Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Có nên duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa

>>> Nên theo chủ nghĩa gì?

Bài 1: Những nhầm lẫn của Marx / GS TS Nguyễn Đình Cống

Mác là một triết gia lớn, được nhiều người đánh giá rất thông minh, có đạo đức tốt, rất yêu mến giai cấp vô sản, suốt đời phấn đấu cho tự do và giải phóng vô sản. Mác là con người tuyệt vời được hàng tỷ người ngưỡng mộ. Những kết luận do Mác đưa ra đã trở thành lý luận cách mạng của nhiều đảng cộng sản và những đồ đệ của Mác cho rằng đó là những điều duy nhất đúng, còn cái gì ngược lại là sai, là phản động. Hàng tỷ người, trong đó có nhiều người thông minh, ưu tú, trong thời gian dài đã tin vào điều đó, ca ngợi điều đó.

















“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước nhưng vẫn phải bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị, thành quả cách mạng và giữ quan hệ hữu nghị Trung Quốc, tăng cường phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đất nước. Chúng ta tăng cường an ninh quốc phòng là để tự vệ, khi nào buộc phải tự về thì chúng ta mới tự vệ”.


Người ta tin, rất tin vào Mác vì động cơ rất tốt đẹp của ông, vì sự chứng minh, sự suy luận có hình thức bên ngoài chặt chẽ, vì lý thuyết của Mác phù hợp với lòng mong ước của số đông. Lý thuyết đó đã thắng lợi lớn ở một số nước, nhưng rồi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đưa ra thuyết ba đại diện mà thực chất là không còn theo Mác một cách tuyệt đối. Tại sao lại như vậy? Phải chăng trong lý thuyết của Mác có cái gì đó không đúng, phải chăng Mác có nhầm lẫn điều gì?

Năm 1922, trong bài giảng về “Chủ nghĩa tam dân”, Tôn Trung Sơn nhận xét như sau:Mác là người rất giỏi và có đạo đức tốt, chỉ tiếc rằng luận thuyết đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người của ông là một sai lầm nghiêm trọng.
Tôi không phải người nghiên cứu triết học và sử học, càng không phải người hoạt động chính trị nên không có những nghiên cứu sâu về Mác. Thời trẻ tôi học và thi các học thuyết của Mác đạt điểm khá cao, rất tin vào các học thuyết đó, nguyện suốt đời phấn đấu theo các học thuyết đó. Lớn lên tôi thấy một số điều trong thực tế cách mạng không giống như lý thuyết, về già tôi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm thực tế, xem một số tài liệu viết về chủ nghĩa Mác mới cảm nhận thấy Mác có thể đã nhầm một cái gì đó. Tôi chỉ viết ra những cảm nhận để trao đổi với bạn bè chứ không phải công bố một tài liệu nghiên cứu khoa học. Mà đã là cảm nhận thì không cần chứng minh.
Theo tôi Mác đã có nhầm lẫn.
Tiếc rằng những nhầm lẫn đó là do lòng tốt của ông tạo ra, nó được ẩn dấu rất kín đáo và ngấm ngầm tạo ra hạt giống độc hại.
Khi tuyên truyền, khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác người ta chỉ chú ý đến, chỉ thấy, chỉ nói về những mặt tốt đẹp của nó mà chưa thấy được hạt giống độc hại còn ẩn dấu rất kín. Chưa thấy được vì quá tin, quá yêu, quá tôn sùng hoặc vì trình độ chưa đủ, chưa có con mắt và trí tuệ thật tinh tường. Những hạt giống này chỉ có thể nẩy mầm khi có điều kiện thuận lợi, đó là khi đảng cộng sản đã chiếm được độc quyền lãnh đạo xã hội và thi hành sự toàn trị. Nếu chưa có điều kiện thuận lợi thì hạt giống đó cứ nằm yên, được giấu kín, nhiều người không thể biết, chỉ có một số rất ít người, nhờ điều kiện khách quan thuận lợi hoặc nhờ có linh tính cao mới biết được (ví dụ như Tôn Trung Sơn, Gandhi, BertrandRussell, Mandela, v.v.). Khi hạt đã nảy mầm, thành cây, có cành lá, hoa quả thì mọi người mới thấy.
Tôi cũng vừa mới thấy trong thời gian gần đây thôi!
Khi hoa lá tiết ra chất độc làm hủy hoại môi trường người ta mới đi tìm nguyên nhân. Nhưng phần lớn chỉ thấy nguyên nhân ở hoa lá mà không thể, không muốn hoặc không dám tìm đến gốc rễ, đến hạt giống. Người ta đổ lỗi cho môi trường, cho hoàn cảnh mà không dám đụng đến bản chất là hạt giống.
Tôi tạm dừng lại một chút để kể hai câu chuyện.
1- Chuyện của anh Ngữ, giảng viên của trường Đại học Xây dựng. Ngữ sinh ra khỏe mạnh, thông minh, học giỏi từ phổ thông đến đại học, được giữ lại làm giảng viên. Anh là một giảng viên có nhiều năng lực, được tập thể tin cậy, đánh giá cao và đặt nhiều hy vọng. Anh rất tự tin vào thể trạng và trí tuệ của mình, thường than phiền về người anh ruột hơi bị tâm thần. Thế nhưng, đùng một cái, Ngữ phát bệnh tâm thần, chữa trị một thời gian không khỏi và qua đời. Nhiều người tiếc thương cho một tài năng, đổ lỗi cho môi trường đã gây ra bệnh, họ có biết đâu mầm bệnh đã được nằm sẵn ở gen từ trong bào thai, chẳng qua mấy chục năm trời nó được giấu kín mà thôi, nó chỉ phát bệnh khi đã tích lũy được năng lượng cần thiết, gặp được điều kiện phù hợp.
2- Chuyện Tề Hoàn Công. Là một ông vua khỏe mạnh, giỏi giang, làm bá chủ, ông rất tự tin vào năng lực, uy tín và sức khỏe của mình. Một hôm Tần Hoãn vào chầu, thưa với Tề Hoàn là vua đang có bệnh. Tần Hoãn là một thầy thuốc nhờ có Tiên giúp mà có khả năng chỉ nhìn người mà biết bệnh. Vua không nghe, tin rằng mình khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì. Một thời gian sau Tần Hoãn lại tâu là mầm bệnh đã phát triển, vua vẫn gạt đi vì không những tự tin mà còn tin vào lời tâu của các quan, các thái y trong triều là vua vẫn mạnh khỏe. Sau thời gian nữa Tần hoãn lại nài nỉ xin vua cho chữa bệnh thì bị đuổi đi. Đến khi vua phát bệnh nặng cho tìm Tần Hoãn thì ông đã bỏ trốn. Sau khi bị tìm được, bắt về chữa bệnh thì Tần Hoãn thưa: Ban đầu bệnh của Hoàng thượng mới là mầm mống, có thể uống thuốc để chữa. Tiếp đến, bệnh phát triển vào máu, có thể dùng châm cứu để chữa, nhưng vì không chữa nên để nặng thêm. Đến khi bệnh phát ra da, tuy nặng rồi nhưng trong uống, ngoài xoa vẫn còn có thể chữa. Còn đến bây giờ bệnh đã vào đến tủy thì hạ thần đành chịu bó tay. Tề Hoàn Công và thân tín của ông trong thời gian dài không dám nói là ông có bệnh, chỉ có một người biết và dám nói thì bị đuổi đi.
Mầm bệnh của chủ nghĩa Mác cũng giống như của hai người vừa kể, nó đã tồn tại rất lâu, ngay từ lúc chủ nghĩa mới hình thành, ngay cả lúc chủ nghĩa tỏa hào quang rực rỡ, làm say đắm hàng triệu chiến sỹ cách mạng. Hình như một lúc nào đó Mác cũng cảm nhận được là nếu không khéo thì sau khi cách mạng thành công sẽ phát sinh những bệnh không mong muốn. Nhưng Mác, vì bị lòng tốt và tình cảm với giai cấp vô sản chi phối mà đã tin rằng bệnh có thể được ngăn ngừa. Mác tưởng rằng những người theo học thuyết của ông để làm cách mạng đều có được nhận thức và đạo đức như ông. Nếu quả như thế thì đó là một nhầm lẫn lớn!
Nhiều học thuyết về xã hội, về triết học thường bắt đầu bằng việc đánh giá con người (nhân chi sơ tính bổn thiện hoặc là tính bổn ác). Mác cũng đánh giá: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Mác thấy con người của xã hội tư hữu có nhiều đức tính xấu xa, tham lam, ích kỷ, không dung hòa được mâu thuẩn giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, là cá lớn nuốt cá bé, v.v. Mác thấy giai cấp vô sản không những đáng thương vì bị bóc lột mà còn đáng yêu, đáng tin, đáng kính trọng vì họ đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi giai cấp. Mác bị ảnh hưởng nhiều bởi học thuyết Đac–uyn, cho rằng môi trường, hoàn cảnh có ảnh hưởng quyết định đến sự tiến hóa của muôn loài. Mác tin chắc thói xấu của con người là do tư hữu sinh ra. Khi làm được cách mạng vô sản, đưa người vô sản lên cầm quyền để quản lý xã hội, xóa bỏ tư hữu, thiết lập nền công hữu thì giai cấp vô sản dễ dàng xử lý mâu thuẩn giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ thói tham lam ích kỷ, mọi người sẽ đoàn kết, thương yêu nhau, làm việc tự giác, đối xử công bằng.
Mác đã nhận thức nhầm về bản chất con người, đánh giá quá cao những đức tính của giai cấp vô sản. Điều này cũng do vận dụng học thuyết duy vật của ông. Ông cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức, ông phủ định phần tâm linh nơi con người, ông không biết rằng tính tham lam, ích kỷ đã được hình thành từ trong bào thai, là một phần thuộc tiên thiên, hoàn cảnh xã hội chỉ làm tăng thêm hoặc giảm bớt mà thôi. Ông không biết rằng một con người khi còn là vô sản có nhiều đức tính tốt vì hạt giống xấu chưa có điều kiện nẩy mầm, nhưng khi đã trở thàmh người có quyền, mà lại là độc quyền thì các hạt giống tốt sẽ thui chột đi, nhường miếng đất màu mỡ cho các hạt giống tư lợi, độc đoán phát triển.
Khi quan sát sự nghèo đói của vô sản, Mác quá đề cao nguyên nhân không có tư liệu sản xuất mà coi nhẹ một nguyên nhân khác cũng vô cùng quan trọng, đó là những người nghèo đói nhất trong giai cấp vô sản thường là do ngu dốt, lười biếng.
Mác quá tin, quá đề cao vai trò của vô sản nên đã suy đoán rồi rút ra kết luận là cách mạng vô sản là tất yếu. Đã hơn 150 năm kể từ khi Mác công bố Tuyên ngôn của các đảng cộng sản, lời dự đoán về cách mạng vô sản đã không được kiểm chứng.
Mác là người tạo ra tiên đề để Lênin rút ra kết luận tất yếu phải thiết lập chuyên chính vô sản, cho rằng chính quyền nhà nước là của giai cấp này nhằm thống trị giai cấp khác đối lập. Đó là những kết luận rất sai lầm, nó tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, đàn áp những tư tưởng và xu hướng khác biệt. Nhà nước của giai cấp theo Lênin có lẽ chỉ xảy ra dưới thời phong kiến và cộng sản, còn bình thường thì nhà nước là cơ quan quản lý xã hội, nhằm dung hòa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tầng lớp. Lý luận về đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, về công hữu hóa tư liệu sản xuất do Mác và Lênin vạch ra đã được những người kế tiếp như Stalin, Mao Trạch Đông phát triển thành những thảm họa như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, cách mạng văn hóa, đàn áp những xu hướng tư tưởng và xã hội khác biệt.
Trong khi đảng cộng sản thắng lợi ở một số nước nông nghiệp nghèo như Nga, Trung Quốc, Việt Nam thì ở nhiều nước tư bản phát triển, các đảng xã hội đi ngược lại với Mác, chủ trương không làm cách mạng vô sản mà tiến hành cải cách xã hội theo phương hướng dung hòa quyền lợi. Họ đã tạo nên xã hội tốt đẹp, phát triển như các nước Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Anh, Thụy Sĩ, v.v.
Mác đã rất tin vào thắng lợi tất yếu và rất tốt đẹp của cách mạng vô sản mà không thấy hết sự phá hoại nhiều thứ do cuộc cách mạng đó mang lại. Mác đã rất đơn giản khi tin và cố chứng minh rằng trong xã hội do vô sản lãnh đạo với sự công hữu tư liệu sản xuất thì mọi thứ đều phát triển tốt đẹp. Mác rất nhầm khi cho rằng giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất hiện đại, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Mác đã không dự đoán được rằng một số không nhỏ những người, mới hôm qua, lúc đang vận động làm cách mạng thì tỏ ra rất tốt, rất ưu tú, nhưng hôm nay, khi đã nắm quyền lực thì trở nên tư lợi, độc đoán, họ lại đi theo vết xe của bọn thống trị đã bị họ lật đổ trước đó. Điều ấy là nằm trong bản chất của số đông con người chứ không phải thuộc bản chất giai cấp.
Tôi nhớ ở đâu đó Mác có viết là độc quyền sẽ dẫn đến thoái hóa, điều đó là đúng cho mọi lĩnh vực, thế nhưng người ta lại chỉ vận dụng cho kinh tế tư bản, còn đối với chính trị cộng sản và kinh tế quốc doanh thì người ta lại cố bảo vệ sự độc quyền.
Khi phân tích sự sụp đổ của Liên xô, nhiều người chỉ ra 2 nguyên nhân cơ bản là sự thiếu dân chủ trong đảng cộng sản cầm quyền, là cán bộ cấp cao chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, thiếu rèn luyện nên thoái hóa, biến chất. Khi phân tích những tiêu cực, những tệ hại của xã hội VN hiện nay người ta cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản là một số đông đảo cán bộ các cấp, các ngành thoái hóa, biến chất, không giữ được đạo đức cách mạng. Tôi nghĩ rằng những nguyên nhân đó chỉ là lá, là ngọn, dễ thấy, còn có nguyên nhân của nguyên nhân, là thân, là gốc được ẩn dấu trong đất sâu mà người ta không thấy hoặc thấy mà không dám đụng tới, không dám đào bới.
Thử hỏi một đảng cộng sản hùng mạnh như của Liên xô, của VN, điều lệ viết rõ ràng về quyền dân chủ, về phê bình và tự phê bình, về nghĩa vụ tu dưỡng đạo đức, mỗi lần đại hội đều nêu cao khẩu hiệu chọn người đủ đức, đủ tài vào cấp ủy, thế thì cái gì sinh ra và dung dưỡng cái bọn mất dân chủ, cái bọn thoái hóa ấy? Tôi đoán rằng chúng được sinh ra từ hạt giống đã được gieo từ trước, đã được dấu kín trong một thời gian từ trong bản chất của học thuyết. Đó là hạt giống chuyên chính, hạt giống độc quyền. Hạt giống này do Mác và Lênin do vô tình hoặc cố ý đã gieo vào học thuyết chuyên chính vô sản, nó cứ nằm im, nằm im mãi, chờ cho đến khi đảng cộng sản nắm được quyền lực thống trị thì mới nẩy mầm và phát triển.
Có một câu châm ngôn từ xưa như sau: “muốn biết đạo đức một người như thế nào hãy trao cho quyền lực và xem họ sử dụng quyền ấy như thế nào”. Ngày nay có thể suy ra, muốn biết thực chất một đảng như thế nào, hãy xem họ sử dụng quyền lực ra sao. Còn việc nói cho hay, tuyên truyền cho giỏi để lừa nhân dân thì tầng lớp thống trị nào cũng nói được rất tốt, kể cả Napoléon, Hitler, Nhật hoàng phát xít, Pol Pot…
Trong tác phẩm Karl Marx, Peter Singer viết “Quan niệm của Mác về bản tính con người là sai lầm, nó không dễ thay đổi như ông tưởng”. Peter còn nhận xét “chúng ta có những bằng chứng mà Mác không có” do đó chúng ta phát hiện ra sai lầm của Mác. Trong tác phẩm Giai cấp mới, Milovan Djilas vạch ra tính tất yếu của việc “toàn trị của một giai cấp mới, đó là các đảng cộng sản cầm quyền”.
Nguyễn Ái Quốc đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN với mong muốn vận dụng để lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân, giành độc lập, làm cách mạng dân tộc phản đế. Ông cũng nhận thấy chuyên chính vô sản có thể gây ra những bệnh tật không mong muốn nên đã sớm viết tài liệu “Sửa đổi lề lối làm việc” để huấn luyện đảng viên, cán bộ nhằm ngăn ngừa các thói hư tật xấu từ độc quyền đến mất dân chủ, từ độc quyền đến thoái hóa, biến chất, tham ô, lãng phí. Thế nhưng ông đã phải chấp nhận lý thuyết đấu tranh giai cấp mà làm luôn cách mạng dân chủ phản phong, cách mạng vô sản xây dựng XHCN. Ông đã rất muốn ngăn ngừa sự thoái hóa biến chất nhưng rồi không thể nào ngăn được vì nó đã có sẵn trong chủ thuyết.
Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam mang theo sự chuyên chính, sự độc quyền của đảng cộng sản, làm phát sinh một giai cấp mới với đặc quyền đặc lợi, với sự độc đoán và tham nhũng, làm chậm lại sự phát triển của đất nước. Trong tình hình của thế giới hiện nay nhiều điều cơ bản của chủ nghĩa Mác tỏ ra không còn đúng.
Trong phương châm phát triển đất nước, trong dự thảo hiến pháp vẫn nêu quyết tâm kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê nin, kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong một hội thảo khoa học của Hội Cựu giáo chức tôi có liều mạng phát biểu là để bảo vệ sự đúng đắn và trong sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh thì nên tách tư tưởng đó ra khỏi chủ nghĩa Mác, và để phát triển đất nước trong giai đoạn mới thì nên từ bỏ chủ nghĩa Mác. Lời phát biểu ấy đã bị một số người lên án một cách thầm lặng hoặc công khai, nhưng cũng được nhiều người tỏ ra tán thành một cách dè dặt.
N. Đ. C.



Bài 2: Càng Sống Lâu Trong Xã Hội Chủ Nghĩa, Con Người Càng Thiếu Đạo Đức

Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.
  Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.
photo courtesy: thewhitedsepulchre.blogspot.com
 Cali Today News - THỜI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.”. Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi dục con người không những có tâm điạ xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện. 
Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.
Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: số lớn nhất và số nhỏ nhất.
Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết.
Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.
Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.
Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Người Đức với nên tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào. 
Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch


Bài 3: 

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.
Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Một bệnh nhi ung thư mắt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Một bệnh nhi ung thư mắt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
TIN LIÊN QUAN

Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1983) là con trai lớn của ông Nguyễn Hòa Bình, năm 2001 tốt nghiệp PTTH, Nguyễn Tuấn Anh học tiếp 1 năm ngành CNTT tại Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2002) sau đó được bố thu xếp cho 1 suất du học tại Anh Quốc. Năm 2006 tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn, Anh Quốc, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục được đài thọ suất học thạc sĩ tại Đại học Nottingham rồi về nước lập gia đình cùng Hoàng Minh Thủy và bắt đầu cùng bố Nguyễn Hòa Bình xây dựng sự nghiệp kinh tế ở quê nhà Quảng Ngãi.
Nguyễn Tuấn Anh trong thời gian du học tại Anh Quốc

Điểm rơi thuận lợi của Nguyễn Tuấn Anh là cùng thời gian bắt đầu khởi nghiệp, bố Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (tháng 5/2008), cũng như Vũ Chí Hùng con rể PTT Nguyễn Xuân Phúc, chỉ với hai bàn tay trắng và “vốn” chính trị của bố Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Tuấn Anh lập tức mở hàng loạt các công ty đầu tư tại tỉnh nhà Quảng Ngãi, thế là “tự nhiên” hàng loạt các dự án lớn rơi vào tay gia đình ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình. Điểm lợi hại của cha con ông Nguyễn Hòa Bình là không trực tiếp đứng tên doanh nghiệp nào, mà tất cả được quản lý bởi những người thân tín bên gia đình sui gia – ông họa sĩ Hoàng Đăng Định (bố ruột Hoàng Minh Thủy - vợ Nguyễn Tuấn Anh). 

Ông Hoàng Đăng Định, sinh năm 1953 tại Đồ Sơn, Hải Phòng vốn là một họa sĩ tương đối nổi tiếng với nghệ danh Hoàng Định, suốt ngày chỉ viết vẽ nhưng bị Nguyễn Tuấn Anh cho đứng tên thay nhiều doanh nghiệp, sau bài mở đầu về ông sui gia Nguyễn Hòa Bình trên CDQL, cả hai vợ chồng đang nhấp nha nhấp nhổm, tâm sự với bạn bè không thể tập trung vẽ được nữa…
Giấy đăng ký kết hôn của Nguyễn Tuấn Anh, con trai Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và Hoàng Minh Thủy, con gái họa sỹ Hoàng Đăng Định
Sổ hộ khẩu gia đình ông Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng
Hoàng Minh Thủy, con dâu Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình là con gái lớn của họa sĩ Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng
 Khó có thể tưởng tượng, chỉ trong 3 năm (2009-2012), vừa du học về, chỉ với hai bàn tay trắng, doanh nhân trẻ Nguyễn Tuấn Anh ở độ tuổi chưa tới 30 lại có thể mở tới 8 doanh nghiệp với số vốn nhiều tỷ đồng, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại Quảng Ngãi, nơi ông bố Nguyễn Hòa Bình làm Phó bí thư; 2 doanh nghiệp tại Đà Nẵng và 1 doanh nghiệp tại TP. HCM. Hầu hết các công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản: 

(1) Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAI): Thành lập ngày 5/8/2009 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ:2,5 tỷ đồng;

(2) Công ty CP Thiên Ấn Holding (TAH): Thành lập ngày 12/4/2010 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng;

(3) Công ty CP Đầu tư TAG (TAG): Thành lập ngày 25/4/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ:7,2 tỷ đồng;

(4) Công ty TNHH 1TV BĐS Thiên Bút (TBP): Thành lập ngày 29/4/2011 tại Quảng Ngãi.Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng;

(5) Công ty TNHH 1TV Tài nguyên Thiên Ấn (TAR): Thành lập ngày 6/6/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 1 tỷ đồng;

(6) Công ty CP Thiên Ấn Land (TAL): Thành lập ngày 18/11/2011 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 41 tỷ đồng;

(7) Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (MPIC): Thành lập ngày 11/1/2012 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng;

(8) Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Quốc gia (NHO): Thành lập ngày 6/9/2012 tại Tp.HCM. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng.

    Trong phạm vi bài phóng sự, chúng ta hãy bắt đầu xem các thông tin cụ thể về 8 doanh nghiệp do ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh mượn tay gia đình bên vợ thành lập như sau:

1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI)

Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (Thien An Invest JSC - TAI) được thành lập ngày 5/8/2009 với GPKD mang số 4300474865 cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi với vốn điều lệ khiêm tốn là 2,5 tỷ đồng. Địa chỉ doanh nghiệp: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp này do bố mẹ vợ của Nguyễn Tuấn Anh là ông họa sĩ Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng đứng tên sáng lập.
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 4)
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 5)
2- Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) 

Công ty CP Thiên Ấn Holding (TAH JSC) được thành lập ngày 12/4/2010 theo giấy chứng nhận đầu tư số 341032000072 tại UBND Tỉnh Quảng Ngãi với vốn pháp định 6 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng được giao cho mẹ vợ Nguyễn Tuấn Anh là bà Nguyễn Thị Hằng đứng tên sáng lập. Trụ sở tại số 67 Lê Thánh Tôn, phường Nghĩa Chánh, Quảng Ngãi.
Giấy chứng nhận đầu tư TAH (trang 1)
Giấy chứng nhận đầu tư TAH (trang 2)
3- Công ty Cổ phần Đầu tư TAG (TAG)

Công ty Cổ phần Đầu tư TAG (TAG Investment JSC) được thành lập ngày 25/4/2011 theo GPKD số 4300594104 cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi). Trụ sở tại: Đường Đinh Tiên Hoàng, Tổ 14, Phường Nghĩa Chánh, Tp. Quảng Ngãi sau đó được dời về 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cùng địa chỉ với TAI). Vốn điều lệ:7,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp này do chính con dâu ông Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy(vợ Nguyễn Tuấn Anh) làm đại diện pháp luật.
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 3)
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 4)
4- Công ty TNHH Một Thành viên Bất động sản Thiên Bút (TBP)

Công ty TNHH 1TV BĐS Thiên Bút (TBP Co.LTD) được thành lập ngày 29/4/2011 theo GPKD số 4300594707, cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG). Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng. Chủ sở hữu là Công ty TAG của Nguyễn Tuấn Anh.
Giấy phép kinh doanh TBP, cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TBP, cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG (trang 2)
5- Công ty Cổ phần Thiên Ấn Land (TAL)

Công ty CP Thiên Ấn Land (TAL JSC) được thành lập ngày 18/11/2011 theo GPKD số 0401456343, cấp tại Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng. Địa chỉ: 42 Trần Văn Dư, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 41 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng do sui gia của ông Nguyễn Hòa Bình là họa sỹ Hoàng Đăng Định đại diện công ty TNHH Hoàng Anh I  và Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAH) đứng tên sáng lập với 90% cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 3)
6- Công ty TNHH Một thành viên Tài Nguyên Thiên Ấn (TAR)

Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục mở doanh nghiệp khai thác tài nguyên quê nhà Quảng Ngãi: Công ty TNHH 1TV Tài nguyên Thiên Ấn (TAR Co.LTD) vào ngày 6/6/2011 theo GPKD số 4300598123, cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: Địa chỉ: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cũng lại cùng địa chỉ với các công ty khác) với vốn điều lệ: 1 tỷ đồng và cùng chủ sở hữu là công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAG).
Giấy phép kinh doanh TAR, công ty này cũng cùng nằm chung 1 địa chỉ với nhóm công ty TAI, TAG... của Nguyễn Tuấn Anh (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAR, công ty này cũng cùng nằm chung 1 địa chỉ với nhóm công ty TAI, TAG... của Nguyễn Tuấn Anh (trang 3)
7- Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (PMIC)

Ngày 11/1/2012, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục mở thêm doanh nghiệp xây dựng tại Đà Nẵng: Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (MPIC) với GPKD số 0401471165, cấp tại Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng. Địa chỉ: 76-78 Bạch Đằng, Phường Hải Châu 1, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng. Trong đó, TAG của Nguyễn Tuấn Anh và đối tác NIBC (Hàn Quốc) là những cổ đông lớn nhất chiếm 59% cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 3)
8- Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Gia (NHO) 

Nguyễn Tuấn Anh cùng đối tác NIBC (Hàn Quốc) thành lập công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Quốc gia (NHO JSC) ngày 6/9/2012 theo GPKD số 0311956912, cấp tại Sở KH&ĐT Tp.HCM. Địa chỉ: 307/6 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 20 tỷđồng (công ty TAG chiếm 69% cổ phần). Doanh nghiệp này Nguyễn Tuấn Anh để thư ký của mình là Trần Thị Dịu Hòa làm đại diện pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 3)
Như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh đang sở hữu 8 doanh nghiệp trong nước, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại địa phương Quảng Ngãi, các doanh nghiệp này kinh doanh những gì? Các dự án khởi đầu chỉ bằng “vốn chính trị” mà không cần tiền của ông Nguyễn Hòa Bình được triển khai tại Quảng Ngãi ra sao? Gia đình ông đã kiếm được bao nhiêu từ các dự án này? Mời độc giả đón xem trong các phóng sự tới. 

Nguồn: Thanh tra Nhân dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét