1. Thuế đất ở đô thị: Tam Kỳ lên đô thị loại 3, thuế nâng cao hơn chút nữa. Sắp đến lên đô thị loại 2, chắc thuế lại tăng nữa, vậy đề nghị các bác khoan nâng cấp đô thị đã nhé. Nhà này là 5tr do nhiều đất hơn so với các nhà khác. Nhưng người ta chỉ ở thôi, vậy xu hướng này khuyến khích bán đất chia nhỏ ra sao.
2. Thuế xe máy: Còn đây là anh Đinh La Thăng tận thu xe máy, bao nhiêu % số tiền thu được này dùng để trả tiền máy bay cho những thằng nghị gật, hoặc thằng nghị ngu như Hoàng Hữu Phước, bao nhiêu sẽ trả cho Vinasshin, Vinaline, và boxit Tây Nguyên, bao nhiêu sẽ cho Dương Chí Dũng.
3. Thuế ôtô: Còn dưới đây là phí đường bộ cho xe ôtô, xe con 5 chỗ ngồi này mới mua, bị đánh thuế đến 5 triệu cho 18 tháng sử dụng. Xe mới và xe cũ khác gì nhau trong phí đường bộ??? Rồi qua Trạm Hòa Phước phải đóng 15 ngàn/lượt, qua trạm Tam Xuân đóng 10 ngàn/ lượt nữa.
4. Còn đây là một biểu thu Trường tư Tiểu học đầu năm học tại Hà Nội, Không liên quan đến mình nhưng nó cũng liên quan đến xã hội khi con cái không thể học trường công. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=443790615767541&set=a.344351449044792.1073741842.100004098185109&type=1&theater
Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí
http://thanhhoa.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv29XJzMDTxdg3wdzd0tjQx8zfQLsh0VATgWHxU!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/thanhhoa/site/news/cucthue/tin+bai+nam+2013/60f7c0e6-b0d8-4594-a2bd-3380b4dffd42
Ngày 19/09/2013
Báo
cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế - phí
trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.
Ủy
ban Kinh tế Quốc hội ngày 4/9 công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 dài
hơn 300 trang với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu". Đây
là lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội xuất bản một ấn phẩm quy mô
như vậy nhằm cung cấp một bức tranh chi tiết về sức khỏe nền kinh tế
Việt Nam.
Theo báo cáo, kinh
tế đất nước đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất kể từ khi bắt
đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế liên
tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004-2007, xuống còn xấp
xỉ 6% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát liên tục ở
mức cao, thâm hụt thương mại trầm trọng, đặc biệt thâm hụt ngân sách
cao và nợ công tăng nhanh.
Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, nợ
công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP
vào cuối năm 2010.
Trong
khi nhu cầu chi tiếp tục gia tăng thì nguồn thu ngân sách có nhiều dấu
hiệu bất ổn, và quá lệ thuộc vào thuế, phí. Báo cáo của Ủy ban chỉ ra
rằng, tỷ lệ thuế
và phí ở Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực vậy mà nguồn thu đang có dấu
hiệu kém bền vững này lại được sử dụng chưa hợp lý.
Nước
|
Thuế phí / GDP
|
Ấn Độ
|
7,8%
|
Indonesia
|
12,1%
|
Malaysia
|
15,5%
|
Philippines
|
13%
|
Thái Lan
|
15,5%
|
Trung Quốc
|
17,3%
|
Việt Nam
|
21,6%
|
Dựa trên các số liệu từ Bộ Tài chính, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế nhận thấy
thu
ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 khá ổn định, khoảng 29%
GDP. Trong đó thu từ thuế - phí là 26,3%, trong đó thu từ dầu thô đang
có xu hướng giảm. Nếu loại trừ nguồn này, tỷ lệ thuế - phí so với GDP là
21,6%.
“Mức
này rất cao so các nước khác trong khu vực”, báo cáo nhận định. Cùng
với những thiệt thòi do lạm phát, Ủy ban Kinh tế cho rằng người Việt
đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao từ 1,4 đến 3 lần so với những
nước láng giềng.
