ Hồ,
Trường Chinh, Giáp không muốn ngả theo Mao, nhưng Duẩn tin rằng theo sấm sét của
tư tưởng “Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng” thì sẽ giải phóng thống nhất đất
nước và vượt lên trên công tích Cụ Hồ. Bắc Kinh phát động chiến tranh nhưng phất
cái chiêu bài nghe rất cao thượng là bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
- Nói “thiên hạ đại lọan
thì Trung quốc được nhờ,” Mao đã rất mẹo là nâng nhiệt tình đánh Mỹ lên thành
chuẩn cao nhất 258 ÐÈN CÙ ở trong sự
nghiệp “bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa,” thế là anh nào cũng nổi máu đánh đấm
để tỏ ra trung thành với chủ nghĩa. Đã
ngờ cái chữ “Trung Quốc được nhờ” nhưng lúc ấy chúng tôi vẫn chưa bắt được
trúng nọc của nó: có xúi và giúp thiên hạ đổ máu đuổi Mỹ đi khỏi vùng này,
Trung Quốc mới quàng lấy được hết Biển Đông và châu Á.
Tối ấy, nghe Kỳ Vân,
tôi bỗng thấy đầu óc trống rỗng chẳng còn gì nữa. Và kỳ quái, tôi lại hình dung
ra rõ ràng trên bốn bức vách của cái không gian trống rỗng kinh hòang là đầu óc
tôi ấy đang đầy những vi ti huyết quản đen ngòm chằng chịt như ở mặt trong của
vỏ trứng vịt lộn. Hơn nữa chúng như như đang lớn lên, cứng đanh ra… Rồi chẳng biết nói gì hơn, chúng tôi chia tay
nhau. Quay lại cười (để tỏ ra vẫn bình
tĩnh) với Kỳ Vân đứng tiễn ở đầu ngõ, tôi chợt thấy miệng khô khốc, đắng chát.
Trang 266 Bốn ủy viên trung ương bị khai trừ khỏi đảng. Toàn
những bậc đại công thần. Võ Nguyên Giáp còn trong đảng nhưng cũng bị bêu trong
nghị quyết 20 của Trung ương khóa III về “Vụ án chống đảng” với cái tên gọi tắt
thành X. Tin này được truyền đạt cho cán bộ từ trung cấp trở lên và tai tôi nghe.
Rồi đủ mọi tin đồn: Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để
Cụ o bế. Đáng nói nữa là người ta chuẩn bị đày toàn gia Giáp già trẻ lớn bé ra
đảo Tuần Châu. Và hơn mười năm trời bị bong lon đại tướng trên báo chí... Trong vụ lột lon Giáp phải nói tới công mở đường
lột ngầm dai dẳng của báo đảng. Bản tin Thông tấn xã vẫn viết đại tướng Võ
Nguyên Giáp như thường lệ. Một hôm, Thịnh, tay súng thiện xạ của Hà Nội, một
anh sửa mo - ra t nha in ba o to i da o
na y em tha y tre n ba n tin Vie t Nam tho ng ta n xa to a soạn đưa sang cứ chỗ nào có đại tướng Võ
Nguyên Giáp thì thủ trưởng Hoàng Tùng lại giập hai chữ “đại tướng” đi!
- Duẩn theo Mao hẳn
hoi rồi. Có cậu bảo tớ là ở Hội nghị 9 đã phổ biến ý Duẩn nói tư tưởng Mao Trạch
Đông là tư tưởng Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La. Tôi văng ngay ra: - Thế thì ra cái đếch gì nữa
chứ!
- Mình nghĩ thấy chuyện
ấy đúng đấy. Theo Mao đứt đuôi rồi. Phát động chiến tranh đánh Mỹ rồi. Sẽ tuồn
người với súng ống vào Nam ghê gớm hơn… Phần hai tối mật của Nghị quyết 9 là
nghị quyết chiến tranh! Theo Mao, chủ trương vũ trang để thống nhất đất nước của
Duẩn, Chí Thanh đã thắng.
Trường Chinh đầu hàng Duẩn là cánh chủ hòa qụy. Chie n tranh
th se a p du ng ch nh sa ch co ng sa n thơ i chie n, he t da n chu .
Quả đấm này xảy ra sau buổi Lê Duẩn đến báo Nhân Dân nói với
các trưởng phó ban trở lên, rủa Giáp là đồ hèn, nghe tôi nói đánh Mỹ là tay cứ
run lên như thế này (giơ tay ra run, minh họa sống động.)
Đến chiếc mũ phớt
Giáp đội từ lúc dạy học ở trường Thăng Long rồi tha sang Tàu để cuối cùng diện
trái khoáy trong lễ ra mắt Giải phóng quân cũng bị chê nốt. Sáng ấy, báo Nhân
Dân đăng bài kỷ niệm thành lập quân đội, có bức ảnh đơn vị Giải phóng quân đầu
tiên với Giáp đội mũ phớt. Họp toàn cơ quan, Hoàng Tùng giơ bức ảnh lên nói với
tất cả hội trường: “Lại còn đi bê cái mũ ph này lên làm gì nữa đây?”
Giọng đầy miệt thị.
Dân có những ca dao
hay vào bậc nhất trong kho tàng ca dao Dân chủ Cộng hòa:
Chiến trận ba mươi
năm, Tướng võ không còn nguyên mảnh giáp
Và Trước kia đại tướng
cầm quân, Bây giờ đại tướng lột quần chị
em.
Hay Ngày xưa đại tướng công đồn, Nay thì đại tướng bít l. chị
G a tri hai ca u thơ
na y bi gia m qua nhie u v va n hoa đo i pha i vie t ta t mo t chư vo n la linh
ho n, hơi thơ , lá cờ soái của tác phẩm.
Một thày giáo ở Nam Định bảo tôi: -
Không ngờ ông tướng này lại Vỡ Vụn Giáp. Có thơ rồi đấy: Nhờ Tây thành nguyên giáp.
Nhờ Duẩn, Giáp vụn tan…
Sau này dân Quảng
Bình tổng kết năm 1963 hai “thánh nhân” của mảnh đất này bắt đầu lụn bại. Đó là
Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm. Diệm bị mất mạng, Giáp còn mạng nhưng nhục. Diệm
bị Mỹ không ưa nên quân tướng của ông xơi, Giáp bị Mao Chủ tịch ghét nên các đồng
chí thân thiết của ông bôi nhọ cho bằng đủ kiểu. Sáng kiến cải tạo thủy lợi,
đào kênh Đại Phong cho Quảng Bình lên 5 tấn là của ông Nguyễn Chí Thanh phụ
trách nông nghiệp - việc này có thật - nhưng con kênh này về mặt phong thủy đã
chặt đứt mất long mạch ở quê của hai vị Diệm và Giáp (việc này thì dân đồn).
Đánh bằng đường âm nữa
thế này thì liệu có phải nhờ thày Tàu?
Trang 284 Ngày càng hiểu vì sao
phương tây gọi cộng sản là hỗn. Hỗn với tất cả. Như Việt Cộng trèo hỗn lên đầu
tất cả hét lớn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là nơi hội tụ
của ba dòng thác cách mạng. Lịch sử đã chọn Việt Nam là nơi tập trung của những
mâu thuẫn thời đại.” và Việt Nam tự hào là “Ngọn cờ tiên phong của phong trào
giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.” May mà phải vác rá đi xin gạo tiền súng
đạn. Nếu dồi dào hết thì chết với ông.
Vậy mà tôi đã chứng kiến sự hỗn hào thành văn
thành luật đó từng nghiễm nhiên trở thành hào quang chói lòa trong lòng dân.
Trang 299 Hai đ e u bi tha c ma c
nhie u ơ ho i ky la vie c Thua n đư ng đèn mấy nghìn oát và nhịn uống 18 ngày.
Tôi đã phải nói cái này là do Sáu Thọ. Bắt phải giữ bí mật thủ đoạn của anh chị
em tù. Ca u vie t la khi ba t đư ng đe n, hai ca nh sa t trong nho m tra ta n
thươ ng bo đi th Thua n lie n la n ra cha n tươ ng, thằng cảnh sát còn lại
không thể vào ôm tù để giữ cho đứng đèn tiếp cho nên chỉ chửi bới với đấm đá
thôi, cậu viết thế chúng nó rút kinh nghiệm đem trói gô thằng tù vào ghế đặt
vào dưới đèn thì có chết chúng nó không? Co n khi tu tuye t thư c th nha tù cấm
uống nước, lúc ấy anh em tù thường muợn cớ đi làm cỏ vê ném vào cho những bao bố
tẩm đẫm nước. Thọ bảo cậu viết thế nó rào nghiến dây thép gai lại thì đám tuyệt
thực chết hết!
Thanh minh vì đó là sự thật. Và nay ở đây, tôi
cũng muốn phơi trần ra một sự thật nữa tôi dần dà thấy: Tôi bồi bút thực thụ. Bồi
bút nên biết là sai vẫn nghe theo! Thà nhận dốt khoa học còn hơn.
Một đồng đội quan trọng của Thuận trong Chuồng
Cọp là Phan Trọng Bình. Anh rất ngay thẳng, bảo tôi trong tù bọn mình đâu có
dám nhìn vào mặt chúng nó (chúng nó bảo thế là nhận diện mai kia trả thù), bọn
mình đều để râu tóc bờm xờm bù xù che kín cả mặt, thậm chí có cả anh bôi cứt
đái lên người cho chúng nó sợ bẩn không đến đánh. Nhưng tôi, lời Phan Trọng
Bình, xem kịch Nguyễn Văn Trỗi về đã bị mất ngủ cả đêm. Chúng tôi làm cho mình
xấu xí, bẩn thỉu, không dám cả nhìn mặt chúng cho khỏi bị đòn là đúng hay hiên
ngang quắc mắt chửi lại địch đôm đốp như Trỗi trên sân khấu là đúng? Sau những
dây phút hiên ngang anh hùng ban đầu rồi đầu hàng, thương tâm lắm… 296 ÐÈN CÙ Về Sài Gòn sau 1975, Phan Trọng Bình đã viết
chạy dài hết hai trang giấy khổ giấy học trò dòng chữ: Tôi, Phan Trọng Bình ra
đảng!
Anh bảo tôi: - Không thể ở lại thêm dẫu chỉ một
ngày.
Viết Bất Khuất, cố nhiên tôi
không kể chuyện Thuận nói trong khi đánh anh, nhiều cảnh sát gầm lên: - Thế này
cũng chưa ác bằng thằng Lý Bá Sơ của mày đâu. Những cái này là chúng tao học của
thằng Sơ đây… Th ra tra ta n la mo n khoa ho c va nghe thua t co t nh chan ho a
giai ca p, cách mạng với thực dân đế quốc, quốc gia với cộng sản đem truyền cho
nhau…
Tôi cũng không viết như Thuận nói, rằng trừ
khi địch tra tấn ra còn nói chung cơm ăn nước uống của tù rất khá. Mỹ cho mỗi
tù mỗi ngày một đô - la ăn uống cơ mà. Thuận đã so sánh cụ thể: - Ra đây tôi thấy
cơm vụ trưởng không bằng cơm 297 TRẦN ÐĨNH tù chúng tôi những ngày không bị
đánh đạp. Lại việc nhà báo Mỹ vào thăm tù xong viết bài lên án chính phủ Diệm. Mo t chuye n tu Co n Đa o no i le n sư phư c
ta p cu a con ngươ i. Mỹ Điền bảo tôi: - Mình có ông bạn Tám Lái cũng tù Côn Đảo.
