Theo lịch trình không đổi, sáng
hôm nay, ông Nguyễn Văn Lúa, Bí-Chủ Tam Kỳ sẽ đạp xe đạp 1
vòng lên Ga, theo đường Nguyễn Hoàng vòng qua đường Trần Phú xuống Khu công
viên trung tâm Tỉnh lỵ và làm 1 cốc caphe trước UBND TP Tam Kỳ trước khi bắt đầu
ngày làm việc mới sau cuộc đi bộ - tắm biển cùng Bí-Chủ tỉnh Huỳnh Khánh Toàn khi
từ biển Tam Thanh trở về.
Đó là buổi sáng ngày Cá Tháng Tư của năm 2020.
Tam Kỳ đã trở thành một ngôi làng, sử dụng xe đạp làm phương tiện chính. Đường Hùng Vương đã trở thành một con đường làng rợp bóng cây và đầy tiếng ve. Khu Trung tâm hành chính Tỉnh lỵ đã trở thành một KHU CÔNG VIÊN HÀNH CHÍNH TRUNG TÂM, các tường rào công sở đã được tháo dỡ, hoặc chỉ còn mang tính ước lệ, lùi sâu vào đến chân công trình. Khu đất Nhà làm việc Tỉnh ủy đã được dỡ bỏ, Nhà Văn hóa đã được dời xuống Khu đất Cồn Thị với thiết kế kiến trúc mang hình quả thị nằm trên cồn sông, đã trở thành một biểu tượng khác của Tam Kỳ. Bưu điện Tỉnh đã đập vì trong một thời kỳ rất lâu không tìm được người thi chức danh Giám đốc Sở, Bảo tàng vừa mới xây năm 2013 và Thư viện Tỉnh cũng đã được tháo dỡ vì trong một thời gian dài không có khách lui tới, nay đã được thiết kế lại, chuyển nó về ẩn trong các hành lang giao lưu của Khu công viên hành chính trung tâm, Bảo tàng và Thư viện đã đến gần với dân chúng hơn, và nó đã trở thành một bản sắc văn hóa đột phá, trở thành một hiện tượng đô thị của Việt Nam về đổi mới đô thị, thu hút được nhiều khách du lịch đến với thành phố, như là một điểm sáng rực rỡ về thay đổi đô thị theo hướng phát triển bền vững trong một thể chế chính trị đang còn nhiều thay đổi tại Việt Nam những phản kháng dân chủ mãnh liệt.
Đó là buổi sáng ngày Cá Tháng Tư của năm 2020.
Tam Kỳ đã trở thành một ngôi làng, sử dụng xe đạp làm phương tiện chính. Đường Hùng Vương đã trở thành một con đường làng rợp bóng cây và đầy tiếng ve. Khu Trung tâm hành chính Tỉnh lỵ đã trở thành một KHU CÔNG VIÊN HÀNH CHÍNH TRUNG TÂM, các tường rào công sở đã được tháo dỡ, hoặc chỉ còn mang tính ước lệ, lùi sâu vào đến chân công trình. Khu đất Nhà làm việc Tỉnh ủy đã được dỡ bỏ, Nhà Văn hóa đã được dời xuống Khu đất Cồn Thị với thiết kế kiến trúc mang hình quả thị nằm trên cồn sông, đã trở thành một biểu tượng khác của Tam Kỳ. Bưu điện Tỉnh đã đập vì trong một thời kỳ rất lâu không tìm được người thi chức danh Giám đốc Sở, Bảo tàng vừa mới xây năm 2013 và Thư viện Tỉnh cũng đã được tháo dỡ vì trong một thời gian dài không có khách lui tới, nay đã được thiết kế lại, chuyển nó về ẩn trong các hành lang giao lưu của Khu công viên hành chính trung tâm, Bảo tàng và Thư viện đã đến gần với dân chúng hơn, và nó đã trở thành một bản sắc văn hóa đột phá, trở thành một hiện tượng đô thị của Việt Nam về đổi mới đô thị, thu hút được nhiều khách du lịch đến với thành phố, như là một điểm sáng rực rỡ về thay đổi đô thị theo hướng phát triển bền vững trong một thể chế chính trị đang còn nhiều thay đổi tại Việt Nam những phản kháng dân chủ mãnh liệt.