Xét
riêng về thuế thu nhập, các chuyên gia nhận thấy, Việt Nam có các thang
bậc thuế suất khá tương đồng so với các nước trong khu vực, song khoảng
thu nhập chịu các thang thuế suất tương ứng lại thấp, nên tính chung số
thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mức thu nhập phải chịu
thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thì ở Thái Lan
là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm. Tương tự
với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi
doanh nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Đó là
chưa kể đến các khoản thuế cao đánh vào tiêu dùng thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế nhập khẩu) cũng như các khoản chi phí không chính thức khác.
Theo
báo cáo, do thuế phí cao, khả năng tích lũy, đầu tư phát triển và nâng
cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân đã bị hạn chế đáng kể. Nó
cũng khuyến khích các hành vi gian lận về thuế như chuyển giá tại các
doanh nghiệp FDI. Theo đó khu vực này chiếm khoảng 20% GDP nhưng chỉ
đóng góp trên dưới 10% thu ngân sách.
Một hệ quả khác là nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên kém bền vững.
Việt Nam hiện có 3 nguồn thu chính vào ngân sách là thuế giá trị gia
tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt.
Do kinh tế khó khăn, nguồn thu từ thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng
giảm từ 36% (2006 - 2008) xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011,
làm gia tăng sự phụ thuộc vào 2 nguồn còn lại (tăng từ 10% năm 2006 lên
14,5% năm 2010). Điều này hoàn toàn không có lợi khi Việt Nam đang phải
gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan nêu trên trong những năm tới theo cam
kết WTO.
Một
nguồn thu khác cũng được báo cáo đề cập là từ bán nhà thuộc sở hữu nhà
nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Tuy nhiên, về bản chất, việc làm này
cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ
của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng,
tức là anh ta đã nghèo đi”, nhóm nghiên cứu so sánh.
Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn.
|
Đứng
trước thực tế này, báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân
chính gây áp lực lên ngân sách chính là do áp lực chi tiêu công quá lớn
trong thời gian dài. Quy mô chi tiêu tối ưu được các chuyên gia khuyến
cáo đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP.
Số liệu so sánh quốc tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hong
Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore và Ấn Độ đều có mức
chi tiêu trong khoảng 15-18% GDP. Trong khi đó, từ nhiều năm qua, chi
tiêu của Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, ở mức
hơn 30% GDP. Con số này thậm chí còn cao hơn cả giai đoạn cuối thời kỳ
kinh tế kế hoạch hóa (22% vào năm 1990).
Lo
ngại hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tổng chi tiêu hiện tại,
chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đầu tư phát triển
lại có xu hướng giảm (từ 36,8% năm 2003 xuống còn 24,6% trong năm 2011).
“Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy
công quyền”, báo cáo nhận định.
Về
giải pháp, các chuyên gia của Ủy ban Kinh tế đề xuất đặt mục tiêu chính
của cải cách tài khóa là điều chỉnh chi tiêu công, hệ thống thuế nhằm
hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, trước
tiên, hạch toán ngân sách phải được thực hiện minh bạch theo chuẩn quốc
tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh, loại các
khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản khỏi thước đo thâm hụt.
Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như
chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về
thâm hụt nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa
tương lai.
Bên
cạnh đó, báo cáo cũng khuyến cáo cơ quan quản lý sớm giảm được chi tiêu
công và thu hẹp vai trò của Nhà nước. Việc cắt giảm phải dựa trên việc
đánh giá sàng lọc, có thứ tự ưu tiên… Đối với doanh nghiệp Nhà nước -
vốn tiêu tốn nhiều chi phí, cũng cần có sự tách bạch giữa mục đích công
ích thuần túy với những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận.
Cuối
cùng, hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn
thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải
được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ
thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá
cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc
trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần
được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều
chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích
tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập
khẩu.
Nhật Minh
Theo kinhdoanh.vnexpress.net
Theo kinhdoanh.vnexpress.net
BÀI ĐỌC THÊM:
>> Những ý nghĩ quanh co
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét