Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

đảng giáo (!)

                                            Tôi viết ra để biết tôi hiểu gì?
Đức Phật có một hiện thân cực kỳ đẹp đẽ, toàn thân Ngài toát ra một năng lượng bao la của vũ trụ về lòng nhân từ và khoan dung. Nhìn vào đó, ta như rửa sạch những vết bẩn của tâm hồn. Khi Phật Tổ đưa tay lên, chúng đệ tử của Ngài tưởng đâu là Ngài lại thi triển một phép thần thông, bàn tay của Phật Tổ rất đẹp. Ngài hỏi: Các người thấy tay ta thế nào? Không để bị mắc lỡm như mọi lần trước vì những câu hỏi Thiền của Ngài, chúng đệ tử hết nhìn vào bàn tay, cánh tay và những ngón tay. 5 phút lặng phắc, không ai trả lời, họ chưa nhận được ý.
  Hình của Họa sỹ <Patrice Murciano> sinh năm 1969 tại Belfort (Pháp)
Ngài mỉm cười, ta đùa, đừng nhìn vào tay ta, hãy nhìn vào ngón tay ta. Ngón tay, mũm mĩm, ngón trở hơi cong lại, ngón trở hơi khép vào lòng bàn tay, ba ngón còn lại hơi cong khum lại. CaDiếp, nhị đại đệ tử thốt lên: Mặt trăng!!!

Khi Anan, đại đệ tử thưa với Phật Tổ, xin hãy cho chúng con chép truyền kinh những lời dạy của Phật để phổ biến cho chúng sinh, dẫn độ họ thoát khỏi những u mê chấp ngộ, ngõ hầu giúp cho người đời thoát khỏi bể đời đau khổ. Ngài bảo, lời nói là hình tướng, khi vẫn còn chấp nhặt nó thì vẫn còn chưa thể ngộ ra sự giải thoát. Khi nào nhìn ngón tay mà thấy được mặt trăng trên cao đó, thoát khỏi ngón tay của Phật để tự mình nhìn thấy, tắm mình trong ánh sáng của Mặt trăng kia, thì đó mới là đạt được bến bờ giác ngộ.
Nhưng thôi được rồi, dân chúng còn nhiều kẻ mê chấp, có thể đọc được những lời dạy này thì tâm trí cũng có thể khai hóa ít nhiều, gỡ bỏ được chút ít nào đó trong lòng chúng sinh thì cũng xem như là một chút công quả. Thế là tôn giáo Phật ra đời.

Đạo sư OSHO, một người tự cho là mình đã giác ngộ Phật chứng năm 14 tuổi,đã nói: ta không phải là một tín đồ tôn giáo, ta phủ nhận mọi tôn giáo và chỉ công nhân tính tôn giáo. Tính tôn giáo là Phật tính, Jesu tính, Mohoumet tính, Thượng Đế tính ... Khi trở thành một tôn giáo, nó đã lệ thuộc vào hệ thống trật tự thứ bậc của các thầy tu và hàng trăm ngàn lời Kinh kệ, người ta nuốt vào bụng từng từ lời lẽ cao siêu của Phật Tổ, và không ai chịu ngồi để tự suy ngẫm như Đức Phật đã tự làm. Tại sao Ngài thành Phật?

Phật Tổ trước khi thành Phật ngài là một hoàng tử, có vợ đẹp, có con trai, hưởng thụ cuộc sống xa hoa không thiếu một thứ gì... và rồi, Ngài bỏ nhà ra đi, tìm chân lý đích thực của cuộc sống, trả lời câu hỏi: Ta sinh ra để làm gì? Và tại sao nhân gian lại tràn ngập những khổ đau. Từ khi bỏ nhà ra đi, Ngài đã theo học hàng trăm hệ phái, tu tập Yoga khổ hạnh, luyện công hành xác ... có thể nhịn ăn nhịn uống hàng tháng trời, có thể đi lại trên mặt nước, bước qua lửa mà không hề hấn gì... nhưng vẫn không đạt được những gì mình muốn tìm. Và thế rồi, Ngài quyết định, ngồi tĩnh lặng để xem bên trong con người mình có gì? Một đặc điểm của Phật so với các giáo phái khác, là ông Phật, Ngài xuất thân GIÀU CÓ, và để đạt được THƯỢNG ĐẾ tính, đạo Phật chủ trương từ bỏ, từ bi hỷ xả.

Tất cả, tất cả mọi tổ sư môn phái võ học, khi trở thành tông sư một phái, họ trải qua hầu như mọi điều, mọi sách vở, mọi trải nghiệm rồi mới rút ra được một kết luận cho phương pháp của mình, nhưng hầu như, khi đệ tử học theo những phương pháp đó, thì hầu như không thể phát huy. Tổ sư Hiệp khí đạo, trước khi lập ra môn phái đó, ông đã là một cao thủ Karate, Judo, Nhu thuật... và hàng trăm những học hỏi võ thuật khác, từ Lý Tiểu Long khi lập ra Triệt quyền đạo đã là cao thủ của Vịnh Xuân quyền, Kick Boxing và vô vàn hệ phái khác mà ông đã tu tập... Những ví dụ như thế là vô vàn. Ông Hồ có nói: Nho-Lão-Phật, Jesu, Mao... đều có những điều hay mà có thể học hỏi và hấp thu và từ đó hình thành nên một học thuyết Hồ, nhưng có vẻ học thuyết này không thuyết phục được những đệ tử của mình nên họ đã thoát ly để mượn đến một chủ thuyết khác, do một ông lông dài râu rậm đã bị kéo đổ tượng ở quê hương ông. Họ đã dựng lên một bức tượng thờ và buộc 3 triệu người phải tin ngưỡng, sùng bái đó và đưa vào chương trình GIÁO DỤC từ phổ thông đến tiến sỹ cho 90 triệu dân. Tôn giáo này có tốt cho dân tộc??? thì phải hỏi những người có đảng tính.
Đã có 3 người xin ra Đảng, trong đó 1 người không được đàng hoàng đi ra mà bị tuyên bố khai trừ. Lê Thăng Long thì xin vào Đảng, và tự tin trong vòng 8 tháng sẽ giúp cho đảng trưởng xây dựng mô hình cải tổ đi đến thành công. Mình cũng muốn xin vào đảng, để xem giáo lý của cánh tay có gì để người ta có thể nhìn thấy trên Mặt Trăng, có lẻ đó là cộng sản tính. Trong khi Phật tính chủ trương từ bỏ, thì cộng sản tính lại chủ trương nhận vào, và có lẻ đó, nên đảng trưởng hiểu sai ý của AnanCadiếp khi họ cố giành lấy bát vàng của Tam Tạng.

Và cũng đảng trưởng khi nói rằng hết thế kỷ này không biết có chủ nghĩa thiên đường ở VN hay chưa, tức có nghĩa là nhìn theo hướng chỉ tay, không thấy cũng không thấy cộng sản tính để người ta tắm mình trong ánh sáng giác ngộ của thiên đường xã hội chủ. Đạo lý của đảng này thật là khó hiểu.


Trong góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam về sửa đổi Hiến pháp 199 đã nói. Khi đặt đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhà nước, nền tảng cương lĩnh là chủ nghĩa Ma~Le là vô thần. Khi những nền tảng đạo đức bị lung lay (trong thức ăn, trong học hành, trong việc chống tham, trong bạo lực hoành hoành...) thì lấy gì để củng cố niềm tin sống (vào xã hội, vào đồng loại, vào xung quanh, vào câu hỏi ta sinh ra đời để tham nhũng, để vơ vét hưởng thụ, để được ăn trên ngồi trước, hay để làm gì). Vô thần, là chủ thuyết lãnh đạo xã hội, vậy thì cũng nên xóa bỏ các tôn giáo, chỉ giữ lại tính tôn giáo.
Khi là một tôn giáo, nó phát sinh hệ thống tăng lữ với thứ bậc, cấp bậc, cơ sở hạ tầng, giáo lý, giáo đoàn. Và nó có thể đi xa rời với tôn chỉ mục đích tôn giáo tính của những người sáng lập. Nhiều triều đại trong lịch sử đã nương nhờ thế lực tôn giáo (có thể để mị dân) để quản lý và lãnh đạo Nhà nước. Từ thời Lý-Trần ở Việt Nam, đến các đời vua nước lạ, đến châu Âu xa xôi khi nhà vua Constantine xin gia nhập Thiên Chúa giáo, chịu nép mình dưới Chúa để đạt mục đích cầm quyền.

Ra đảng thì bị khai trừ, ra đạo thì bị rút phép thông công. Vào đảng, phải qua lớp bồi dưỡng cảm tình đảng 2 ngày, vào Thiên chúa (hay Tin lành) phải học giáo lý (3-6 tháng?), kiểm tra đạt mới kết nạp. Vào đạo thì không vụ lợi (người ngoài lấy vợ đạo chẳng hạn?), nhưng vào đảng thì có vụ lợi hay không? thì phải hỏi những người đang sắp kết nạp và đảng!
Nguồn: Tổng điều tra dân số 01/4/2009, Biểu 7

Tôi cũng đang muốn vào đảng, để hiểu xem quá trình của một đảng viên từ lúc kết nạp đến lúc làm thủ tướng (đảng giao gì tôi làm nấy), tôi có thoát được khỏi những cám dỗ tiền tài vật chất, được dạy không ở nhà cao cửa rộng, không ăn uống xa hoa, cam kết không hưởng thụ. Vào đảng để tìm đáp án trả lời câu hỏi: đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người hay Ta sinh ra đời để theo tôn giáo vụ lợi cho cá nhân!

                                                                                  Thích Nhất Huy, Saigoong Q7 ngày 02/01/2014

BÀI LIÊN QUAN:

>>> Thượng Đế tính, vòng Luân hồi và chu kỳ hướng  TÂM

1 nhận xét:

  1. Bài viết trên không sai, nhưng có thể viết thành Cộng sản giáo để rõ ý hơn là đảng giáo, nó sẽ rõ ý hơn về Cộng sản tính, lột trần bộ mặt thật đằng sau những giáo điều!

    Đảng phái chính trị (thường gọi tắt là đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_ph%C3%A1i_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B)

    Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục[1]. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

    Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

    Trả lờiXóa