Tám Lái nói trong tù anh em yêu
thương nhau rất cảm động. Chìa thân ra hứng đòn cho đồng chí, nhường nhau từng
mẩu khoai mì… Nhưng khi nhà tù cho ra ngoài sản xuất cải thiện đời sống, tức là
mỗi người bắt đầu có thu nhập riêng thì liền ghen tức nhau, tranh từng cục phân
bón mà choảng nhau…
Tây nó nói đúng: l’ homme n ‘est
ni ange ni bête, con người chẳng phải thánh thần mà cũng chẳng phải thú vật.
Có một chuyện nghĩ đến tôi lại ân hận. Một hôm
sách đã đóng gáy, chỉ còn chờ dán bìa, Sáu Thọ cười cười bảo tôi mang một quyển
sang cho Trường Chinh. “chết, quên mất anh Năm, thôi, cậu đưa bảo anh ấy duyệt
nhé.”
Truờng Chinh nhận sách, cầm xem, giở vài tờ rồi
nhíu mày hỏi tôi: - Chỉ còn dán bìa là xong?.
- Vâng. - Tôi cố nói càng ngắn càng tốt.
- Thế thì đưa tôi duyệt làm gì? Ngộ tôi không
bằng lòng ba trang mà bỏ đi thì các anh có thể để trắng tinh ba trang như bị kiểm
duyệt được không?
Bài học cuối cùng về báo chí xuất bản anh cho
tôi đây. Từ bài học đầu “ngày sinh nhật” đến bài học này đã gần ba chục năm. Mà
khoảng tôi xa cách anh có lẽ còn gấp ba thế! Tôi vẫn nói cụt lủn: - Vâng, anh Thọ bảo mang
sang cho anh duyệt.
- Thôi được, anh để đấy tôi xem... 298 ÐÈN CÙ Mối thất tình của tôi lớn quá. Gặp lại Trường
Chinh tôi chẳng thấy gợn một xúc động nào. Anh khen hay chê cũng thế cả thôi.
Dắt xe ra tới cổng, tôi bỗng nghe thấy Trường
Chinh gọi ở sau lưng. Anh đã ngồi ở ghế đá gần cầu thang tam cấp, dưới một bóng
cây, ôm trong lòng một cháu bé một hai tuổi.
- Anh Trần Đĩnh, cháu đích tôn này! - Trường
Chinh cười rạng rỡ.
Tôi lệt xệt chân cố thong thả dắt xe quay lại.
Đến trước mặt Trường Chinh, tôi cúi xuống nhìn cháu bé nói lửng khửng: - Hơi xanh, thôi ạ, chào anh tôi về.
Lại lừng khừng dắt xe ra cửa thật chậm. Ý là
tôi chán anh lắm. Bây giờ, ở trang giấy
này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc
mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi.
Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là
khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới
làm cho con người có đạo đức.”
Tôi quay về thuật lại chuyện gặp Trường Chinh
với Sáu Thọ.
Lê Đức Thọ cười như không có gì đáng ân hận hết:
- Th đa no i la que n ma t anh a y ma .
Nhưng nay Trường Chinh bie t sơ m th đe la m g
? Ba chục năm trước, ở An toàn khu, chân
Núi Hồng,
Trường Chinh truyền cho chúng tôi
kinh nghiệm giữ vững khí tiết cách mạng. Cốt tử là không lùi. Lùi rồi là lùi đến
hết. Các 299 TRẦN ÐĨNH anh đã đọc “Khi chiếc yếm rơi xuống” của Trương Tửu
chưa? Đấy, người đàn bà chống cự mãi nhưng khi đã để cho yếm tụt ra rồi thì
thôi mất sạch. Tôi nhớ. Người kể chắc
quên.
Trang 232 Viết giúp Lê Thanh Nghị,
tức là viết ca ngợi anh hùng, thỉnh thỏang tôi lại lởn vởn nghĩ tới câu “Thảm
thay cho những đất nước có quá lắm anh hùng!” của một nhân vật trong kịch
Bertold Brecht. Tôi rất thích một nhân vật nữa của Brecht. Anh ta đánh cược với
chủ nhân một con mèo xem ai cho mèo tự nguyện ăn được mù tạc. Chủ mèo ôm mèo vuốt
ve rồi quệt mù tạc vào miệng nó. Nó cào trả rách tay. Đến lượt kẻ ra cược. Hắn
nhét một cục mù tạc tướng vào đít mèo và mèo liền phóng ra nằm ở một góc “tự
nguyện” liếm ngon lành. Anh hùng và tự nguyện, hai điều cơ bản này ở Việt Nam rất
sẵn.
Trang 355 T ôi đã cơ bản nói hết
ý nghĩ và nhận định của tôi về Ðảng. Gan góc này nhờ một phần nghĩ đến bạn bè
tù đau khổ hơn: tôi sẵn lòng chung hưởng cảnh ngộ của các bạn, tôi đang nhờ các
bạn để nâng bản thân lên. Nhờ câu của Trần Châu: “Họ sợ tinh thần chúng mình!”
nói với tôi một sáng ở sân báo Nhân Dân khi đám xét lại đã bị đánh tan tác, chỉ
còn hai anh em chúng tôi ở lại đó. Co n nư a. Nietzsche no i khi đau kho ngươ i
ta nh n tha u sư va t, To i đa ngh ve ca u na y va tha y to i nh n tha u ro i đa y. Ngh a la to i đu
ng. Pha n đo i Mao la qua đu ng chư ! Phản
đối bạo lực là quá hay chứ! Ca ch ma ng Va n ho a ye m ho to i ra t ma nh kia.
Đa y, chie n hư u ch co t đa cu ng cư c man rơ chưa, đa y, Ða ng ch co lơ i ch
nha n da n ma nay d m da n d m nhau trong ma u. Tôi bie t ma u cho t khai cung
la tra nh chi tie t, chi tie t la m ne n nha n va t va n ho c ma . Khai cung cu
ng the . Nhưng đo i khi to i thoa ng co
y tra ha n. Khai tha t y ngh ve Ða ng - cố nhiên với một thái độ ra vẻ ân hận -
cu ng la mo t ca ch tru t gia n. To i đa khai va ky va o bie n ba n ra ng to i
ngh Ða ng đa tha hoá, biến chất, aliéné (viết cả chữ Tây vào biên bản.) Bởi hai
nguyên nhân: 355 TRẦN ÐĨNH Một, đảng không cốt trung thực, chỉ cốt nhất trí. Đảng
coi nhất trí với đảng là đạo đức quyết định tất cả. Thì sẽ đi tới tiêu chuẩn lô
gích này: ma y bu ng da cư t đa i ra sao tao ba t ca n, mie n ma y nghe tao la
ma y sa ch se , thơm tho co n ngươ c la
i th ma y toi. Nhất trí, khoản đạo đức xem ra dễ phấn đấu để đạt tới nhanh nhất này mở đường cho dối trá trổ
tài. Lẫn lộn nhất trí với trung thành là nguy hiểm. Và nếu cứ trung thành là
đúng thì đã không có chữ ngu trung.
Hai, người phụ trách đơn vị, từ tổ
trưởng lên đến ủy viên trung ương quyết
định lương cho cấp dưới. Chế độ này chính là nền móng vật chất của “nhất trí,”
“ngậm miệng ăn tiền,” chủ nghĩa Mác - xít thành “chủ nghĩa mác - mít,” - cái nồi
cơm (tiếng Pháp: marmite) hay chủ nghĩa cơ hội và nịnh bợ. Tôi nói tôi không
thích chiến tranh. Không tất yếu phải đánh Mỹ. Đất nước phải thống nhất, đúng,
nhưng có thể lấy thời gian thay cho máu chảy đầu rơi mà thống nhất không? Tôi
đã phê bình một số ủy viên Bộ chính trị đạo đức giả, liêm khiết vờ, tả khuynh.
Người ta hỏi anh đã đặt cho Nghị quyết 9 một cái tên? À, có, là la neuvième
dodécaphonie, - Loảng xoảng hưởng số 9,
vì nghe chướng, ngược với Giao hưởng số 9. Tôi bảo khi chịu “điểm chỉ làm bố dượng
tinh thần của Loảng xoảng hưởng số 9,” Trươ ng Chinh đa nha n la y vai tro me
Mao thay cho Duẩn để Duẩn rút khỏi cái tiếng tăm bắt đầu nghe không hay này.
Trước cơn động đất chính trị bên Trung Quốc và tâm trạng hoang mang của cán bộ
đảng viên, Duẩn bắt đầu nói đến vài sai sót của Mao. Vì thế tôi dự đoán và nhận
định với vài anh em như Phạm Viết là để giữ uy tín cho mình, Lê Duẩn rồi sẽ sớm
bỏ Trung Quốc, sẽ phải đưa các Mao - nhều ra khỏi Trung ương. (Ôi, ngây ngô.)
Đọc Trần Đĩnh, thấy được chính mình trong đó. Mình chính là một phần góc tối của sự thật lịch sử mà đảng CS lâu nay cố tình che giấu để muốn giữ mãi ánh hào quang, mà duy trì vị thế cho một nhóm người cỡi cổ đè đầu dân tộc.
Học tập tấm gương Hồ Chí Minh, hay là học tập tấm gương Mao Chủ tịch, Việt Nam là hội tụ ba dòng thác cách mạng như Lê Duẫn đã nói. Cho đến giờ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang cố lừa dối tôi, các bạn, và các thế hệ mai sau.
Trang 357. Trong “khai cung” tôi
đã nói thật hết - của phần mình - chính là để tỏ cho họ thấy con người tôi nó
như thế nào. Tôi đã nghĩ nhiều về nguy hại của “nhất trí,” khuôn đúc trí lự a dua,
vơ vào, chỉ cốt được khen là trung thành, nhất trí không cần biến hóa, phát triển.
Nghĩ như bị ám về tai họa năng lực lãnh đạo ngày một teo đi đến mức sau này, một
lần Đào Năng An hỏi sao lãnh đạo cứ ngày một kém, tôi đã bật nói ngay: - Do
nguyên tắc tuyển người thay thế lãnh đạo phải theo cung bậc giáng thoái hóa,
nghĩa là không tìm người kế tiếp ở trong những cái đầu ngang hàng mà đi đôn lên
ở trong đám tay quân hầu đày tớ chuyên ăn theo, nói leo tức là trung thành - bởi
đảng không cần năng lực mà chỉ cần ai giỏi bám theo vết xe cũ cho nên kết quả tất
yếu sẽ là tay chân thay thế đầu như hiện nay rồi mai kia thay thế tay chân là
đuôi. Sau đuôi đến gì vén lên sẽ thấy…
Lời chốt của Blog:
Tổng cộng 566 trang và 33 trang phụ bản hình ảnh phía sau đã khép lại. Trong gần 170 trang (1/3 sau cùng) là những trang viết về tình hình đất nước sau ngày giải phóng, có những đoạn đọc vui về tình hình trước đổi mới, những đoạn buồn về những ngày đầu sau thống nhất miền Nam. Và đoạn nói thêm về đoạn hậu của những người trong "vụ án xét lại". Vụ án chỉ là một vụ án bịa, mà cái đảng cần ở đây là một vụ án thí tốt, gán ghép tội danh thân Liên Xô, chống Mao chủ tịch. Với Lê Duẩn, người thần tượng Mao (vì Mao đề cao lãnh tụ, cái mà Lê Duẩn muốn được như ông Hồ, mà ông ta không có), muốn chuyên chính vô sản bằng bạo lực cách mạng, sử dụng chiến tranh như là một cách giải thoát ông ta khỏi bóng ông Hồ, thống nhất đất nước trong khi ông Hồ chỉ giải phóng được 1/2 Việt Nam. Không ngờ, chính vì sự sùng bái cá nhân, ham hố quyền lực của chính mình, Lê Duẩn và những ông thầy mới nổi đã bước chân vào thòng lọng do chính Mao-ít giăng ra. Đó chính là chiêu bài: Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được yên!
Tuấn, Côn còn bắt tôi khai “thủ
đoạn bôi nhọ, hạ thấp uy thế Mao Chủ tịch.” - Anh đọc báo của bạn chăm lắm mà…
- Vâng, chăm. Nhưng các anh hỏi để làm gì? -
tôi hỏi.
- Trên ban muốn nghiên cứu thủ đoạn hạ uy tín
lãnh tụ của anh.
A, hay là muốn bao che cả cho Trung Nam Hải?
Tôi thầm thấy sướng là sẽ được nói lại chính những điều đảng viên Trung Quốc chửi
lãnh tụ của họ.
- À, cái này dễ, - tôi nói. Nhân Dân nhật báo
Trung Quốc một dạo đăng công khai các bài bọn xét lại phản động chửi Mao Chủ tịch,
đại khái như loạt tạp văn của Đặng Thác trong 358 ÐÈN CÙ nhóm “Thôn ba nhà” để
công luận phê phán họ. Tôi đọc rồi đem kể thật rộng cho mọi người. Chẳng hạn
bài “Bệnh hay quên.” Một người thời xưa đần độn hay quên. Vợ chán quá bảo đi kiếm
thày mà học. Cưỡi ngựa, đeo cung tên đi nhưng giữa đường buồn ị. Tụt xuống ngựa
ngồi vào ven đường thì chợt thấy mũi tên ở túi tên mình rơi ra. Bèn hốt hoảng
kêu: - Chí nguy! Kẻ thù rình rập. Kẻ thù mọi ngả. Âm mưu khắp nơi. Định chạy trốn
thì trông thấy con ngựa. Mừng quá kêu lên: - A, cơ hội thuận lợi không bao giờ
cạn. Vội leo lên ngựa thì giẫm phải bãi
cứt của mình. Than: - Bài học lớn đây. Đừng bao giờ chủ quan cho là địch hết
hãm hại... Ngựa quen đường cũ quay về. Thấy chồng ở trước cửa, chị vợ rủa: - Gã
ngu độn kia, sao mới đi đã về hả? Anh ta trả lời: - Nương tử ơi nương tử, cớ
sao ta mới gặp nương tử lần đầu mà nương tử lại nặng lời với ta? Đặng Thác viết
ngày xưa các cụ chữa bệnh hay quên bằng đánh một cái gậy vào đầu cho ngất đi rồi
hắt một chậu máu chó vào mặt. Tỉnh lại được thì tốt không thì thôi. Ngày nay
văn minh hơn, chữa bằng sốc điện. Tỉnh lại còn nói được tiếng người thì có thể
cho tiếp tục phục vụ.
Tôi còn kể cho Tuấn một bài nữa. Một cái khe
có một thân cây bắc làm cầu. Một gã đã qua được nửa cầu thì thình lình tụt xuống
hai tay ôm lấy cây cầu, co chân lên, nhắm mắt lại mà giẫy mà hét: Ôi thậm cấp
chí nguy, chí nguy, kẻ thù tứ phía, âm mưu chúng bao phủ đen ngòm, hãy chống trả…
Thật ra cái khe sâu có một mét và trời vẫn nắng, đời vẫn bình thường. Khi tôi
giải thích; - Ý là chửi Cụ Mao cường điệu đấu tranh địch - ta, nhìn đâu cũng ra
địch để kêu gọi chiến tranh, bạo lực. Nom cáu ra mặt, chắc chạm nọc, Tuấn ngắt:
- Thôi, anh chả cần phải thêm thắt! 359 TRẦN
ÐĨNH Sau này khi Hồng vệ binh đến nhà
vây bắt, Đặng Thác đã nhảy lầu. Lúc ấy ông là phó bí thư Bắc Kinh. Nguyên tổng
biên tập Nhân Dân nhật báo, sử gia Đặng Thác chủ trương dân chủ ngôn luận rồi bị
kỷ luật sau phong trào chống phái hữu. Bành Chân, bí thư Bắc Kinh kéo ông ở báo
đảng về. Có mấy cái mánh giúp tôi vượt qua được thử thách khai cung. Trươ c he
t, như đa no i, tôi luôn muốn được chia sẻ cùng bạn bè đang tù. Nghĩ đến anh chị
em là cách tự động viên không được sa ngã. Thậm chí còn tự dặn sẵn sàng theo
anh em vào tù - mà điều này có khi lại làm cho tôi khuây khỏa. Rồi những lời
các nhà văn nói về dũng cảm. Tình cờ trước khi đi khai cung, tôi đọc The green
hills of Africa, Những đồi xanh châu Phi (hay Across the river and into the
trees?) của Hemingway. Ông viết trong đó: Nếu không bị đi đày ở Xi - bia,
Dostoievski có khi cũng chỉ là một nhà văn loàng xoàng nhưng rồi ông đã đau khổ.
Thì đúng như Đốt từng nói trước đó: Muốn viết hay, phải đau khổ, đau khổ, đau khổ.
(Lúc đọc câu này, tôi đã ngán ngẩm nghĩ mình thì đau khổ cái gì để mà viết được
hay đây?. Hemingway viết trong Đồi xanh châu Phi: Nhà văn rèn luyện trong bất
công như lưỡi kiếm. (Như thế này tôi đã được trui rèn như lưỡi kiếm chưa? - Tôi
tự hỏi.). Và một câu nữa ở một quyển khác cũng của Hemingway - hình như trong
Những hòn đảo trong hải lưu - “Dũng cảm là trang nhã trước khó khăn...” và một
mẩu trong dã sử xứ Daghestan: “Người ta hỏi - Trong thế gian cái gì ghê tởm nhất,
gớm ghiếc nhất? - Một người run rẩy vì sợ. Người ta lại hỏi: - Trong thế gian,
cái gì ghê tởm nhất và gớm ghiếc nhất? -- Một người run rẩy vì sợ...” Tôi đã
thường nhắc thầm lại trong đầu những câu này và tự xét đã run rẩy chưa? Chúng là
những người bạn rất hữu ích.
Jean Cathala, nhà văn Pháp bị vào
trại cải tạo ở Liên Xô rồi sau thành cộng sản nói: Nghe Thorez tổng bí thư, tôi
không hay là mình đã phân thân. Từ đấy ở trong tôi có một Tôi Biết và một Tôi
Tin. Ho m nay to i la la ho a ra to i đa bie t qua qua nhiều nhưng nào tôi có hay. Khai cung trở về,
“cái Trần - Đĩnh - Tôi - Biết” vẫn nguyên dấn vốn trong khi “cái Trần - Đĩnh - Tôi
- Tin” không hề được phục hồi chút nào nhưng tôi chưa truất được nó đi, vẫn cho nó lái con tàu tôi.
Tôi còn lụy danh nghĩa đảng viên, điển hình của ngu trung. Mà để thể hiện nó thì phải tuân theo kỷ luật đảng. Cho nên bị đảng
đánh đau bỏ bà nhưng anh phải nín thít. Đấy, tướng Giáp, đâu dám kêu oan trước
quân đội mà ông là Anh Cả? Thà chịu nuốt đau, thà đóng kịch lạc quan tin tưởng
để lừa nhau, lừa dân.
Vì sao? Lúc ấy trong tôi cái “tôi
tin” vẫn lớn hơn cái “tôi biết.” Nó chỉ đạo hành vi ngôn từ của tôi thì tôi mới
được là đảng viên và là đảng viên thì tôi mới có Quyền Lợi. Đúng, ít nhất là được
quyền lãnh đạo, giáo dục và quản lý quần chúng - nghĩa là thuộc tầng lớp tinh
hoa ở trên dân. Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải
phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài
người?
Những ngày Linh đi biểu diễn tôi
mang con gái đến tận lò chì. Rải hai chiếu manh rách toang lên xe goòng, đeo
cho cháu hai lớp khẩu trang rồi để cháu ngồi tự “mẫu giáo” ở đấy. Sớm tôi vừa
rón rén dậy, cháu đã bật nhổm lên. Tôi thật không hiểu cái gì khiến cháu phối hợp
tác chiến với bố ngon lành như thế. Vừa ba tuổi rưỡi.
Trang 385 Chính trong thời gian cải
tạo bằng lao động với giai cấp công nhân, tôi được nghe rất nhiều tiếu lâm về…
cách mạng. Anh em vừa lao động vừa i ỉ ngâm khẽ. Phải hỏi, phải van nài mãi,
các tướng mới đọc rõ cho nghe. Nhân phẩm
toàn dân mất sạch rồi, Chỉ còn lương thực giá cao thôi, Lương tâm giá rẻ hơn
lương thực, Chân lý, chân giò cũng thế thôi… hay Đảng là mẹ, Bác là cha, Bác ta
mất sớm, mẹ ta góa chồng. Bác ơi sống lại
mà trông, Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều! Có một tóan công nhân sang Liên Xô học nghề in
vừa về. Tỏ ra có phong cách Nga hơn. Tức là kể tiếu lâm thỏai mái. Hỏi ngay
tôi” Anh có thích nghe tiếu lâm Liên Xô không?” 385 TRẦN ÐĨNH Và kể luôn.
Brezhnev dắt cháu nội đi thăm lăng Lê-nin. Vẫn quen nghe ông ông vĩ đại, đứa
cháu hỏi: - Ông ơi, sau khi ông chết thì ông cũng sẽ ở đây phải không? - Ông
còn đi đâu nổi với dân ta nữa chứ hả cháu? Thì Lê-nin lật hòm kính đứng ngay
lên chỉ tay ra cửa lăng: - Cái thằng này! Mày tưởng đây là nhà tập thể hả? Cút
mẹ mày đi!...
Những tiếu lâm và ca dao rất hay,
không thể kể hết vào đây… Bác Hồ cũng chả thoát. Bài vè Bác và các cháu làm thơ
đấu nhau về thế nào là ỉa đúng ỉa sai kỷ luật quá hay.
... 392
Thấm thoắt đã một năm. Tổ đồng mô
tiễn tôi. Đám con gái sáu bảy đứa khóc sướt mướt hết. Cánh đàn ông thì hoe hoe
mắt. Trai, tổ trưởng tổ đảng nói vài lời: “Kính thưa anh Trần Đĩnh, một năm qua
gần anh chúng tôi thấy anh mới là người cộng sản.” (Tôi nghĩ ngay “Chết, không
biết mình chống đảng sao?” Nhưng chả lẽ đính chính?) Rồi tặng tôi một con dấu”
Trần Đĩnh “anh tự đúc lấy cùng một bài thơ lục bát.
Giám đốc Trần Ngọc Phương đến dự
tiễn -như tự thân đưa tôi đến tổ đồng mô buổi đầu tiên, mà nom cứ hớn hở lên. Hình
như công nhân tốt thế này với tôi là có công anh giáo dục. Tôi hết sức cảm động.
Chả biết đồn thế nào mà sau này,
thế kỷ 21 lận, Dũng, “trung úy Dũng” như tôi hay đùa gọi, ở văn phòng báo Nhân Dân
thấy tôi lại thường tủm tỉm: - Ông anh sang lôi cuốn công nhân ghê quá nên lại
phải tách cá ra khỏi nước, kéo ông anh Cái sự tinh khôn của dân chúng mà tôi
nói với Chính Yên sáng hôm nào thế là đã được chứng minh. Sự tinh khôn ấy đã cho
tôi thấy dân nhìn cái tiêu cực của Ðảng bao la hơn tôi, sát sườn hơn tôi. Đó:
tôi đâu nghĩ như Quỳnh rằng để tôi đúc chữ là đảng muốn tôi nhiễm độc chì mà rồi
tàn phế hay chết. Tôi đâu như Thái Cò lật tẩy ngay: - Anh cho em hai hìu mua quẩy
rồi em sang tên cho cái chữ giai cấp công nhân lãnh đạo… Mẹ chứ, tòan cho bánh
vẽ, con thằng nhọ đít vẫn lại nhọ đít. Tôi đâu thuộc các câu ca vạch trần đảng
bằng anh chị em thợ- “chân lý chân giò cũng thế thôi.” Hay: Ai nắm chân lý Mác
- Lê thì dứt khoát vơ về chân giò, cút rượu. Mạt hạng 392 ÐÈN CÙ cùng đinh, anh
chị em thấy bộ mặt thường ngày của Ðảng rõ hơn tôi và do đó sợ Ðảng hơn tôi,
đành cam phận. Tôi vẫn hy vọng làm cho đảng có mặt người được.
Trang 399
Trang 399
Tôi về báo được ba ngày thì Nguyễn
Trung Thành, vụ trưởng bảo vệ Ban tổ chức trung ương điện thoại mời chiều lên gặp.
Gác hai trường Tây con Albert Sarraut cũ. Trung
Thành thân mật nói: - Anh Thọ nói mời anh lên để nhắn anh rằng anh là điển hình
của trí thức (!),Ðảng cần giúp cho anh tiến bộ. Có anh - thôi, nói tên ra, anh
Vũ Khiêu có quen anh đấy, nói viết hàng nghìn trang lý luận mà anh Thọ có bảo
là điển hình trí thức đâu. Hôm nay gặp để hỏi xem anh có khó khăn gì thì xin
anh nói ra, đảng sẽ cùng với anh giải quyết. Tín hiệu quá rõ: “vẫn là lợi khí của Ðảng
nhưng phải lòng dạ trong, tư tưởng sáng.” Lòng dạ trong là gì hãy tự hiểu lấy.
Và Vũ Khiêu, người khai viết hàng
nghìn trang lý luận cũng đã khoe với tôi thành tích ông báo với đảng như thế.
Tôi khai cung về, ông đã hỏi sao đi lâu thế, có nói gì về ông ta không. Tôi phải
cao giọng lên “Không ai đụng gì đến ông một câu nào,” ông mới thôi liếm mép, một
dấu hiệu lo lắng.
Trả lời Trung Thành, tôi nói: -
Xin cảm ơn anh Thọ và anh, anh Thành ạ. Tôi thật tình không có khó khăn gì. Duy
Chính Yên chỉ là nghe tôi thôi mà gánh nặng gia đình lại nặng, lương ít thì Ðảng
nên chú ý giúp anh ấy... Nhưng tôi có thắc mắc thôi, anh có cần biết không? Trung
Thành cười nhã nhặn. Hiền lành nữa.
- Anh có muốn tôi nói dối không
anh Thành? - tôi hỏi. Thí dụ nói rằng nhờ đi cải tạo tôi đã sáng ra, nhận thấy
mình sai... Nhưng anh Thành ạ, anh bảo tôi nói dối tôi cũng không nói đâu. Vậy
bây giờ tôi nói thắc mắc của tôi ra để anh nghe. Cũng là những điều anh đã biết
vì ở trong biên bản cả rồi. Chỉ là nhắc lại ở một mức độ cao hơn thôi. Thứ nhất,
Ðảng tiếp tục tha hoá, biến chất, đảng viên càng ngậm miệng ăn tiền. Thứ hai
Trung ương vẫn chưa hiểu kinh tế, sản xuất tiếp tục trì trệ, chủ yếu nhờ vào
chi viện bên ngoài. Thứ ba, về sinh hoạt vật chất, Bộ chính trị xa cách với
nhân dân quá xá.
Im một lát, Trung Thành khẽ nói: - Điều anh
nói đầu tiên, Ðảng đang sửa. Sẽ thanh toán những phần tử cơ hội chủ nghĩa thoái
hoá. Về kinh tế, Ðảng đang đề ra nhiều chính sách mới đấy. Còn cái thứ ba thì lôi
thôi lắm, anh Đĩnh ạ. Bên bảo vệ đặt ra quá nhiều quy định này nọ, anh Nguyễn
Chí Thanh bực lắm, họ đặt ra nhiều cái cứ như bó chân bó tay các anh Bộ chính
trị lại.
Thú thật lúc ấy tôi không ngờ cuộc
gặp này là ý Lê Đức Thọ cho đò đón tôi qua sông sang bờ quan quyền. Không ngờ vì
không bao giờ tôi xếp tôi vào thứ được nhân sự của đảng nhòm đến. Rồi cũng vì
cái tạng không tính đựợc thua cho đời.
Nếu có thì tính đến chuyện được
thua ở nhân phẩm… Sau này nhiều bạn bảo tôi ông Sáu ưu ái ông quá. Đã không bắt
ông lại còn luôn luôn cho người đón ông, ông mà “chuyển biến “thì đường mây
rong ruổi phải biết. Nhưng làm sao được?
Tôi đã lỡ thấy cái thứ vô giá, không thể mặc cả.
Đảng thường xuyên dạy đảng viên có ý thức đảng,
có ý thức kỷ luật tức là làm tất cả những gì đảng bảo. Hay buông mình hoàn toàn
cho đảng. Rồi dần mất cả ranh giới với nịnh người lãnh đạo. Nịnh nọt, bợ đỡ mà
vẫn tưởng mình hăng hái, trung thành, tu dưỡng đạo đức. Sau đó chừng nửa tháng, Chính Yên mặt đau khổ
bảo tôi: - Mình vừa lên anh Thọ, anh ấy rất cáu, bảo về nói với thằng Trần Đĩnh
là nó láo lắm, hông ai chịu được nó nữa đâu.
Trang 425
Rèm sân khấu vén lên thật. Tháng
2 năm 1972, Nixon đến Bắc Kinh. Mao Trạch Đông nôn nóng muốn bắt tay ngay tổng
thống Mỹ, toan xúp cả trật tự lễ tân. Theo The President’ s Private Life của Lý
Chí Thỏa, bác sĩ của Mao thì Mao hết sức khao khát gặp người mà ngày ngày ông
sai báo chí, dư luận nước ông chửi là trùm phản động. Kiểu ban ngày quan lớn
như thần, ban đêm… tôi nói ở trên. Mao theo dõi bằng điện thọai mỗi xê dịch của
Nixon đến Trung Quốc. Chu vừa bắt tay Nixon là Mao đã điện bảo đưa ngay Nixon tới.
Và lâu lắm ông mới cắt tóc, cạo mặt. Gặp tổng thống Hoa Kỳ có lẽ là điểm cầu ước
tột cùng của Mao.
Trong 65 phút tiếp kiến, Mao khoe ông đã “bỏ
phiếu” (bầu tổng thống) cho Nixon. Nói chúng ta trước là thù nay là bạn. Hai nước
cần thiết chế hoá quan hệ, hiện nay tình trạng quan hệ hai nước thật là thảm. Mỹ
và Trung Quốc cần có lợi ích song hành và Mỹ nên nhận lấy vai trò chính trong
công cuộc gìn giữ thế giới. Mao còn phàn nàn Mỹ rải quân quá phân tán, Mỹ thiếu
cứng rắn với Liên Xô, kẻ đang hung hăng bành trướng. Mao thú thật ông đã tưởng
Trung Quốc có thể đứng được một mình song nay thấy “chúng tôi cần phải ra ngoài
để học.” (Ôi… ôi… kim chỉ nam! Lại còn phải học cả ngoài nữa. 421 TRẦN ÐĨNH Việt
Cộng mà học như thế thì ông móc họng.) Chúng tôi nghèo, - Mao nửa đùa nửa thật,
chỉ có phụ nữ là sẵn mà đều là phụ nữ ghê gớm cả. Hỏi Kissinger rằng Mỹ có cần
phụ nữ Trung Quốc không, chúng tôi có thể đưa sang nhiều đấy. Có lẽ ám chỉ
Giang Thanh. Vĩ nhân thường cần có mỹ nhân làm sọt đựng những tã bẩn của mình.
Mười giờ hội đàm giữa Nixon và Chu Ân Lai sau
đó (nhưng công bố dài co va i phu t) đã dẫn đến hai bên móc xẩu cùng chống Liên
Xô, hoãn bàn vấn đề Đài Loan. Để Mỹ yên tâm rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc hứa sẽ
“không làm gì ở Việt Nam” cũng như không quấy rối các đồng minh của Mỹ ở Đông
Nam Á. Đổi lại Mỹ cho Trung Quốc vào Liên hợp quốc. Mỹ bằng lòng: Mỹ cần cho sập
trước hết Liên Xô. Tho i cho c pha Đo ng
Nam A như cam ke t vơ i My , na m 1974 Mao tie p kie n ba Imelda vơ to ng tho
ng Philipin Marcos. Xie u lo ng bơ i my nha n na y - khen bà là “hoàn hảo” -
ông Mao đa tình đã bỏ rơi NPA (Quân đội Nhân dân Mới), tổ chức cộng sản thân
Mao đang vũ trang chống chính phủ Marcos. La p tư c NPA thanh trừng nội bộ, giết
nhau dữ dội.