Có vẻ thành phố đã được cởi trói,
các nút thắt đã được tháo gỡ. Khu hành chính Tỉnh lỵ khô khan, vắng bóng người
qua lại ngày nào của năm 2014 đã trở thành một khu công viên hành chính trung
tâm, đã trở thành một biểu tượng đặc biệt của Tam Kỳ khi việc tháo dỡ những
hàng rào công sở, biến những vỉa hè 6m kéo dài lê thê buồn tẻ trở thành những
hành lang giao lưu văn hóa, chứa đựng những hoạt động mà các bảo tàng và thư viện
khác đang mơ ước về một lượng người đọc. Quảng trường 24-3 đã được giải phóng tầm
mắt, từ 2 cây trụ cổng của KTS Ngô Việt Thụ thiết kế năm xưa cho Tỉnh đường Quảng
Tín đến tận bờ sông. Hàng rào của Trụ sở tỉnh lỵ, tương tự, đã hoàn toàn tháo dỡ,
không còn bót gác có chú công an hay chạy ra chặn không cho chụp hình. Hơn 7ha
của trụ sở đã hoà nhập trong công viên hành chính. DĨ nhiên, tòa nhà không thể
đập vì mới xây, nhưng phần mái nhô lên đã bị đập bỏ, trả về tính chuẩn mực với
tỷ lệ cho kích thước nghiên cứu kiến trúc.
Đường Phan Chu Trinh đã trở thành
một phố đi bộ cùng với xe điện năng lượng. Khu đất trống ngã tư Huỳnh Thúc
Kháng đã trở thành một khu phố mua sắm với những dãy phố nhỏ xinh xinh.
Tam Kỳ đã trở thành một ngôi làng,
nhịp phát triển của thành phố nhỏ không còn sôi động, ồ ạt, gấp rút như những
năm 2013. Tiếng động cơ chỉ còn vẳng đâu đó ở trên tuyến cao tốc. Nhịp sống đô
thị đã chậm lại bằng với một ngôi làng, với những cư dân hiền hòa. Những nhậu
nhẹt phố xá, những tấp nập ồn ào đã trở thành một quá khứ hổ thẹn, một giai đoạn
xấu hổ chung, làm sự nhắc nhở cho sự đánh mất các giá trị của bản thân. Xã hội
chủ nghĩa cũng không, tư bản chủ nghĩa cũng không. Những con người ở đây đã lựa
chọn ra con đường của chính họ, khi tự nhận thức rằng, giá trị của bản thân cuộc
sống hiện tại. Không phải vì con cái, sao không phải vì chính mình, thế hệ trước
không làm gương, không học tập, không thực hiện mà phải đặt hy vọng vào con cái
như bao cuộ đời đã qua. Thế hệ ngày mai bắt đầu từ những thay đổi của thế hệ
này, ngay hôm nay, khi thực sự đối mặt với điều mà họ cố tránh mà để lại khó
khăn cho con cái, và cuộc trốn tránh sẽ còn tiếp tục mãi đến khi quả đất sẽ nổ
tung và năm 2021. Tại sao không thể có một năm được sống cho chính mình, điều
đó, một năm đó sẽ cứu vãn cả nhân loại. Và cả thế giới đã đến Việt Nam, Tam Kỳ
học tập điều đó, làm cho du lịch của Tam Kỳ ngày một phát triển. Nhưng cái phát
triển đó không phải là làm giàu khi khách du lịch phải trả rất ít tiền, thành
phố thu được không nhiều, nhưng điều thu được là những nụ cười, sự thỏa mái
trong tâm hồn. Họ đang sống ở trên thiên đường của chính họ, một thiên đường do
chính những con người ở đây tạo ra.
Một ngày của năm 2014, TS KTS Phó
Đức Tùng nghe về kè – đê cho Hòa Hương, một vùng đất ngã ba sông Bàn Thạch và
sông Tam Kỳ, ông đã bảo thật là ngu xuẩn. Trong khi thế giới đã nhận ra những
sai lầm của họ, thì những con người ở Việt Nam không thể hấp thụ được điều gì cả.
Những người Cộng sản cứ như những cỗ máy không thể dừng, không thể ngăn cản, cứ
làm những điều mà tưởng chừng rất tốt cho đồng loại, nhưng thật ngu dốt. Cuối
cùng, tuy mục tiêu không đúng với công việc ban đầu. Nhưng cuối cùng, ông đã
thuyết phục được Hội Chữ thập Đỏ Mỹ, biến dự án tài trợ thành dự án triển khai việc
ngăn chặn, thuyết phục chính quyền và những ý định sẽ triển khai nơi đây (đê bao, nhà máy nước thải, khu đô thị). Bắt đầu
từ việc quy hoạch chi tiết lại khu vực bãi bồi sông, ngôi làng cổ gần 400 năm với
những đường sưa cổ thụ hàng 100 tuổi, những đường cừa đặc sắc không kém những
bãi sú vẹt nổi tiếng của rừng U Minh Hạ. Hủy bỏ đường kè sông, hủy bỏ dự án Nhà
máy xử lý nước thải đầy tranh cãi (nhét nhà máy xử lý vào vùng đất cổ, và đầu của
con rùa Tam Kỳ, số tiền đầu tư là tiền vay, chi phí khấy hao, số tiền phải trả
của các hộ dân Tam Kỳ sau khi nhà máy đi vào hoạt động, và tính cấp thiết của
việc xử lý nước thải cho một phần khu vực nội thị khoảng 50 ngàn dân), khởi đầu
cho một dự án ngôi làng Tam Kỳ.
Ăn ít hơn, sống chậm lại, giải
phóng năng lượng tha nhân trong mỗi bản thân là quá trình tiến đến một thế giới
đại đồng như Marx, Mao, Hồ lẫn Đức Phật hướng tới ngay từ bây giờ, sao cứ phải
suy nghĩ, làm theo bản năng xã hội, chạy theo những vết xe đổ cần tránh của
nhân loại giống như là vục mặt xuống bùn mà bò, ngỡ là mình đang là nhất, đang
là đỉnh cao của nhân loại.
“…Hãy trần thuật lại lịch sử đô
thị Tam Kỳ, sẽ thấy lại một bức tranh toàn cảnh, để cho mọi người có thể đọc lại
những sai lầm, những duy ý chí trong phát triển một đô thị. Đặt trung tâm Tỉnh
lỵ Quảng Nam tại Tam Kỳ đã là một sai lầm, đặt khu Kinh tế Mở tại Chu Lai cũng
là một sai lầm, những con đường như An Hà Quảng Phú cũng là một sai lầm, Tượng
đài Mẹ Thứ 470 tỷ cũng là một sai lầm… Nếu xét xem những con đường, tượng đài ấy,
như là những dự án mang tính chiến lược, có khả năng tạo ra những điểm nút đột
phá trong kiến trúc đô thị, làm thay đổi cấu trúc phát triển đô thị. Tương tự
như thế, những chi phí bỏ ra đúng đắn, sẽ mang lại hiệu quả thực sự giá trị.
Còn những chi phí bỏ ra như Nhà khách Ủy ban 130 tỷ, Trụ sở ủy ban Tỉnh 300 tỷ,
Quảng trường 80 tỷ, Bảo Tàng 68 tỷ, Mẹ Thứ 470, … vô vàn những con số khác
tương tự đã giết chết con đường phát triển của Việt Nam. Ai? Họ đã làm gì? Họ
đã làm thế nào? Những đồng tiền, rút cuộc là từ đâu? Là của ai? Để chi như vậy?
Mang lại hiệu quả gì?
Thật là khủng khiếp!
Bỏ qua quá khứ, những kẻ làm ác
hiện nay đang đi Mỹ (*), thưởng thức những giá trị đỉnh cao của tư bản, để rồi
về, lại tiếp tục công cuộc thu vén cá nhân mà lại tưởng mình là kẻ có tất cả sự
thông minh cũng như quyền lực, trong khi đó, có những người Mỹ, Hội Chữ thập Đỏ
Mỹ, lại sang Tam Kỳ để hy vọng, làm được một điều gì đó cho đô thị Việt Nam.
Thằng Nikkei làm
quy hoạch cũng vẽ cấu trúc, Tam Kỳ cũ cũng có cấu trúc, các bản vẽ quy hoạch thành
phố khác đều có cấu trúc, nhưng đó là những cấu trúc giả, những cấu trúc ảo. Nó
không phải là một cấu trúc thật. Một cấu trúc có một bộ khung thích ứng, cùng với
những dự án ưu tiên mà khi được thực hiện, nó trở thành những điểm kích cho sự
phát triển cấu trúc đó theo đúng định hướng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của thành phố. Những sai lầm trong ý chí quy hoạch các thành phố là nhan nhản,
và Tam Kỳ là một nạn nhân điển hình của thể chế. Bài học từ đó có thể rút ra,
trở thành một phương pháp quy hoạch cấu trúc, chèn nó vào hệ thống luật lệ quy
hoạch của Việt Nam, là một thành công thực tiễn. Nhưng trước khi làm nó, hãy hỏi,
con người nào (từ đâu đến, gốc gác ra sao, văn hóa thế nào, nhận thức về cuộc sống
thế nào? Nhận thức về một con người không XHCN, không TBCN thế nào, tại sao họ
đến đây để sống, họ sẽ làm những gì trong ngôi làng của bạn?)
Một giấc mơ về
ngôi làng, thành phố của tôi là mong ước hay là điều có thể thực hiện, ngay từ
thực tại chỗ đứng hôm nay, nếu bạn được thức tỉnh! Hãy thức tỉnh đi để cùng
làm, cùng thực hiện ước mơ.
Tam
Kỳ, Thích Nhất Huy ngày 01/4/2014
BÀI ĐỌC THÊM
TS KTS Phó Đức Tùng: rất hay và có khí phách. Tuy nhiên, theo mình em nên cô đặc lại còn khoảng 1/2, bỏ bớt những phần chửi bới bọn ác, không phải vì mình sợ chúng nó, mà vì nó sẽ làm loãng mạch ý tưởng của mình đi, không đáng. tập trung vào làm rõ mấy ý chính:
Trả lờiXóa1- Tam kỳ cần một giá trị cốt lõi, một vision cơ bản: đó là một ngôi làng xanh, văn mình, đẹp đẽ.
2- Tài sản lớn nhất của Tam kỳ cần bảo vệ và phát huy: thiên nhiên, sông nước, biển, hàng cây cổ v.v.
3- Tam kỳ có bản sắc văn hóa riêng: đó là hòa bình, sống chậm, thư thái
4- Tam kỳ có cơ hội phát triển kinh tế: tất cả những bản sắc nói trên sẽ tạo sức hút du lịch, tiền đề cho kinh tế xanh, không khói.
5- Những định hướng chiến lược:
- Nhân rộng tài sản sinh thái: kinh tế sinh thái không phải sử dụng và phá hoại, khai thác tài sản hiện có, mà làm tăng thêm giá trị sinh thái, cảnh quan, làm sao biến từ những chỗ ít giá trị thành nhiều giá trị, giữ được những chỗ nhiều giá trị, và liên kết tất cả thành một tổng thể có giá trị lớn hơn tổng các thành phần.
- Cải tạo và sử dụng triệt để những tài sản hiện có thay vì mở rộng, phân tán tiềm lực ra những vùng đất mới.
- Không nên chạy đua về công nghiệp, khi mình không có tiềm năng.
6- một số giải pháp không gian cụ thể:
- Tạo khu công viên hành chính trung tâm: trước đang là gì, bây giờ cải tạo lại như thế nào, sản phẩm sẽ là gì: Tam kỳ sẽ có một trái tim xanh, sẽ thực sự trở thành trung tâm hành chính tỉnh, chứ không phải nhà kho hành chính như bây giờ.
- kết nối khu trung tâm với vùng sông nước, biển, rừng v.v.
- Cải tạo toàn bộ hệ thống giao thông, biến những con đường cho xe thành đường cho người, từ những trung tâm gây tai nạn, nóng, bụi, ồn thành những không gian giao lưu công cộng hấp dẫn, lá phổi xanh, bóng râm, tiếng chim, tiếng ve v.v.
- v.v