Trước khi lên máy bay về Mỹ, Nixon nói: - Đây
là tuần lễ thay đổi thế giới. Kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, Winston Lord, nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từng dự cuộc hội kiến
và đàm phán Mỹ - Hoa nói: cái bắt tay của bộ ba Nixon - Mao - Chu Ân Lai đã
“làm biến đổi thế giới.” Vì nó sẽ làm sập phe cộng sản. Kết quả vượt quá dự kiến
của Nixon và Mao. Và có lẽ chưa cuộc hối lộ nào mà thu hoạch lại kinh khủng đến
thế.
Sự kiện Nixon gặp Mao lớn đến nỗi năm 1987,
John Adams đã viết vở nhạc kịch “Nixon ơ Trung Quo c.” Ba o My b nh Mao ha t tư
tin hơn Nixon. 422 ÐÈN CÙ Sau cú trở cờ
ngọan mục trên đây, Hoàng Tùng xã luận chửi Bắc Kinh. Nhưng hãi Trung Quốc nên
cộp cả Liên Xô vào chửi tuốt mo hai thằng đầu sỏ cộng sản “sa vào vũng bùn tanh
hôi của chủ nghĩa cơ hội.”
Lê Duẩn nói ở một số nơi rằng người sợ Mỹ nhất
là Mao, duy người Việt Nam - tức là ông - không sợ. Coi nhiệt tình là phẩm chất
cao nhất thì với Lê Duẩn sợ hay táo tợn trở thành tiêu chuẩn đầu sổ. May mà Mao
sợ nhưng còn dám giúp vũ khí, lương tiền cho chứ không thì ông cũng chả phô
trương được hết tầm vóc gan dạ. Mỹ đã ra
sức lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung. Cả hai đều sợ Mỹ - kẻ thù tầm xa - thân với
“kẻ thù” tầm gần của mình nên đều cố chèo kéo Mỹ, kệ cho Mỹ đang mạnh tay lên với
chú em bị hai anh đem bỏ chợ.
10 tháng 5 - 1972, My ra i m n phong to a Ha i
Pho ng. Liên Xô, Trung Quốc chỉ đòi Mỹ không được làm thiệt hại đến tàu và sinh
mạng của mình. Ngày 11 - 5, ba o Trung
Quo c co n ha o hie p đa ng toa n va n bài nói của Nixon để cho dân Trung Quốc
“biết các chi tiết về chương trình hoà bình của Mỹ cũng như sự không khoan nhượng
của Hà Nội” mà thấy My hơ p t nh hơ p ly , Vie t Nam không đăng là vì sao chư vị
đều hiểu. Còn tàu Liên Xô trúng mìn ở Hải
Phòng, thủy thủ bị chết nhưng nhận thư
Nixon xin lỗi, Brejnev liền cho qua.
Ngày 16 - 5, Hoàng Hoa, đại sứ ở Liên hợp quốc,
giục Kissinger sớm đến Bắc Kinh. Ngày 13
- 6, đe n Ha No i gia i tr nh la p trươ ng đa m pha n hoa b nh cu a My , chu ti
ch Lie n Xo Podgorny ba o ngay cho My bie t Ha No i co “thái độ thuận lợi với
đàm phán.” Nhưng trước đó, vừa ở sân bay đi Hà Nội, Podgorny đã phải hưởng một 423 TRẦN ÐĨNH cuộc lồng phóng như điên vượt
sông Hồng trên cầu phao xóc hơn xóc ốc vì Hà Nội nổi còi báo động mà Podgorny
thì biết đó là trò ranh vì Mỹ đã cam kết
dành cho Hà Nội và Hải Phòng một phạm vi l5 và 10 cây số an toàn những ngày ông
ở Việt Nam. Dọa cái đứa chăm sóc chi li
cho cuộc chiến tranh của mình - chưa kể dạy nghệ thuật quân sự cho tướng tá biết
tiến thoái - thì quái thật!
Rồi trong một tuần, chúng khẩu đồng từ, cả
Kossyghine lẫn Chu Ân Lai “hai ông chủ của Hà Nội” (lời Kissinger), đều khẳng định
chỉ giúp Hà Nội lương thực, nghĩa là từ nay xin anh hãy dân tộc hóa vũ khí: gậy
tầm vông. Lộ ra lù lù thế cô lập ghê rợn
của Hà Nội. Sự nghiệp đánh Mỹ của Duẩn thế nào lại đi đến thảm cảnh là “thành
trì cách mạng” và “kim chỉ nam” đều “sa đọa” (lời báo Nhân Dân) rất mót ve vãn
kẻ thù của loài người.
Rồi cuối cùng bài ca thiên hạ đại loạn cho
Trung Quốc được nhờ đã chuyển làn sang thành khúc nhạc ca ngợi Mỹ đứng đầu thế
giới chống Liên Xô cho trần gian yên lành. Ngày 1 - 11 - 1977, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc
xã luận chỉ rõ Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc còn Mỹ lại là đồng
minh. Ngược lại, như để bù vào lần nghe Bắc Kinh xui dại đánh Liên Xô xét lại,
Việt Nam đã ký hiệp ước tương trợ với Liên Xô. Liền bị Bắc Kinh vu cho tiền đồn
Việt Nam bội bạc công ơn Trung Quốc đang theo Liên Xô bao vây chọc ngoáy Trung
Quốc ở phía nam.
Một trí thức Sài Gòn sau này bảo tôi: - Trong việc phá phe cộng sản, công Việt Cộng
to gấp đôi Liên Xô, Trung Quốc. 424 ÐÈN CÙ - ...
- Để phá phe, hai cha kia chỉ đánh lẫn nhau
nhưng Việt Nam đánh tuốt cả hai, chả tha thằng nào thì công chẳng là gấp đôi đó
sao? Đánh Mỹ đi đầu, đánh hai trùm cộng sản cũng đi đầu, chúa tể đành hanh.
Nhưng giá ngày ấy đã biết tuốt để bảo ông bạn
hãy chờ đến những ngày không còn Liên Xô mà chỉ còn Trung Cộng để xem đành hanh
tiếp ra sao.
* * *
Hai trùm cộng sản đầu hàng Mỹ, Hà Nội càng phải
nêu cao bài học kiên cường. Để cho chúng biết ta chẳng coi liên minh Mỹ - Nga -
Tàu ma quỷ của chúng là cái gì, tháng 3 - 1972, Hà Nội cho ba sư đòan, 200 xe
tăng và các thứ pháo 105, 150 li đánh thục
qua giới tuyến và chiến sự liền nổ ra ác liệt ở vùng cán xoong Quảng Trị. Mỹ
bèn vin cớ ném bom lại miền Bắc.
Trang 459
Thắng lợi cuối cùng đã để lộ ra
hai bản ngã của dân tộc Việt! Một được Ðảng dạy cho nên biết yêu nước đúng bài đúng
vở Quốc tế vô sản rồi thành anh hùng đánh đâu thắng đó, một do thiển cận quốc
gia nên phải làm “chó săn bán nước tay sai” ro i thua he n thua ha . Chung quy tại Mẹ Việt Nam có hai buồng trứng -
dị dạng hơn Mẹ Âu Cơ chỉ có một - cho ra đời cả chiến sĩ Việt Cộng lẫn “ngụy
quân bán nước phản động.” Có lẽ đã đến
lúc thống kê xem có bao nhiêu mẹ Việt Nam mang song thai quốc gia và cộng sản
tương tàn tương diệt và bao nhiêu mẹ đơn thai đẻ ra thuần “anh hùng” hay thuần “ngụy”
giết hại nhau. Đến hơn 50% không? Nếu thống kê xin chớ bỏ sót mẹ tôi! Cả bà mẹ
đẻ ra tổng đốc Phan Đình Hòe và chánh tổng “bạt nhĩ bẹp tai” Quế - Nguyễn Tuân
rỉ tai tôi, khoái trá vì cũng từng đều dân pum - là bố của Lê Đức Thọ. Xưa ông
bác tổng đốc đã chạy chọt phần nào cho anh em Sáu Thọ ra tù đế quốc Pháp thì
sau này Thọ giúp lại cho con cháu ông ung dung bỏ Sài Gòn đã vào tay cộng sản để
ra ngòai định cư sớm sủa, tiếp nối huyết thống song thai. Và bà mẹ của Võ Nguyên
Giáp. Em gái ruột Giáp lấy trung tướng “ngụy” Nguyễn Ngọc Lễ, ngày 30 - 4 -
1975 bỏ Sài Gòn chạy sang Mỹ đã nghĩ gì về ông anh cộng sản đang thần tốc tung
quân truy sát lính quốc gia… Ôi, ai làm cho những đứa con của các mẹ Việt Nam
chĩa súng giết nhau? Non sông gấm vóc Ðảng
thu về một mối cho mình - hay mở rộng trận địa xã hội chủ nghĩa cho cả phe, rồi
Ðảng trịnh trọng tuyên bố “người Việt Nam không ai thắng ai.” Song nói ù xọe thế
để “yên dân” đấy! Vì theo đúng nguyên lý trí tuệ đầu sổ của Ðảng thì cứ phải
duy trì bằng được ranh giới địch - ta! Cho nên xóa được giới tuyến phân chia địa
lý Bến Hải, bèn vội vã thay cho nó bằng một giới tuyến phân chia sinh học dễ
xúc động lòng người - ấy là suy tôn Bà mẹ anh hùng, vạc ra ở trên mặt Mẹ Việt
Nam một mảng vẻ vang - và dĩ nhiên một mảng nhục nhã hay những đứa mẹ đẻ ra các
ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ lùng giết con các Bà mẹ anh hùng! Rồi nói đại:
“Không có ai thắng ai, chỉ có nhân dân Việt Nam thắng Mỹ.” Thế sao không gọi
ráo tất cả Mẹ anh hùng? Năm 1998 tôi đã
nói với nhà báo Mỹ Kevin Whitelaw ở tờ US News and World report rằng để dân thường
xuyên nhớ đến sự nghiệp đánh Mỹ do Ðảng khởi xướng, Ðảng đã vạc nên một vết
thương ác độc trên mặt Mẹ Việt Nam. Đúng
ra là mánh chia để trị quen thuộc của cộng sản. Trong dân thì công nhân tiên tiến
nhất, nông dân trung gian, trí thức lạc hậu (nên không bằng cục cứt.) Trong
nông dân thì bần cố nông tích cực, trung nông dao động và phú nông thiên về phản
động. Ngay đảng viên cũng còn chia đảng viên ưu tú, trung gian và lạc hậu! Có lẽ nơi duy nhất không chia tiên tiến với
trung gian, lạc hậu là Trung ương đảng. Tuy bụng cũng ngầm phân loại xếp hạng
cho nhau cả.
Theo Tổng tập luận văn của Võ Nguyên Giáp, sau
Điện Biên Phủ, về An toàn khu, Giáp đến chào Hồ Chủ tịch. Chủ tịch ôm Giáp nói:
“Chúc chú thắng trận trở về, nhưng chúng ta còn phải đánh Mỹ.” (tôi nhấn). Tôi đọc và hơi buồn. Tôi đã ngỡ Bác nói: Chúng
ta sẽ phải đối đầu với Mỹ nhưng hãy gắng thống nhất hòa bình, dân ta chín năm
chiến tranh đau khổ quá đi rồi!
Thế là vừa từ nô lệ bước ra dân ta đã bị Ðảng
nhét thanh gươm Giải phóng vào tay. Giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng
giai cấp và loài người, làm một cuộc tiến quân thường trực và trường kỳ. Đi đời
sức dân ơi hỡi sức dân! Muốn gì tôi vẫn
muốn nêu câu hỏi mở đầu: liệu Việt Nam có thể tự trị năm năm ở trong Liên hiệp
Pháp rồi tiến tới độc lập không? Nên biết Pháp giải chế độ thuộc địa chính là
trong thời tổng thống de Gaulle chứ đâu phải như CB tức Hồ Chí Minh viết trên
báo: đế quốc đánh chết vẫn không chừa cái nết chiếm hữu thuộc địa. Thôi, nói xa
chả bằng nói gần: sao không học Bắc Kinh nán chờ để thu hồi hòa bình Hồng Kông,
Macao và cả Đài Loan? Hay sao không như Nam Hàn nhìn các đồng bào suy nghĩ khác
mình, yêu nước khác mình la anh em co t nhu c đe cu ng ba n ba c va cưu mang cư
u đo i chư kho ng la ke thu pha i die t? Hay, ừ nhỉ, sao không nghĩ được như Đặng
Tiểu Bình: một quốc gia hai chế độ? (Kinh tế thị trường với định hướng xã hội
chủ nghĩa chính là con đẻ không che giấu nổi của tư tưởng Tito đời mới này. Thập
niên 40, 50 thế kỷ trước chửi nó dữ lắm!)
Kỷ niệm trăm năm ngày sinh Lê Duẩn, 10 - 7 -
2006, (nhưng sau báo chí lại công bố là ngày 7 - 4 - 2007. Mới một tí đã hai dị
bản.) Lê Đức Anh có bài ca ngợi Lê Duẩn giỏi chọn thời cơ hạ thủ miền Nam cộng
hoà. Theo Anh, Duẩn cho rằng để Sài Gòn thực hiện Việt Nam hoá thì “nó sẽ mạnh
lên và ta khó đánh đổ.”
Trang 461 Trong Báo cáo chính trị
Đại hội 4, Lê Duẩn đánh giá thắng lợi như sau: đã đập tan cuộc phản công lớn nhất
của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng, (tư c chu ye uVie t
Nam, Trung Quo c, Liên Xô) đã đẩy lùi trận địa đế quốc, mở rộng trận địa xã hội
chủ nghĩa (xin chu y : then cho t ở đây. Một cách nói nữa là đẩy lùi từng bước,
đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc), phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của
đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á (phòng tuyến SEATO này sau đổi ra là ASEAN), làm đảo lộn
chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa
từng thấy. Ve mie n Ba c, ông nói:
“Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người (...) Các giai
cấp bóc lột đã bị xoá bỏ..., người với người sống có tình có nghĩa, đoàn kết, thương
yêu nhau cùng với “vô sản chuyên chính được củng cố” (...) “hệ tư tưởng và nền
văn hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc..” (Báo cáo
chính trị Đại hội lần thứ 4, NXB Sự Thật, 1977.)
Lê Duẩn cũng thông báo thời kỳ hậu Việt Nam là
thời kỳ chủ nghĩa xã hội xuất hiện thành mục tiêu đấu tranh trực tiếp (tôi nhấn)
của tất cả các nước trên thế giới. Ngụ ý: công ông mở giai đoạn cho cách mạng
to chưa?
Nhưng hiện thực Việt Nam luôn bố láo như cố
hĩ! Nó ngược lại Duẩn hoàn toàn! Phe xã hội chủ nghĩa tan, không còn ai cho
súng, cho tiền, cho khoa học quân sự và cho tin tình báo ở phạm vi thế giới để
làm “tiền đồn” đùng đoàng nữa, sức mạnh binh khí của Việt Nam suy yếu hẳn. Việt
Nam cô lập kín mít, không mở ra nổi chuyện gì, trừ sáu tỉnh biên giới bị quân
anh em chí cốt tràn vào dạy bài “thủy chung.”
460 ÐÈN CÙ Đặc biệt đáng chú ý: Đại hội 4 là Đại hội thắng
Mỹ nhưng Trung Cộng không gửi đại biểu đến dự. Thế đấy, ông anh cú! Đã hứa với
Mỹ không cho domino ở vùng này thì chú em cứ domino! Ngày nào nó theo mình đánh
Liên Xô ra trò thì nay nó trở cờ, cam làm “Cuba ở phương Đông” mở cửa cho Liên Xô
vào Đông Nam Á bao vây mình. Và nhân
đang thời trăng mật với Mỹ, Bắc Kinh đánh luôn Việt Cộng để thanh minh mình
không xúi Việt Cộng xé hiệp định Paris chiếm Sài Gòn.
Mãi tôi mới thấy trong canh bạc với Mỹ, người
ta toàn xì tố bằng máu Việt. (Nhắc lại: máu Việt Nam có sức dịch chuyển quý
giá.). Báo Time đăng ảnh các hộp đèn quảng cáo Coca Cola, Big Mac… lần đầu tiên
hiện ra rực đỏ ở dọc Bund Thượng Hải, Thành Đô, Khai Phong… cuối những năm 70 với
dòng chú thích “Đông phương lại hồng.” Tôi xem thấy ở mỗi hộp đèn đỏ hình như
còn có thon thót ánh máu Việt.
Trang 463 Đã có lúc tôi khá xấu hổ
vì bị khai trừ. Nhưng rồi lành lặn khá nhanh. Nhờ cái gì? Nhờ - xin hiểu cho là
tôi không bịa đặt ở đây - nhờ tôi nhớ lại câu nói của ông tham tán thương mại Ba
Lan tháng 6 tháng 7 gì đó bị sốt xuất huyết nằm chung phòng ở Khoa lây Việt Xô
với tôi năm 1970 (danh thiếp ôngđưa đã mất): “Giá nước chúng mày ra ở tít giữa
Thái Bình Dương rồi mọi người xúm lại cung cấp mọi thứ cho chúng mày sống riêng
với nhau thì thế giới đỡ mệt. Chúng mày phá quấy quá!.” Cũng một kiểu khai trừ!
Ra khỏi nhân loại.
So với xấu hổ của Ðảng trước toàn thế giới thì
xấu hổ của tôi ở cơ quan chỉ bằng con muỗi mắt? Fin de partie - tên một vở kịch
của Samuel Beckett: Hết ván, rời sòng.
Trang 475
Gần trưa 30 - 4, Nguyễn Thành
Long rủ tôi đi bộ về phía ngã tư Lý Thường Kiệt - Phố Huế. Đường ngày càng đông
người hò reo. Tôi nói: “Chả lẽ trời đất quỷ thần lại phù hộ...” vừa lúc một chiếc
xe máy phóng vượt lên, người ngồi sau vung một bánh pháo đang nổ tụng tóe, tôi
không nói tiếp nữa. 475 TRẦN ÐĨNH Tôi
dành một trang nhật ký viết: Le rideau tombe! - Hạ màn.
Sáng l tháng 5, con gái tôi dậy rất
sớm khe khẽ lấy khăn quàng đỏ xin phép cho lên xe Nhà hát. Tôi vẫy cháu đến bên giường. Thấy cần cho cháu
hiểu điều cơ bản. Nói: - Cho con đi mừng đất nuớc hết chiến tranh, dân thôi chết
chóc chứ không phải mừng chiến thắng vì khi con reo hò thì trong kia có thể ông
nội và các cô chú của con lại đang khóc... bởi bom đạn ngoài này giết chết mất
người thân.
Tự kiềm chế, tôi tránh chữ nội chiến, sợ cháu
ra ngoài bép xép nhưng chính cũng lúc đó trong đầu tôi chợt lóe lên một liên hệ:
Ðảng đã trung thành noi sít sao gương hai ông anh cả và hai mở đầu sử mới của đất
nước đều bằng nội chiến tàn khốc để rồi rút ra kết luận thần thánh “chính quyền
ra từ nòng súng.” Nhưng sao người ta cứ phải mượn danh nghĩa chống ngọai xâm?
Kia, từ 1972 đến 1975, ba năm qua toàn là Việt Nam thịt Việt Nam! Mỹ cuối cùng
chẳng phải đã học Trung Quốc vở Việt Nam hóa chiến tranh đó sao? Để nó đánh, còn
mình tung hứng chỉ trỏ đằng sau có hơn không?
Trang 497 Một sáng cô thư ký vào
đưa các bài báo cho Thép Mới duyệt vừa đi ra, tôi hỏi anh có thấy các móng tay
cô ấy được săn sóc như vật tư trang, đồ tế nhuyễn bằng châu ngọc cả không? - À,
có thấy chứ? Nhưng để làm gì? - À, để thay mặt cho hai thứ mà theo bản năng người
con gái phải giấu kín. Đầu tiên cái móng tay tư trang tế nhuyễn nổi gồ lên này
ám dụ đến một thứ quả trong vườn cấm của cô gái. Hai là mượn hình một chao đèn
làm bằng chất pha lê qúy để che đi ngọn lửa dọc của con dục lấp ló ở bên trong
sau đó... Chiều nọ, đi ở bãi sông Hồng, chỉ chiếc xú chiêng pô - pơ - lin Tàu
trắng lóa, vật duy nhất trên cây sào bắc dọc mạn con thuyền vắng ngắt ở cả một
đoạn sông vắng ngắt, tớ bảo cậu có thấy nó là một quả cầu thám không tráng mạ bằng
một chất liệu đặc biệt vừa mới hạ cánh sau một chuyến ngao du trên không về
không. Hôm nay nói thêm: khi nào ôm ngực người con gái thì quả cầu ấy bay lên
và sống, và éthéré - siêu thoát, còn khi rời ngực người con gái thì nó xẹp xuống
để gom dần năng lượng chờ chuyến bay sau... Nhân đây, ừ, lại hỏi thêm: Sao các
cụ gọi mắt 497 TRẦN ÐĨNH lá giăm? (Chỉ vào đĩa trứng vịt lộn có rau giăm). Nghi
lễ ngôn ngữ đó! Không lẽ gọi toẹt ra: Ôi em mắt dâm. Lá giăm là cái nệm giảm
xóc, sản phẩm tinh tế - hay lỡ lời thô thiển - của vô thức. Rút lại tớ muốn chứng
minh câu Voltaire: viết không đơn giản là vẽ ra tiếng nói… Câu này quá hay, tôi
nói tíếp. Vì để thành văn học, tiếng nói còn cần một mồi lửa vô thức, nhất là ở
tiếng nói của thơ, vô thức ấy chính là hồn thiêng riêng biệt của mỗi người,
không thể diệt, không thể hòa… Aragon cũng nói: Viết là vũ đạo của đầu óc.
Thôi, nói thêm… Cái Ng. học ở Đức về đi xăng đan cao gót, cậu bảo bàn chân con
gái tự nhiên trông thành một đường arabesque - uốn lượn quá đẹp… Đúng, nhưng cậu
mới thấy cái chất vật lý của bàn chân con gái gói bọc trong những quai da. Tớ
còn thấy ở đó động thái ưỡn dướn của cơn mê nhục cảm.
Đọc Trần Đĩnh, thấy được chính mình trong đó. Mình chính là một phần góc tối của sự thật lịch sử mà đảng CS lâu nay cố tình che giấu để muốn giữ mãi ánh hào quang, mà duy trì vị thế cho một nhóm người cỡi cổ đè đầu dân tộc.
Học tập tấm gương Hồ Chí Minh, hay là học tập tấm gương Mao Chủ tịch, Việt Nam là hội tụ ba dòng thác cách mạng như Lê Duẫn đã nói. Cho đến giờ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang cố lừa dối tôi, các bạn, và các thế hệ mai sau.
Theo RFA
Xuyên suốt 600 trang của Đèn Cù là hai mảng quan trọng diễn ra sau
khi cộng sản cướp chính quyền. Lần thứ nhất đấu tố địa chủ, cũng là dân
chúng bị ép lên miễn cưỡng trở thành địa chủ qua “Cải cách ruộng đất”.
Lần thứ hai đấu tố, giam cầm những đảng viên cộng sản có khuynh hướng
thân Liên Xô và chống đối cuộc chiến tranh tương tàn qua tên gọi “Vụ án
xét lại chống đảng”.
Trần Đĩnh không vẽ ra toàn cảnh bức tranh theo thứ tự thời gian sự
kiện như thông thường. Ông kéo từng mảng nhỏ mà ông chứng kiến, tham gia
ra miêu tả lại với những chi tiết sâu lắng dẫn dắt câu chuyện như mục
tử nghêu ngao trên cánh đồng hoàng hôn đầy ắp những nhân chứng lịch sử.
Họ tuần tự kể lại hay qua Trần Đĩnh, minh họa lại từng chi tiết với
giọng văn tỉnh táo, trầm tư và rất thông minh của một cây viết kinh
nghiệm lão luyện về tự thuật.
Qua lời một người bạn thân theo chân Lê Duẩn sang Trung Quốc xin Bắc
Kinh giải tỏa số hỏa tiển do Liên Xô viện trợ bị Trung Quốc chặn lại vì
muốn dằn mặt Việt Nam, Trần Đĩnh nhìn thấy ở Lê Duẩn một sự ê chề, bị
làm nhục vì dám sang Moskva trước khi tới Bắc Kinh.
Chính ông, vào năm 1958 khi học tại Trung Quốc đã chứng kiến tận mắt
sự khinh bỉ của sinh viên Trung Quốc đối với chế độ Việt Nam qua câu
chuyện rất ngắn nhưng gói ghém rất nhiều sự thật về tình đồng chí quốc
tế vô sản, ông kể:
“Một hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện
với cả nghìn sinh viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh
viên tới tấp truyền tay nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu,
ông đọc to: Trung Quốc nghèo, dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt
Nam?
Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi chấm dứt viện trợ
cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên Hồi Giáo
sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống
đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức.
Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là
nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế
quốc ra xa Trung Quốc hay để cho chúng nó áp sát bên cạnh?”
Trần Đĩnh chứng kiến việc Mao Trạch Đông giả vờ “Chỉnh đảng” để tiêu
diệt thành phần chống đối với y. Báo chí được lệnh kêu gọi phải đốt rụi
những gì mà đảng sai lầm, phải “thiêu cháy đảng” để đảng tái sinh…Thế là
vô số người đứng lên làm theo sự kêu gọi này mà có hay đâu đó là mồi
nhử những người có tư tưởng đòi thay đổi đảng. Mao Trạch Đông dưới mắt
Trần Đĩnh là một gã đồ tể máu lạnh. Cử chỉ nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn nhưng
là để đối phương có thời gian bày tỏ ngưỡng mộ hơn là bản chất của y,
một gã cộng sản có dã tâm muốn thế giới biến động để Trung Quốc đứng
giữa hưởng lợi.
Những con rối không tự biết mình là rối
Hàng đầu từ trái qua: vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh, ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường. Hình do Tác giả cung cấp |
Đèn Cù, ngay cái tên của tác phẩm đã nói lên sự vắt kiệt tư duy của tác giả vào quyển sách này.
Khi nói đến Đèn Cù người ta nghĩ ngay tới cái tên gốc của nó: Đèn kéo
quân. Cái gốc đó phát xuất từ Tàu và người Việt sau nhiều thế kỷ đã làm
theo nó một cách tự nguyện. Đèn Cù trở thành văn hóa Việt Nam, thay đổi
chất liệu nhưng nội dung thì y như nguyên bản.
Nếu nhìn trên mặt bằng văn hóa thì Đèn Cù được diễn giải là hội nhập,
là hòa tan và hàng chục khái niệm khác. Tuy nhiên đối với Trần Đĩnh,
Đèn Cù được khai mở trong một ý niệm khác: Đảng cộng sản Việt Nam theo
đuôi nhau chạy vòng tròn dưới bầu khí bị đốt lên bởi ánh nến ý thức hệ
của đàn anh Trung Quốc. Họ như những con rối không tự biết mình là rối.
Không những thế họ muốn mọi người phải như họ, tức là bịt tai, bịt mắt
bịt cả tư duy để tin vào Trung Quốc một cách mù quáng. Sự mù quáng vì ý
thức hệ sai khiến ấy trở thành bi kịch cho đất nước chỉ vì một nhóm nhỏ
người lũng đoạn, thao túng mà phải chịu cảnh nồi da xáo thịt trong nhiều
chục năm trời.
Trần Đĩnh không chấp nhận bị sai khiến và có chân trong cái đám đông
tôn sùng Mao Trạch Đông của các lãnh đạo Việt Nam. Ông tách ra đứng
riêng chấp nhận tư thế của một người ngoại cuộc, ngoại cuộc với sự tôn
sùng lãnh tụ nhưng không ngoại cuộc với số phận Việt Nam:
“Sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy đuợc một điều khôn lớn nhất:
hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do đó hãy tin trước hết ở
lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. Do đó
dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng... Cái đó nhờ phong trào
phái hữu - mà tôi say sưa, sung suớng chứng kiến - phủ nhận chủ nghĩa xã
hội, độc quyền lãnh đạo, những mỹ tự có tính bùa phép khiến một lớp
người ít ỏi bỗng trở thành thần thánh.”
Những gì mà Trần Đĩnh tự nói với mình nhiều chục năm về trước vẫn
theo đuổi suốt cuộc đời ông. Xóa dấu vết thần tượng Trung Quốc không quá
khó đối với ông nhưng hai thần tượng khác bao vây trí tuệ nhà báo Trần
Đĩnh thật không dễ xóa chút nào.
Người thứ nhất là Hồ Chí Minh và người thứ hai là Trường Chinh.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi xuống trong lòng Trần Đĩnh vì tuy
ông không ký vào nghị quyết 9 ủng hộ Trung Quốc nhưng trong tư cách lãnh
tụ ông đã bị phe Lê Duẩn khống chế để không dám lên tiếng khiến Trần
Đĩnh tỉnh ra trước sự thật này. Nghị quyết 9 chỉ là giọt nước tràn ly
khi trước đó qua Phạm Văn Khoa, một người bạn của tác giả tháp tùng với
Hồ Chủ tịch sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn rằng: “Ông Cụ sang kiểm
thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!”.
Trường Chinh cũng thế, tuy là bậc thầy trong nghề báo đối với Trần
Đĩnh nhưng tư cách tránh né vấn đề Cải cách ruộng đất cũng như hành xử
trong đời sống đã làm sự kính trọng của ông dành cho Trường Chinh hoàn
toàn phá sản.
Và rồi những diễn biến trong hậu trường chính trị của Đảng cộng sản
Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam đã gây đổ vỡ hoàn toàn trong con
người nhà báo Trần Đĩnh. Ông phát hiện ra rằng Mao Trạch Đông là người
vận động Stalin thôi không có thái độ phủ nhận đối với Hồ Chí Minh trong
cái gọi là cộng sản quốc tế. Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc
“phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ công sản “phụ trách” đồng nghĩa
với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh.
Tác giả Đèn Cù viết: “Hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng
viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã
thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc. Xuân Trường cho
biết Bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa
Việt Nam và Trung Quốc.”
Sự lệ thuộc vào Trung Quốc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm Đèn
Cù. Do chạy theo một cách vô thức như những hình nhân mà nhiều đời Tổng
bí thư sau Trường Chinh, Trung Quốc vẫn chiếm một vị trí cao chất ngất
trong quan hệ giữa hai đảng kể cả sau cuộc chiến 1979 nhuốm đầy máu do
Trung Quốc gây ra.
Do cùng thời với các danh tài như Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Hoài, Quang
Dũng, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Xuân Diệu, Phan Kế An, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng. Tế Hanh,
Xuân Tửu, Đặng Thái Mai…Trần Đĩnh có cơ hội nhìn thấy cách ứng xử của
từng cá nhân trong mỗi con người của họ. Chuyện sợ hãi của những người
sống trong chế độ cộng sản đã trở thành quen thuộc nhưng ám ảnh sau vụ
Cải cách ruộng đất như Tô Hoài thì có lẽ đã lên tới thể loại hài hước
khó ngăn tiếng thở dài. Trần Đĩnh kể lại:
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường
đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn
người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở
dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng
vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất
nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài
ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất
nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng
đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã.
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh
quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc
nào cầu van, nao núng...
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau
tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào
xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi
ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì?
Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười.”
Cái mỉm cười của Tô Hoài sau đó thể hiện lại một cách sắc sảo qua các cuộc đấu tố trong tiểu thuyết “Ba người khác”.
Đọc Đèn Cù cần một sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn như người nông phu cần mẫn
nhặt từng hạt giống hư bỏ ra trước khi gieo giống. Những “hạt giống”
trong Đèn Cù cũng vậy, có thể làm người đọc ngơ ngác vì nó tiết lộ những
sự thật nao lòng, đến nỗi khó tin, nhưng tiếc thay nó lại là sự thật.
Thất tình Hồ Chí Minh?
Mặc Lâm: Tiếp tục về tác phẩm Đèn Cù xin nhà báo, nhà văn
Trần Đĩnh vui lòng cho biết tại sao tới giờ này ông mới quyết định ra
mắt tác phẩm này? Động lực nào đã giúp ông ngồi xuống tiếp tục viết
những giòng cuối cùng của 600 trăm trang đầy ắp tư liệu lịch sử như thế?
Trần Đĩnh: “Lê Đạt là người khuyến khích, cổ động. Tôi đã định
viết rồi và cũng đã viết rồi nhưng tôi không cho Lê Đạt biết là tôi đã
viết. Tôi nói là viết phải cô đơn vì anh viết trong khi người ta mời anh
cả ngày ra đồn, ra trạm thì anh không làm được gì cả. Phải hết sức
khiêm tốn chứ tôi nói anh đừng có phổng mũi lên. Anh muốn đi đường xa
thì phải chuẩn bị cho kỹ chứ đừng ầm ĩ lên thì anh sẽ thiệt. Cứ lặng lẽ,
lặng lẽ như thế này. Tôi viết từ năm 1990 cho đến bây giờ, cứ lặng lẽ.
Lê Đạt thấy tôi sống và viết như thế và nói “mày không viết thì tao là
người thất bại” một cách để khuyến khích nhau thôi.”
Mặc Lâm: Trong Đèn Cù có đoạn ông đã tỏ ra thất vọng và
than rằng ông đã thất tình với Trường Chinh và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều gì đã làm ông tuyệt vọng về họ đến nỗi phải dùng hai từ thất tình
để mà miêu tả như vậy?
Trần Đĩnh: “Thứ nhất là ông Trường Chinh ấy nói với tôi là ông
ấy hoàn toàn tán thành vấn đề sống hòa bình dân chủ. Ông ấy nói với tôi
rằng đồng chí Krouchev chủ trương hòa bình thì làm sao mà chửi đồng chí
ấy? Cho đến lúc ông ấy gọi tôi viết hồi ký tôi biết là ông ấy nhắm tôi
vì tôi với ông ấy nhiều cái hợp nhau. Thứ nhất là ông ấy thích văn tôi.
Thứ hai là ông biết lập trường của tôi là giống ông ấy chứ không theo Lê
Duẩn, cứng rắn theo Trung Quốc.
Lúc bấy giờ đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước hai ngả đường: theo
Liên Xô hay theo Trung Quốc? Lúc đó Trung Quốc kéo mạnh lắm, kéo người
bên cạnh với sức quyết tâm rất mạnh. Hơn nữa là ông Stalin nói là để Mao
Trạch Đông phụ trách Việt Nam cho nên là đã có đường mòn thế rồi. Anh
nên nhớ Nghị quyết 9 cụ Hồ không bỏ phiếu. Không bỏ phiếu tức là không
tán thành, coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lenin thời đại này.
Ông Lê Duẩn cũng đã xác định trong quyển sách coi tư tưởng Mao Trạch
Đông là tư tưởng của Lenin trong thời đại cách mạng này. Thế mà cụ Hồ
không bỏ phiếu là không tán thành rồi.
Ông Trường Chinh thì tán thành và nói rằng Trung Quốc đã đấm 9 cú đấm
Thôi sơn, đánh tan chủ nghĩa Krouchev. Tôi thấy ông ấy đi ngược lại
mình nên tôi có cảm giác là thất tình! Bây giờ thì mình có tuổi nên cũng
hiểu là con người ta cũng có lúc lắt léo thế này thế nọ. Cuối cùng ông
ấy mới kiến nghị nên mới có cái đổi mới sau này đấy chứ. Đổi mới được
một tí thì ông Lê Đức Thọ lại bắt ông ấy phải về. Cụ Hồ cũng thế. Tôi
thần thánh cụ Hồ vì tôi tôi nghĩ cụ sẽ nói ra sự thật. Ai ngờ đâu cụ
cũng im nốt. Té ra mình là thằng bướng bỉnh cứ nói. Thất tình là như
thế!”
Mặc Lâm: Sau khi Lê Duẩn bị Trung Quốc làm cho ê mặt trong
chuyến đi xin Bắc Kinh cho phép hỏa tiến viện trợ từ Nga được thông cảng
sang Việt Nam, phải chăng Lê Duẩn rất căm Bắc Kinh và tỏ thái độ chống
Trung Quốc một cách mạnh mẽ sau này thưa ông?
Trần Đĩnh: “Ông ấy chưa chống đâu, nhất định chưa chống đâu.
Sau này khi Cách mạng Văn hóa thì ông ấy mới giật mình. Ông bảo không
cẩn thận thì lôi thôi nhưng ông ấy cũng chưa chống. Sau này Trung Quốc
lớn giọng quá ông ấy bắt đầu giật mình. Anh nên nhớ lúc bấy giờ tôi có
viết là Việt Nam như gót giày Achilles, luôn luôn đứng dưới bóng đa bóng
đề của Trung Quốc chứ không thể đứng một mình được. Chúng ta cứ nói là
chúng ta anh hùng nhưng chúng ta thua thằng hèn là thế. Không thể đứng
một mình được. Ngay đến bây giờ cần các ông ấy đứng một mình tức là anh
dám đi một mình hay không, nhưng lại không dám nên vẫn nhìn ngó anh
Trung Quốc. Cái bóng đó lớn đến nỗi chúng ta không thể ra khỏi nó được.”
Mặc Lâm: Lãnh đạo Việt Nam hôm nay có vẻ chưa rút ra được
kinh nghiệm thân thiện với Trung Quốc cách nào đi nữa thì vẫn bị họ
khinh thường, dẫn dắt theo quyền lợi của họ. Ông đã từng biết nhiều về
việc Trung Quốc coi thường Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn thậm chí với chủ tịch
Hồ Chí Minh, ông lý giải thế nào về hiện tượng lãnh đạo hôm nay?
Trần Đĩnh: “Lúc đầu cái chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế nó làm cho
người ta đinh ninh rằng phải có phe và có người đỡ lưng cho mình cho nên
có gì thì cái xe vẫn phải chạy và có người lái vẫn phải đi tiếp. Vì vậy
khi Đặng Tiểu Bình lên ta bắt đầu hy vọng. Đấy là những điều ảo tưởng
hết. Đinh ninh rằng Việt Nam đã đứng trên cái xe thì phải có đầu tàu,
hoặc Liên Xô hoặc Trung Quốc rồi thì chúng ta sẽ tiến lên. Trước mắt họ
có làm xấu thì chắc họ sẽ phá ra được, cũng như Đặng Tiểu Bình đánh Mao
Trạch Đông để lên đấy. Tất cả đều bị chủ nghĩa Quốc tế vô sản làm cho bị
lóa đi. Cứ đinh ninh là như vậy nên không thể đứng một mình được.
Quả thật Việt Nam có bao giờ đứng một mình được đâu. Ngày xưa chưa có
gì thì đảng Cộng sản Pháp phụ trách. Tất cả những ông lãnh đạo không
biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, chỉ biết tiếng Pháp thôi. Nga giúp
tiền cho mình thì lại qua Pháp. Sau này năm 1949 thì đi sang xin Trung
Quốc. Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm.
Con người ta không dám vượt khỏi cái ranh giới của ý thức hệ đã qui
định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng
ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên
nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ
của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng
không?
Cho nên cái tâm thức luôn luôn phục tùng, luôn luôn sợ hãi kỷ luật ấy
làm cho người ta bị tù túng ghê lắm. Anh bị khống chế trước những quy
luật tự anh đặt ra. Anh nên nhớ là bất kỳ một ông lãnh tụ cộng sản nào
cũng đều không được phép tự lập ra đảng. Phải có Stalin bảo lập mới được
lập. Anh mà tự lập anh chết ngay. Phải có sự xem xét của Stalin để
nghiên cứu xem tay này được hay không. Ghê lắm. Đó là một uy lực kinh
khủng.”
Mặc Lâm: Qua vụ án xét lại chống đảng, ông nhận xét thế nào về vai trò của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?
Trần Đĩnh: “Trước hết chính ông Duẩn xác định tư tưởng Lenin
vào thời đại này. Ông Duẩn rất tán thành câu Mao Trạch Đông nói rằng
“Thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ.” Có nghĩa là bạn bè mà đánh khắp
thế giới, đại loạn thì chính Trung Quốc mới thoát được ra mà hưởng
trong đại loạn ấy. Cái câu ấy đầy trong sách vở của Trung Quốc. Ngày xưa
tôi ở Trung Quốc tôi biết. Ông Duẩn rất tâm đắc câu ấy. Bây giờ lái
theo quĩ đạo ấy, chiến tranh các thứ... thì họ là người tổ chức còn ông
ấy cứ theo đúng đường lối ấy. Tổ chức như vậy thì làm thế nào chống lại.
Ông Thọ thì tính cách là người gian hùng làm dữ dằn lên. Bố vợ tôi do
chính ông ấy giết chứ chả thấy xét lại gì cả. Có xét lại thì ông ấy cũng
đã chết từ năm 46-47 rồi, Đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc ông ấy
thịt hết. Ông Lê Giản chống tổng giám đốc công an xin khiếu nại mà không
được.”
Anh hùng hay hèn?
Mặc Lâm: Trong gần cuối cuốn sách có một đoạn rất buồn: Ông
khóc vì dân ta hèn và vì nghĩ như thế liên can tới cha mẹ nên ông bị
mặc cảm là hỗn láo với tiền nhân, ông có thể chia sẻ thêm về việc này?
Trần Đĩnh: “Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh
hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi
cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm
lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ
ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh
rằng chúng ta anh hùng trước mặt “kẻ thù” nhưng đụng đến chính quyền,
đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì
tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là
mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy
không phải như vậy nữa.”
Mặc Lâm: Và nhìn lại hoàn cảnh sống hiện nay tại Việt Nam thì ông có cảm thấy sự hèn ấy có bớt đi phần nào hay không?
Trần Đĩnh: “Bây giờ bắt đầu khá lên đấy. Dân mình bắt đầu khá
lên là vì sự thật đã được cởi tất. Theo tôi tất cả đều là sự thật hết.
Người ta nhìn thấy ra sự thật, cái gì là nguyên nhân. Trước đây người ta
thấy nguyên nhân là đế quốc nhưng dần dần thì không phải. Dần dần thì
người ta thấy nguyên nhân chính là mất dân chủ nhân dân không được coi
trọng. Nhân dân chỉ có tiếng là gốc, là chủ thôi chứ không hề có quyền
lực gì hết. Người ta thấy ra sự thật thôi. Người ta thấy đảng đã tước
quyền của người ta. Trong quyển sách, tôi có nói với anh cục trưởng cục
A25 chuyên về an ninh văn hóa, tuyên truyền là đảng có yếu kém về trí
tuệ. Tôi nói với các anh ấy là đảng rất yếu kém trí tuệ mà câu này không
phải tôi sáng tạo ra mà chính đảng nhận như vậy. Đảng duy ý chí mà
chính vì anh kém trí tuệ nên anh duy ý chí. Anh tưởng anh có thể cầm que
diêm anh có thể đun nỗi ly nước, đó là anh duy ý chí hoặc là anh kém
trí tuệ.
Đảng nhận, và tôi nói theo, đảng nhận nhưng đảng không bao giờ làm,
đấy là bi kịch lớn nhất của đảng. Đảng nhận dân là gốc, là chủ nhưng
không bao giờ coi dân là gốc, là chủ. Đảng nói là nhìn thẳng vào sự thật
và nói thẳng sự thật nhưng đảng không bao giờ làm. Ai nói thẳng với
đảng là bị đàn áp.
Tôi tin là nếu đảng có một tí khôn ngoan thì sẽ thấy cái nguy hiểm
của mình. Cứ tiếp tục cái đà này thì không ai chịu nỗi. Anh nói một
đàng, anh làm một nẻo. Anh thử tưởng tượng một show về thời của thế giới
New York, Paris mà anh đưa ra người mẫu toàn bằng tre bằng nứa thì ai
người ta chịu được. Ở cuộc đời, anh phải luôn luôn làm cho người ta tin.
Tôi nghĩ đảng phải rút cái bài học này đấy. Nói thẳng sự thật mà ai
người ta nói ra thì đàn áp luôn rồi nói rằng mày nói láo!”
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét